Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 38 (Kết nối tri thức): Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 38.

1 6948 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật

III. KẾT QUẢ

Giải KHTN 7 trang 157

Câu hỏi trang 157 Khoa học tự nhiên 7:

1. Ghi kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật vào bảng theo mẫu sau:

Bảng 38.1

Tên cây trồng

Ngày

Chiều cao cây (cm)

Số lá

Kích thước lá (cm2)

?

1

?

?

?

2

?

?

?

3

?

?

?

4

?

?

?

5

?

?

?

Bảng 38.2

Tên động vật

Các giai đoạn phát triển

Đặc điểm về kích thước,

hình thái cơ thể ở các giai đoạn

?

?

?

?

?

?

?

?

?

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

Trả lời:

1.

- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước đã được hướng dẫn trong SGK để hoàn thành bảng ghi kết quả 38.1. Tùy từng giống cây trồng và điều kiện chăm sóc được lựa chọn sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng (tham khảo):

Bảng 38.1

Tên cây trồng

Ngày

Chiều cao cây (cm)

Số lá

Kích thước lá (cm2)

Cây đậu tương

1

Hạt bắt đầu nảy mầm, xuất hiện rễ.

0

0

2

Xuất hiện thân mầm, lá mầm

0

0

3

1 cm

0

0

4

1,3 cm

0

0

5

2,1 cm

0

0

6

3,3 cm

0

0

7

4,6 cm

2

2 cm2

- Kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật:

Tài liệu VietJack

Bảng 38.2

Tên động vật

Các giai đoạn phát triển

Đặc điểm về kích thước,

hình thái cơ thể ở các giai đoạn

Bướm

Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng (sâu bướm) → Nhộng → Bướm trưởng thành

- Giai đoạn trứng: Bướm cái đặt trứng của chúng lên cây trồng (lá hoặc thân cây). Trứng bướm dính rất chặt với nơi được đặt, giữ chúng không bị rơi xuống đất. Trong giai đoạn trứng, hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển, phân hóa các cơ quan để tạo thành ấu trùng non.

- Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Khi những điều kiện trong trứng đáp ứng được giai đoạn tiếp theo, ấu trùng sẽ phá bỏ lớp vỏ và chui ra. Ở hình thái sâu bướm, chúng ăn liên tục và phải trải qua nhiều lần lột xác để đạt được hình thái nhộng. Mỗi lần lột xác, con sâu bướm trở nên to hơn.

- Giai đoạn nhộng: Sâu non được bao bọc trong 1 lớp kén. Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển đổi bên trong xảy ra mạnh mẽ nhất. Con nhộng không ăn trong thời gian này, cũng không thể di chuyển được.

- Giai đoạn bướm trưởng thành: Bướm có 2 đôi cánh lớn, sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa. Bướm trưởng thành bắt đầu bay tìm kiếm bạn tình. Những con cái đực đẻ trứng đẻ trứng trên các cây kí chủ thích hợp, vòng đời của bướm tiếp tục được tiếp diễn.

Trứng → Gà mới nở → Gà con → Gà trưởng thành

- Giai đoạn trứng: Trứng gà có hình bầu dục hơi tròn. Trong trứng, hợp tử sinh trưởng phát triển và phân hóa các cơ quan để thành gà non.

- Giai đoạn gà mới nở: Gà bé, cánh nhỏ chưa có lông cánh, chưa có lông đuôi toàn cơ thể chỉ có lông tơ màu vàng.

- Giai đoạn gà con: Gà con sinh trưởng lớn dần, bắt đầu mọc lông cánh, lông đuôi.

- Giai đoạn gà trưởng thành: Gà đạt kích thước tối đa tùy từng giống, gà trống mọc mào, gà mái có khả năng đẻ trứng, gà bắt đầu có khả năng sinh sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật:

- Cả động vật và thực vật đều có khả năng sinh trưởng và phát triển.

+ Sự sinh trưởng được biểu hiện thông qua sự tăng kích thước và khối lượng của cơ thể. Ví dụ: Ở cây đậu tương, sự tăng chiều dài thân là một biểu hiện của sinh trưởng còn ở gà, sự tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn là mọt biểu hiện của sinh trưởng.

+ Sự phát triển được biểu hiện bằng sự phân hóa phát sinh các cơ quan mới hoặc các chức năng mới của cơ thể. Ví dụ: Ở cây đậu tương, sự ra rễ, ra thân, ra lá là biểu hiện của phát triển còn ở gà, sự phát sinh các cơ quan ở giai đoạn trứng hay sự phát sinh mào của gà trống là biểu hiện của phát triển.

- Sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật là khác nhau về nhiều mặt như tốc độ, biểu hiện các giai đoạn,…

Câu hỏi 1 trang 157 Khoa học tự nhiên 7Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.

Trả lời:

Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát:

- Sau khi gieo hạt xuống đất ẩm, khi đã hút no nước, hạt sưng lên và nứt vỏ tạo thành một chiếc rễ trắng cắm xuống đất. Sau đó, một chiếc thân mầm mà xanh nhạt bắt được được hình thành, trên thân mầm có 2 chiếc lá mầm dày. Thân mầm cao lên nhanh chóng sau mỗi ngày.

- Từ đỉnh của thân mầm giữa 2 lá mầm, xuất hiện 2 chiếc lá thật. Hai chiếc lá thật to dần lên và màu sắc cũng đậm dần lên mỗi ngày. Khi hai chiếc lá thật xòe rộng thì hai chiếc lá mầm teo đi và rụng xuống.

Câu hỏi 2 trang 157 Khoa học tự nhiên 7: So sánh sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát.

Trả lời:

Loài bướm

Loài gà

- Con non trải qua nhiều giai đoạn trung gian và lột xác nhiều lần để trở thành con trưởng thành.

- Con non không phải trải qua lột xác để trở thành con trưởng thành.

- Con non có cấu tạo và hình thái khác hẳn con trưởng thành.

- Con non và con trưởng thành có cấu tạo và hình thái như nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 37: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 42: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất

1 6948 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: