Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 40 (Kết nối tri thức): Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 40.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
A/ Câu hỏi mở đầu
Trả lời:
- Khái niệm sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn phát sinh giao tử đực và giao tử cái → Giai đoạn thụ tinh (Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử) → Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hợp tử (Hợp tử sinh trưởng và phát triển để hình thành nên cơ thể mới).
B/ Câu hỏi giữa bài
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH
Trả lời:
Các loài có hình thức sinh sản hữu tính là: cây mướp, cây nhãn, cây hoa hồng, con chó, con gà, con trâu, con heo,…
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cơ quan sinh sản
Trả lời:
- Mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính: Hoa lưỡng tính có các bộ phận chính là đế hoa; lá đài; tràng hoa (cánh hoa); bộ nhị gồm đầu bao phấn và chỉ nhị; bộ nhụy gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.
- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
Hoa lưỡng tính |
Hoa đơn tính |
- Có cả nhị (tạo ra giao tử đực) và nhụy (tạo ra giao tử cái) trên một bông hoa. |
- Một bông hoa chỉ mang nhị (tạo ra giao tử đực) hoặc mang nhụy (tạo ra giao tử cái). |
Câu hỏi 2 trang 165 Khoa học tự nhiên 7: Phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong Hình 40.2.
Trả lời:
Trong hình 40.2:
- Hoa cải, hoa bưởi, hoa khoai tây, hoa táo tây đều là hoa lưỡng tính vì trên mỗi một bông hoa có đủ cả nhị và nhụy.
- Hoa liễu, hoa dưa chuột đều là hoa đơn tính vì trên mỗi một bông hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
Trả lời:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Các giao tử đục được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.
+ Thụ phấn: Hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc tác động của con người.
+ Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
+ Quá trình thụ phấn: Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy giúp cho hạt phấn được tiếp xúc với đầu nhụy.
+ Quá trình thụ tinh: Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực (nằm trong hạt phấn) và nhân của giao tử cái (noãn cầu) để tạo thành hợp tử.
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt:
+ Quá trình thụ tinh quyết định sự hình thành hạt. Nếu không có quá trình thụ tinh thì hạt sẽ không được hình thành.
+ Quá trình thụ tinh quyết định sự hình thành quả. Nếu không có quá trình thụ tinh, quả có thể vẫn được hình thành nhưng là dạng quả không hạt.
Trả lời:
- Hạt do noãn được thụ tinh phát triển thành. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt.
+ Quả không hạt là quả được hình thành không qua thụ tinh hoặc quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Trả lời:
Sinh sản hữu tính ở gà và thỏ gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: giai đoạn hình thành giao tử → giai đoạn thụ tinh → giai đoạn phát triển phôi thành cơ thể mới.
- Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
- Thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh có thể diễn ra bên ngoài cơ thể con cái như ở cá, chép, ếch,… nhưng cũng có thể diễn ra bên trong cơ thể con cái như ở các loài thuộc lớp Chim, Thú (trong đó có con người).
- Phát triển phôi: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với loài đẻ trứng) hoặc ở bên trong cơ thể mẹ (đối với loài đẻ con).
Trả lời:
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non. |
- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non. |
- Cơ thể con chỉ nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ → Các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ. |
- Cơ thể con nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ và cơ thể bố → Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ. |
- Các cơ thể con thích nghi với điều kiện sống ổn định, ít thay đổi. |
- Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền. |
Trả lời:
Ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác: Trong hình thức mang thai và sinh con, hợp tử được phát triển trong cơ thể mẹ nên con non có được điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn: được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục thay vì lượng chất dinh dưỡng hạn chế trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thích hợp hơn,… Nhờ đó, hình thức mang thai và sinh con sẽ giúp con non có tỉ lệ sống sót cao hơn.
IV. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
Trả lời:
- Vai trò của sinh sản hữu tính ở sinh vật:
+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa của loài.
- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
- Ví dụ:
+ Ở thực vật: Giống lúa DT10 có tiềm năng năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo để tạo ra giống lúa DT17 phối hợp được những ưu điểm của hai giống lúa nói trên.
+ Ở động vật: Thực hiện lai giữa vịt Anh đào và vịt Cỏ tạo ra được vịt Bạch tuyết lớn hơn vịt Cỏ, biết mò kiếm mồi, lông dùng để chế biến len.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 37: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức