Đề cương ôn tập Hóa học 10 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Hóa học 10 Học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Hóa học 10 Học kì 1.

1 194 26/03/2024


Đề cương ôn tập Hóa học 10 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Ôn tập phần trắc nghiệm

Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:

A. Electron, proton và neutron
B. Electron và neutron
C. Proton và neutron
D. Electron và proton

Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. Electron, proton và neutron
B. Electron và neutron
C. Proton và neutron
D. Electron và proton

Câu 3. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

A. Electron.
B. Proton.
C. Neutron.
D. Neutron và electron.

Câu 4. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

A. Proton.
B. Neutron.
C. Electron.
D. Neutron và electron.

Câu 5. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên

A. Số hạt proton = Số hạt neutron
B. Số hạt electron = Số hạt neutron
C. Số hạt electron = Số hạt proton
D. Số hạt proton = Số hạt electron = Số hạt neutron

Câu 6. Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số thứ tự của nguyên tố (Z ) theo công thức:

A. A = Z – N
B. N = A – Z
C. A = N – Z
D. Z = N + A

Câu 7. Điện tích của hạt nhân do hạt nào quyết định ?

A. Hạt proton.
B. Hạt electron.
C. Hạt neutron.
D. Hạt proton và electron.

Câu 8. Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết:

A. Số khối của nguyên tử.
B. Số electron, số proton trong nguyên tử.
C. Khối lượng nguyên tử.
D. Số neutron trong nguyên tử.

Câu 9. Chọn phát biểu đúng:

A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.
B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân.
C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n.
D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt.

Câu 10. Biểu thức nào sau đây không đúng?

A. A = Z + N.
B. E = P.
B. Z = A - N.
D. Z = E = N.

Câu 11. Vào năm 1987, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không?

A. Tôm-xơn (J.J. Thomson)
B. Rơ-dơ-pho (E. Rutherford)
C. Chat-uých (J. Chadwick)
D. Niu-tơn (Newton)

Câu 12. Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào say đây?

A. Mendeleep.
B. Chatwick.
C. Rutherfor.
D. Thomson.

Câu 13. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào ?

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.
C. Nguyên tử được cấu tạo bởi các điện tử mang điện tích âm.
D. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.

Câu 14. Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng:

A. 12 khối lượng nguyên tử C.
B. 1,6605.10-27kg.
C. 1,6605.10-25kg.
D. 1,6605.10-25g.

Câu 15. Giá trị điện tích 1- và khối lượng 0,0059 amu là của hạt nào dưới đây trong nguyên tử?

A. Electron.
B. Neutron.
C. Proton.
D. Ion.

Câu 16. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. Electron.
B.Electron và neutron.
C. Proton và neuton.
D.Proton và electron.

Câu 17. Nguyên tử Gold có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Gold là

A. + 79
B. - 79
C. 84
D.-84

Câu 18. Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử...hay các hệ vi mô khác, người ta không dùng các đơn vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km... mà thường dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay angstron (Å). Cách đổi đơn vị đúng là:

A. 1nm= 10–10m.
B. 1 Å =10–9m.
C. 1nm =10–7cm.
D. 1 Å =10nm.

Câu 19. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số n eutron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, n eutron .

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một nguyên tử: số electron = số proton = điện tích hạt nhân.
B. Số khối là tổng số hạt proton và hạt electron.
C. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
D. Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton.

Câu 21. Nhận định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Câu 22. Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối:

A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và neutron.
B. bằng tổng số các hạt proton và neutron.
C. bằng nguyên tử khối.
D. bằng tổng các hạt proton, neutron và electron.

Câu 23. Chọn phát biểu đúng:

A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.
B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân.
C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n
D/ Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt.

Câu 24. Biểu thức nào sau đây không đúng?

A. A = Z + N.
B.E = P
B. Z = A - N.
D. Z = E = N.

Câu 25: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. NaF.

B. CO2.

C. CH4.

D. H2O.

Câu 26: Liên kết π là liên kết được hình thành do

A. sự xen phủ bên của 2 orbital.

B. cặp electron chung.

C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.

D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 27: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hoá trị?

A. Các hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.

B. Các hợp chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.

C. Các hợp chất cộng hoá trị đều dẫn điện tốt.

D. Các hợp chất cộng hoá trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.

Câu 28: Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 29: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron giống với cấu hình electron nguyên tử nguyên tố nào?

A. Sodium (Na).

B. Magnesium (Mg).

C. Silicon (Si).

D. Neon (Ne).

Câu 30: Cho độ âm điện của C và O lần lượt là 2,55 và 3,44. Liên kết giữa C và O trong phân tử CO2

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết hydrogen.

II. Ôn phần tự luận

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số neutron và số khối của X?

Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 16. Số khối của nguyên tử X là 11. Xác định số proton, neutron nguyên tử của X?

Câu 3. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó tổng số mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định số khối nguyên tử của X?

Câu 4. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. Xác định số proton của X và Y?

Câu 5:

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17) và dự đoán khả năng nhường hay nhận electron của nguyên tố này khi tham gia các phản ứng hóa học.

b) Hãy viết công thức Lewis của phân tử Cl2. Xác định số electron riêng và dùng chung của nguyên tử Cl trong phân tử này.

Câu 6: Cho dãy các phân tử: CH4; CO2; CH3OH.

a) Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.

1 194 26/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: