Đề cương ôn tập Địa lí 10 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Địa lí 10 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 10 Học kì 2.

1 354 27/09/2024


Đề cương ôn tập Địa lí 10 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

1. Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

a) Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

* Đặc điểm dân số

- Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng (khoảng 7 795 triệu người - 2020).

- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn.

- Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia.

b) Gia tăng dân số

* Gia tăng dân số tự nhiên

* Gia tăng dân số cơ học

* Gia tăng dân số thực tế

c) Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

- Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử.

- Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp.

- Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định.

- Các nhân tố khác: Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo dục,... cũng tác động đến gia tăng dân số.

c) Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số phản ánh những đặc trưng về cấu trúc của dân số và được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội.

* Cơ cấu sinh học

- Cơ cấu dân số theo giới tính

- Cơ cấu dân số theo tuổi

* Cơ cấu xã hội: cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, cơ cấu dân số theo dân tộc, cơ cấu dân số theo tôn giáo,...

2. Phân bố dân cư và đô thị hóa

a) Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

- Nhân tố tự nhiên

- Nhân tố kinh tế - xã hội

b) Đô thị hóa

- Khái niệm: Là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị, tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

  • Vị trí địa lí

  • Tự nhiên

  • Kinh tế xã hội

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường

+ Tích cực

  • Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động.

  • Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị.

  • Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện,…

+ Tiêu cực

  • Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả.

  • Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở.

  • Gia tăng tệ nạn xã hội; chất lượng môi trường không đảm bảo,…

CHỦ ĐỀ 2: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Các nguồn lực phát triển kinh tế

a) Khái niệm nguồn lực

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

b) Phân loại nguồn lực

- Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.

+ Phạm vi lãnh thổ: Nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước

+ Nguồn gốc hình thành: Vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội

c) Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

- Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế,... giữa các nước.

- Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.

2. Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản.

+ Cơ cấu theo ngành

+ Cơ cấu theo thành phần

+ Cơ cấu theo lãnh thổ

- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Theo ngành

Theo thành phần

Theo lãnh thổ

Thành phần

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp, xây dựng; Dịch vụ.

Khu vực kinh tế trong nước; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Vùng kinh tế; Tiểu vùng kinh tế.

Đặc điểm

Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

Được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

Kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,...

- Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Đặc điểm

GDP

GNI

Khái niệm

Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Đối tượng đóng góp

Không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.

Không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài).

Đo lường

GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.

GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.

Ý nghĩa

Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

- GDP và GNI bình quân đầu người được tính bằng cách chia GDP và GNI cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định (thường là một năm).

- GDP và GNI bình quân đầu người là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người.

CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

a) Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng:

- Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

b) Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Lâm nghiệp. Thủy sản

  • Điều kiện tự nhiên

    • địa hình, đất trồng

    • khí hậu và nguồn nước

    • sinh vật

  • Kinh tế - xã hội

    • Dân cư, lao động

    • Khoa học - công nghệ

    • Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

    • Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường

2. Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Đặc điểm so sánh

Vai trò

Đặc điểm

Tình hình phát triển

Phân bố

Trồng trọt

+ Ngành trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,...

+ Trong trồng trọt, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Cây trồng là đối tượng sản xuất.

+ Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng.

- Dịch vụ nông nghiệp cung cấp máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Dịch vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi,...

- Dịch vụ bao gồm dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp sau thu hoạch.

- Sự phân bố dịch vụ nông nghiệp thường gắn chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Cây lương thực: gồm lúa gạo, lúa mì và ngô.

+ Cây công nghiệp

Các cây công nghiệp ra nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp và lao động có kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung.

Các cây ưa nhiệt, ẩm cao như: mía, cà phê, cao su,... phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới.

Chăn nuôi

+ Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH.

+ Đối tượng ngành chăn nuôi là các cơ thể sống, tuân theo quy luật sinh học nhất định.

+ Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.

+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi, hướng chuyên môn hoá và áp dụng rộng rãi khoa học - công nghệ trong sản xuất.

+ Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê,...

+ Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pa-ki-xtan,...

+ Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.

+ Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a,...

+ Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a,...

+ Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

+ Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

Lâm nghiệp

+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.

+ Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân.

+ Trong lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hoà nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.

+ Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, chậm.

+ Thường phân bố trên không gian rộng lớn.

+ Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

+ Năm 2019, diện tích rừng của thế giới chiếm khoảng 27,1 % diện tích bề mặt Trái Đất.

Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và của con người.

+ Các nước có tổng diện tích rừng lớn là Liên bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Công-gô,...

+ Những nước có diện tích rừng trồng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ,...

Thủy sản

+ Thủy sản cung cấp thực phẩm giàu chất đạm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ nghệ và mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Tận dụng những lợi thế tự nhiên, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển,...

+ Đối tượng sản xuất của thủy sản là các vật nuôi sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và có tính quy luật.

+ Ngành thủy sản ngày càng áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Thủy sản bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn, phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

+ Sản lượng thủy sản của thế giới liên tục tăng. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thủy sản.

+ Thủy sản nuôi trồng chiếm 54 % tổng sản lượng thủy sản của thế giới (nuôi nước ngọt chiếm 62,5 % - năm 2019).

+ Châu Á là châu lục nuôi trồng thủy sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

+ Các nước có sản lượng thủy sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Pê-xu, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ,...

+ Các nước nuôi trồng nhiều thủy sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

* Quan niệm

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

* Vai trò

- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.

- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ.

- Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

* Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu là: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.

* Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại

- Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

- Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...

- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...

Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...

- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

4. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

a) Vai trò của ngành công nghiệp

Công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

b) Đặc điểm của ngành công nghiệp

- Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.

- Một số đặc điểm của ngành công nghiệp

+ gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

+ có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao.

+ tiêu thụ khối lượng lớn nguyên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều

+ có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian

c) Cơ cấu ngành công nghiệp

- Phân loại

+ Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp bao gồm ba nhóm chính là: khai thác, chế biến và dịch vụ công nghiệp.

+ Các cách phân loại khác như: dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, dựa vào mức độ tiến bộ trong quy trình sản xuất,...

- Cơ cấu ngành công nghiệp

  • Công nghiệp khai thác

  • Công nghiệp chế biến

  • Dịch vụ công nghiệp

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

  • Vị trí địa lí

  • Tự nhiên

  • Kinh tế - xã hội

5. Địa lí một số ngành công nghiệp

Đặc điểm so sánh

Vai trò và đặc điểm

Phân bố

Hiện trạng

Ưu và nhược điểm

Công nghiệp khai thác than

+ Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

+ Than được dùng làm nhiều liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, công nghiệp hoá chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,...

+ Than được phân thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro.

+ Các mỏ than được phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc.

+ Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

Do mức độ khai thác quá lớn gắn với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất, đặc biệt là hoá dầu đã dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

- Nhược điểm: Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Công nghiệp khai thác dầu khí

+ Dầu khí là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau.

+ Dầu mỏ được ví như “vàng đen” của nhiều nước.

+ Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dut,...

+ Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu.

+ Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,...

- Ưu điểm: Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro.

- Nhược điểm: Quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,...

Công nghiệp điện lực

+ Điện là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá.

+ Nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo).

+ Các nhà máy điện yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động, giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

+ Công nghiệp điện lực: Phát triển rất nhanh do nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá.

+ nhiệt điện chạy bằng than: Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

+ Điện nguyên tử: Những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

- Định hướng: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hoá thạch ngày càng phổ biến.

Công nghiệp khai thác quặng kim loại

+ Quặng kim loại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.

+ Quặng kim loại là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp.

+ Quặng kim loại rất đa dạng. Các nước tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu.

+ Quặng kim loại đen có trữ lượng lớn nhất, trong đó quặng sắt chiếm trên 90%.

+ Các quặng kim loại màu trong tự nhiên thường tồn tại dưới dạng đa kim, trữ lượng ít.

+ Việc khai thác khó khăn, tiêu hao nhiều năng lượng và đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

+ Sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại rất khác nhau.

+ Các nước khai thác quặng kim loại đen nhiều là những nước có trữ lượng lớn như: Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-lia, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

+ Khai thác quặng kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển như: quặng đồng ở Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, quặng bô-xit ở Ghi-nê,...

- Tác động: Khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Định hướng: Việc sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng lại các phế liệu là biện pháp nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp điện tử - tin học

- Vai trò

+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm

+ Không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước,

+ Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều.

- Sản phẩm: Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng như: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

+ Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,...

+ Nhiều nước đang phát triển đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu (thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử,...).

- Tác động: Tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lý rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Vai trò

+ Ngành dùng không thể thiếu trong cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.

+ Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

+ Tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đặc điểm

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải.

+ Vốn đầu tư không nhiều, sử dụng nhiều lao động.

+ Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới.

+ Những nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...

- Tác động

+ Sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động tới môi trường.

+ Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước,…

Công nghiệp thực phẩm

- Vai trò

+ Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn, uống của con người.

+ Góp phần làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích luỹ vốn, giải quyết việc làm.

+ Góp phần giải phóng công việc nội trợ cho phụ nữ.

+ Vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nhiều nước.

- Đặc điểm

+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp.

+ Sản phẩm rất phong phú và đa dạng (bánh kẹo, rượu bia, thịt cá hộp, sữa,…).

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

+ Phân bố tương đối linh hoạt và có mặt ở mọi quốc gia.

+ Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến.

Định hướng phát triển công nghiệp

- Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

6. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a) Quan niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

b) Vai trò

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

- Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH.

- Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

c) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.

Hình thức

Vai trò

Đặc điểm

Điểm công nghiệp

- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.

- Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương.

- Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

- Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.

- Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

Khu công nghiệp

- Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.

- Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.

- Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Góp phần bảo vệ môi trường.

- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.

Trung tâm công nghiệp

- Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

- Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.

- Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.

- Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

- Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

- Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.

- Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.

Vùng công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.

- Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.

- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.

- Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

- Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

- Sản xuất mang tính chất hàng hoá.

7. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

a) Vai trò của dịch vụ

- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.

- Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hoá và hội - nhập quốc tế.

b) Đặc điểm của dịch vụ

- Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất.

- Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.

- Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, với tiêu dùng,...

- Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu.

c) Cơ cấu ngành dịch vụ

- Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp.

- Phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào hoạt động dịch vụ: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.

d) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành du lịch

  • Vị trí địa lí

  • Kinh tế - xã hội

  • Tự nhiên

8. Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

a) Giao thông vận tải

* Vai trò

- Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại.

- Góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Đặc điểm

- Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

- Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.

- Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

  • Vị trí, lãnh thổ

  • Kinh tế - xã hội

  • Tự nhiên

b) Địa lí các ngành giao thông vận tải

* Đường ô tô

* Đường sắt

* Đường sông, hồ

* Đường biển

* Đường hàng không

c) Bưu chính viễn thông

* Vai trò

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

- Trình độ phát triển kinh tế

- Khoa học - công nghệ

- Vốn đầu tư

- Nhân tố khác: Mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng,...

d) Tình hình phát triển và phân bố

* Bưu chính

- Tình hình phát triển

+ Dịch vụ bưu chính bao gồm nhận, vận chuyển và chuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện tín, chuyển tiền từ nơi gửi (người gửi) đến nơi nhận (người nhận).

+ Hoạt động bưu chính ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.

+ Bưu chính không thể tách rời xã hội và khách hàng mà ngành phục vụ.

- Phân bố: Hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đó, có khoảng 1,5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

* Viễn thông

- Tình hình phát triển: Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại.

+ Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin.

+ Máy tính cá nhân là phương tiện được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Internet bao gồm mạng toàn cầu www và các thiết bị phần cứng (máy tính, mạng truyền dẫn) đã mở ra kỉ nguyên mới cho ngành viễn thông.

- Phân bố: Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.

9. Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ

a) Thương mại

* Khái niệm: Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt.

* Vai trò

- Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.

* Đặc điểm

- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).

- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại

- Trình độ phát triển kinh tế

- Đặc điểm dân số

- Khoa học - công nghệ và chính sách

- Nhân tố khác: Các nhân tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,...

Nội thương

* Tình hình phát triển

- Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.

- Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng.

- Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

-Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là thước đo quan trọng.

* Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

Ngoại thương

* Tình hình phát triển

- Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

- Hoạt động ngoại thương gắn liền với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

- Quan hệ so sánh giữa trị giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với trị giá hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu gọi là cán cân xuất nhập khẩu.

- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt.

* Phân bố

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,...

- Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,...

- Những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,...; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,...

b) Tài chính ngân hàng

* Vai trò

- Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống.

- Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh khoản trên thị trường, duy trì nguồn cung tài chính thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ.

- Điều tiết và ổn định nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Góp phần hình thành quan hệ tích luỹ và tiêu dùng hợp lí.

* Đặc điểm

- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

- Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ.

- Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng

- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu,…

- Khoa học - công nghệ, mức thu nhập của dân cư,... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng.

- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng sôi động, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng được thành lập trên thế giới và ở mỗi quốc gia.

- Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rich,...

c) Du lịch

* Vai trò

- Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương.

- Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia.

- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn).

* Đặc điểm

- Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.

- Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,..

- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố du lịch

- Tài nguyên du lịch

- Thị trường khách du lịch

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

- Các nhân tố kinh tế - xã hội khác

* Tình hình phát triển và phân bố du lịch

- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.

- Bước sang thế kỉ XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng.

- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn.

- Các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống đến các hình thức mới.

- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,…

CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH

1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a) Môi trường

* Khái niệm

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

* Đặc điểm

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

* Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật.

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

b) Tài nguyên thiên nhiên

* Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.

* Đặc điểm

- Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ.

- Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

- Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định.

- Phân loại: Cách phân loại thông dụng nhất hiện nay là dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

* Vai trò

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội

+ Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển.

+ Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...

- Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

a) Phát triển bền vững

* Khái niệm

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau.

* Sự cần thiết phải phát triển bền vững

- Về kinh tế

- Về xã hội

- Về môi trường

b) Tăng trưởng xanh

* Khái niệm

- Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Theo Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội.

* Biểu hiện:

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu

- Xanh hóa sản xuất

- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

* Tăng trưởng xanh:

- tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

- tăng trưởng xanh trong công nghiệp

- tăng trưởng xanh trong lối sống

B. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

  • A. Sóng biển.
  • B. Sóng ngầm.
  • C. Dòng biển.
  • D. Thủy triều.

Câu 2: Sóng biển là

  • A. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • B. một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
  • C. sự chuyển động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • D. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Câu 3: Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do đâu?

  • A. Sức hút của hành tinh ở thiên hà.
  • B. Hoạt động của núi lửa, động đất.
  • C. Hoạt động của các dòng biển lớn.
  • D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Câu 4: Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu như thế nào?

  • A. Lạnh, ít mưa.
  • B. Ẩm, mưa nhiều.
  • C. Nóng, mưa nhiều.
  • D. Khô, ít mưa.

Câu 5: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  • A. bán cầu Nam lên Bắc.
  • B. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • C. bán cầu Bắc xuống Nam.
  • D. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

Câu 6: Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào?

  • A. Vùng cực.
  • B. Vĩ độ 40° - 50°.
  • C. Vĩ độ 50° - 60°.
  • D. Vĩ độ 30° - 40°.

Câu 7: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

  • A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
  • B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
  • C. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
  • D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

Câu 9: Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

  • A. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
  • B. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
  • C. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
  • D. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

  • A. Đá mẹ.
  • B. Khí hậu.
  • C. Thời gian.
  • D. Con người.

Câu 11: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

  • A. Nhiệt và ẩm.
  • B. Ẩm và khí.
  • C. Khí và nhiệt.
  • D. Nhiệt và nước.

Câu 12: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?

  • A. Sinh vật.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Địa hình.
  • D. Khí hậu.

Câu 13: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

  • A. Địa hình.
  • B. Sinh vật.
  • C. Khí hậu.
  • D. Đá mẹ.

Câu 14: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

  • A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
  • B. Góp phần làm phá huỷ đá.
  • C. Cung cấp vật chất hữu cơ.
  • D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

Câu 15: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

  • A. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
  • B. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
  • C. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
  • D. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.

Câu 16: Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?

  • A. Sinh vật, đá mẹ.
  • B. Khí hậu, sinh vật.
  • C. Địa hình, đá mẹ.
  • D. Đá mẹ, khí hậu.

Câu 17: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

  • A. Độ ẩm.
  • B. Độ phì.
  • C. Độ rắn.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 18: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

  • A. làm đá gốc bị phá huỷ.
  • B. tạo các vành đai đất.
  • C. cung cấp chất hữu cơ.
  • D. cung cấp chất vô cơ.

Câu 19: Vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do

  • A. dân cư đang di chuyển dần từ bờ Thái Bình Dương lên.
  • B. điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn được khắc phục.
  • C. các hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh.
  • D. vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất ở Hoa Kì.

Câu 20: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

  • A. châu Âu.
  • B. châu Mĩ.
  • C. châu Phi.
  • D. châu Đại dương.

Câu 21: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do

  • A. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  • B. tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
  • C. các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
  • D. nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 22: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

  • A. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
  • B. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
  • C. ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
  • D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 23: Vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp là do tác động của nhân tố nào sau đây?

  • A. Băng tuyết.
  • B. Rừng rậm.
  • C. Núi cao.
  • D. Hoang mạc.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?

  • A. Hiện tượng xã hội có quy luật.
  • B. Không đều trong không gian.
  • C. Hình thức biểu hiện quần cư.
  • D. Có biến động theo thời gian.

Câu 25: Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là

  • A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
  • B. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
  • C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
  • D. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.

Câu 26: Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Mỹ.
  • D. Châu Âu.

Câu 27: Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

  • A. Trình độ phát triển sản xuất.
  • B. Các điều kiện của tự nhiên.
  • C. Tính chất của ngành sản xuất.
  • D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 28: Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi

  • A. nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
  • B. sản phẩm hàng hóa đa dạng.
  • C. xuất hiện nhiều đô thị lớn.
  • D. phù hợp với công nghiệp hoá.

Câu 29: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?

  • A. châu Phi.
  • B. châu Á.
  • C. châu Mĩ.
  • D. châu Âu.

Câu 30: Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Tây Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Nam Mĩ.

Câu 31: Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Nam Mĩ.
  • C. Ca-ri-bê.
  • D. Trung Mĩ.

Câu 32: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở

  • A. châu Á.
  • B. châu Mĩ.
  • C. châu Phi.
  • D. châu Phi.

Câu 33: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

  • A. số người xuất cư.
  • B. sinh đẻ và tử vong.
  • C. số trẻ em tử vong.
  • D. số người nhập cư.

Câu 34: Đô thị hóa có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  • B. Hoạt động thuần nông chiếm quỹ thời gian lao động.
  • C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
  • D. Dân cư thành thị có tăng nhanh như dân nông thôn.

Câu 35: Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay?

  • A. Tây Âu.
  • B. Đông Á.
  • C. Nam Âu.
  • D. Ca-ri-bê.

Câu 36: Nhận định nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

  • A. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
  • B. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
  • C. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
  • D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Câu 37: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Nam Á.
  • B. Đông Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Tây Á.

Câu 38: Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

  • A. quá trình đô thị hóa.
  • B. sự phân bố dân cư.
  • C. mức sống dân cư tăng.
  • D. số dân nông thôn giảm.

Câu 39: Đô thị hóa tự phát gây ra những hậu quả nào sau đây?

  • A. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
  • B. Gây ách tắc giao thông, gia tăng tệ nạn xã hội.
  • C. Tạo ra sự thay đổi phân bố dân cư hợp lý.
  • D. Thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của địa phương.

Câu 40: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất?

  • A. Đông Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Nam Á.

1 354 27/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: