Công thức về cơ chế di truyền và biến dị và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Với tài liệu về Công thức về cơ chế di truyền và biến dị và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Sinh học hơn.
Công thức về cơ chế di truyền và biến dị và cách giải các dạng bài tập
I. Lai một cặp tính trạng
1. Các bước làm bài tập lai
- Xác định trội, lặn.
- Quy ước gen.
- Xác định kiểu gen của P
- Viết sơ đồ lai.
- Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
1.1. Từ kiểu gen và kiểu hình ở P → kiểu gen và kiểu hình ở đời con
1.2. Từ kiểu hình ở đời con → Kiểu gen và kiểu hình ở P
→ Con lai có kiểu hình khác so với P thì kiểu hình đó là tính trạng lặn.
1.3. Từ tỉ lệ kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình P
- F1 đồng tính → P thuần chủng, tương phản (AA x aa)
- F1 (1 : 1) → Đây là kết quả của phép lai phân tích mà cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa x aa )
→ Tỉ lệ (1:1) →Có 2 tổ hợp. Vậy = 2 gt x 1 gt → (Aa x aa)
- F1 (3 : 1) → P đều dị hợp (Aa x Aa)
→ Tỉ lệ (3 : 1) → có 4 tổ hợp → ♂ 2 gt × ♀ 2 gt → (Aa x Aa)
- F1 đồng tính trung gian → P thuần chủng tương phản và cá thể mang tính trạng trội là trội không hoàn toàn.
- F1 (1 : 2 : 1) → P đều dị hợp và cá thể mang tính trạng trội là trội không hoàn toàn.
II. Lai hai cặp tính trạng
1. Từ kiểu gen và kiểu hình ở P → kiểu gen và kiểu hình ở P
2. Từ số lượng kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình ở P
- Xét từng cặp tính trạng:
- Thống kê số liệu thu được và đưa về tỉ lệ
- Xác định trội - lặn.
- Quy ước gen.
- Xác định kiểu gen của từng cặp.
- Xác định kiểu gen của P
- Viết sơ đồ lai.
3. Từ tỉ lệ kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình P
- F1 (9 : 3 : 3 : 1) → 16 tổ hợp → 4gt × 4 gt . Để cho 4 loại giao tử → dị hợp 2 cặp gen ( AaBb ) → ( AaBb × AaBb )
→ (9 : 3 : 3 : 1) → (3 : 1) x (3 : 1) → (Aa × Aa) × (Bb × Bb) → (AaBb × AaBb)
- F1 (3 : 3 : 1 : 1) → 8 tổ hợp → 4gt x 2gt → (AaBb × Aabb) hay (AaBb × aaBb)
→ (3 : 3 : 1 : 1) → (3 : 1) × (1 : 1) → (Aa × Aa) × ( Bb × bb) → (AaBb × Aabb)
- F1(1 : 1 : 1 : 1) → Đây là kết quả của phép lai phân tích mà cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp 2 cặp tính trạng → (AaBb × aabb)
→ (1 : 1 : 1 : 1) → (1 : 1) × (1 : 1) → (Aa × aa) × (Bb × bb) × (AaBb × aabb)
→ (1 : 1 : 1 : 1) → 4 tổ hợp → 2gt × 2gt → Tuỳ vào kiểu hình ở P
→ (1 : 1 : 1 : 1) → 4 tổ hợp → 4gt × 1gt → (AaBb × aabb)
III. Di truyền liên kết
Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con mỗi tính trạng là 3 : 1 mà có hai tính trạng vẫn là 3 : 1 → Chứng tỏ mỗi tính trạng đều có kiểu gen dị hợp, 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn trên 1 NST.
Tỉ lệ 3:1 Dị hợp đều
Tỉ lệ 1: 2: 1 Dị hợp chéo
IV. Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài
Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
Hướng dẫn giải:
Theo đề bài chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
Gọi A là gen qui định tính trạng lông ngắn, gen a qui định tính trạng lông dài.
P lông ngắn có kiểu gen AA hoặc Aa; lông dài có kiểu gen aa. Vì P thuần chủng nên kiểu gen lông ngắn là AA.
Sơ đồ lai:
Pt/c: Lông ngắn x lông dài
AA aa
GP: A a
F1: Aa
→ Kiểu hình: 100% lông ngắn; Kiểu gen: Aa
Bài 2: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong.
a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2?
b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đục lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: hạt gạo đục; a: hạt gạo trong.
=> Hạt gạo đục có kiểu gen: AA hoặc A
a. Hạt gạo trong có kiểu gen: aaa.
- Sơ đồ lai:
P: (hạt gạo đục) AA x aa (quả vàng)
GP : A a
F1: Aa → 100% hạt gạo đục.
F1 x F1: (Hạt gạo đục) Aa x Aa (Hạt gạo đục)
GF1: A,a A,aF2: AA : Aa : Aa : aa
+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
+ KH: 3 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong.
b. Hạt gạo đục F1 x Hạt gạo đục F2
- Trường hợp 1:
P: (Hạt gạo đục F1) Aa x Aa (Hạt gạo đục F2)
G: A,a A, aF1: AA : Aa : Aa : aa
+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
+ KH: 3 Hạt gạo đục : 1 Hạt gạo trong.
- Trường hợp 2:
P: (Hạt gạo đục F1) Aa x AA (Hạt gạo đục F2)
G: A,a AF1: AA : Aa
+ KG: 1AA : 1Aa
+ KH: 100% Hạt gạo đục.
Bài 3: Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trang trung gian. Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau.
a. Lập sơ đồ lai từ P → F2.
b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả dài
=> Quả tròn có kiểu gen: AA; quả bầu dục có kiểu gen: Aa; Quả dài có kiểu gen: aa
a. Sơ đồ lai:
P: (Quả tròn) AA x aa (Quả dài)
GP : A a
F1: Aa à 100% quả bầu dục.
F1 x F1: (quả bầu dục) Aa x Aa (quả bầu dục)
GF1: A,a A,a
F2: AA : Aa : Aa : aa
+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
+ KH: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 Quả dài.
b. Kết quả lai phân tích:
P: (Quả bầu dục) Aa x aa (Quả dài)
GP : A, a a
F1: Aa : aa
+ KG: 1Aa : 1aa
+ KH: 1quả bầu dục : 1 quả dài
Bài 4: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai tính trạng thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F1 có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt gạo trong : 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong.
Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt gạo đục; b: hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 120 thân cao, hạt gạo đục : 119 thân cao, hạt gạo trong : 40 thân thấp, hạt gạo đục : 41 thân thấp, hạt gạo trong ≈ 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng chiều cao cây:
Thân cao: thân thấp = (120+119) : (40+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hạt gạo đục : hạt gao trong = (120+40) : (119+41) ≈ 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong) = 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong = F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân cao, hạt gạo đục) x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân cao, hạt gạo đục) AaBb x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)
GP: AB: Ab:aB:ab Ab:ab
F2:
|
AB |
Ab |
aB |
ab |
Ab |
AABb |
AAbb |
AaBb |
Aabb |
ab |
AaBb |
Aabb |
aaBb |
aabb |
Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.
Bài 5: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P → F2?
Hướng dẫn giải
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng
=> cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
b. - Xét tỉ lệ KH của F1:
F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1:
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn)
GP: AB ab
F1: AaBb → 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2:
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm)
GP: Ab aB
F1: AaBb → 100% quả đỏ, chín sớm.
F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
GF1: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F2:
|
AB |
Ab |
aB |
ab |
AB |
AABB |
AABb |
AaBb |
AaBb |
Ab |
AABb |
AAbb |
AaBb |
Aabb |
aB |
AaBB |
AaBb |
aaBb |
aaBb |
ab |
AaBb |
Aabb |
aaBb |
aabb |
Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
Bài 6: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và hoa trắng. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập với nhau. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Hướng dẫn giải
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: quả tròn; a: quả dài; B: hoa vàng; b: hoa trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn: quả dài = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Aa x aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hoa vàng : hoa trắng = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 quả tròn : 1 quả dài) x (1 hoa vàng : 1 hoa trắng) = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng =F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ TH1: P: AaBb (quả tròn, hoa vàng) x aabb (quả dài, hoa trắng)
+ TH2: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBb (quả dài, hoa vàng)
- Sơ đồ lai minh họa:
+ TH1: P: (quả tròn, hoa vàng) AaBb x aabb (quả dài, hoa trắng)
G: AB : Ab : aB : ab ab
F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng.
+ TH2:
P: (quả tròn, hoa trắng) Aabb x aaBb (quả dài, hoa vàng)
G: Ab :ab aB : ab
F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng : 1quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng.
Bài 7: Ở một loài chim, cho con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp (P), thu được F1 có 100% chân cao. F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ: 2 con đực chân cao : 1 con cái chân cao: 1 con cái chân thấp. Biết không xảy ra đột biến.
a. Nếu cho con đực ở F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thể nào?
b. Nếu cho con đực chân cao ở F1 giao phối với tất cả các con cái chân cao thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ như thể nào?
Hướng dẫn giải
- F1 đồng loạt chân cao => tính trạng chân cao trội hơn so với chân thấp.
Quy ước: A - chân cao, a - chân thấp.
- Ở đời F2 tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái => Tính trạng dị truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.
- Ở chim, con đực có cặp NST giới tính XX. => Đực chân cao có kiểu gen XAXA.
- P: XAXA x XaY
F1 : 1XAXa : 1XAY
F1 x F1
F2: 1XAXA: 1XAXa: 1XAY: lXaY
a. Cho con đực ở F1 lai phân tích: XAXa x XaY => 1XAXa; 1XaXa: 1XAY: lXaY
=> Tỉ lệ KH ở đời con: 1 con đực chân cao : 1 con cái chân cao : 1 con cái chân thấp : 1 con đực chân thấp.
b. Nếu cho con đực chân cao ở F1 giao phối với tất cả các con cái chân cao thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ như thể nào?
Con đực chân cao ở F1 gồm có 1XAXA ; lXAXa. => Cho giao tử với tỉ lệ 3XA; 1Xa.
Con cái chân cao có kiểu gen XAY. => Cho giao tử với tỉ lệ 1XA; 1Y.
=> Đời con có : 3XAXA : 1XAXa: 3XAY : 1XaY
=> Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 4 con đực chân cao : 3 con cái chân cao : 1 con cái chân thấp.
Bài 8: Ở một loài thú, mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho con đực lông trắng, chân cao thuần chủng giao phối với con cái lông đen, chân thấp thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp. Cho con đực F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% lông trắng, chân cao : 25% lông đen, chân cao: 25% lông trắng, chân thấp : 25% lông đen, chân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định kiểu gen của F1.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)