100 bài tập Định luật Menđen (có đáp án 2024) và cách giải

Với tài liệu về 100 bài tập Định luật Menđen (có đáp án 2024) và cách giải bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Sinh học hơn.

1 778 12/01/2024


100 bài tập Định luật Menđen và cách giải

I. Lý thuyết

Lai một cặp tính trạng

1. Bài toán thuận

-Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F1 và F2 về kiểu gen và kiểu hình.

1.1. Phương pháp giải

- Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho)

- Bước 2: Xác định kiểu gen của P

- Bước 3: Viết sơ đồ lai

Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi qui ước gen.

1.2. Ví dụ

Bài 1/22 SGK: Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài

Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?

Cách giải: Theo đề bài chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
Gọi A là gen qui định tính trạng lông ngắn, gen a qui định tính trạng lông dài.

- P lông ngắn có kiểu gen AA hoặc Aa; lông dài có kiểu gen aa. Vì P thuần chủng nên kiểu gen lông ngắn là AA.

Sơ đồ lai:

Pt/c: Lông ngắn x lông dài

AA aa

GP: A a

F1: Aa

→ Kiểu hình: 100% lông ngắn; Kiểu gen: Aa

2. Bài toán nghịch

- Giả thiết cho biết kết quả lai ở F1 và F2. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai.

2.1. Phương pháp giải

- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn.

- Bước 2: Qui ước gen.

- Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ.

- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.

Lưu ý: Nếu bài tập cho biết tương quan trội – lặn thì áp dụng luôn từ bước 2.

+ Tỉ lệ F1 = 3 : 1 → cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.

+ F1 đồng tính trội → ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn → cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.

+ Tỉ lệ F1 = 1 : 1 → 1 cơ thể P có kiểu gen dị hợp, cơ thể P còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.

- Xác định tương quan trội lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai kiểm chứng.

2.2. Ví dụ

Bài 2/22 SGK: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả như sau:

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
Hãy chọn KG của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức sau:

a) P: AA x AA b) P: AA x Aa c) P: AA x aa d) P: Aa x Aa

Cách giải:

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
Hãy tìm kiểu gen của P

Xét tỉ lệ kiểu hình của F1 = đỏ thẫm : xanh lục = 75% : 25% = 3 : 1

- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1

→ cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp: Aa (đỏ thẫm) x Aa (đỏ thẫm)

- Sơ đồ lai minh họa:

P: Aa (đỏ thẫm) x Aa (đỏ thẫm)

GP: A, a A, a

F1: AA : Aa : Aa : aa

+ Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa

+ Kiểu hình: 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Một loài động vật có kiểu gen AaBbddEeHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, loại tinh trùng mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 1/2.

B. 1/4.

C. 3/8

D. 3/16.

Câu 2: Ở người, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A không gây bệnh, trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả 2 gia đình trên đều không bị bệnh.

A. 1/2

B. 8/9

C. 5/9.

D. 3/4.

Câu 3: Bệnh pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường qui định được di truyền theo qui luật menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết những người khác trong cả 2 gia đình đều không bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đưa con đầu lòng bị bệnh là

A. 1/4.

B. 1/8.

C. 1/9

D. 2/9.

Câu 4: Ở một loài động vật, gen qui định độ dài cánh nằm trên NST thường có 2 alen, alen A qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a qui định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ

A. 25/64

B. 39/64.

C. 1/4.

D. 3/8.

Câu 5: Cho biết đậu Hà Lan là loài thực vật tự thụ phấn rất nghiêm ngặt (không giao phấn), alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với a qui định hạt xanh. Người ta gieo hạt đậu Hà Lan màu vàng, đến khi thu hoạch lại chỉ có 95% hạt màu vàng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong những hạt đem gieo có bao nhiêu % không thuần chủng?

A. 4%. B. 10%. C. 5%. D. 20%

Câu 6: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố Aa x Mẹ Aa. Biết không có đột biến xảy ra, giao tử mang gen A được tạo ra từ các cơ thể lai có sức sống bằng một nửa giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử có kiểu gen AA = 20%, Aa = 25%, aa = 75%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang gen trội A thu được ở thế hệ lai, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/6

B. 1/21.

C. 1/5.

D. 4/9.

Câu 7: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố Aa x Mẹ Aa. Cơ thể đực tạo ra giao tử mang gen A với sức sống bằng 20%, giao tử mang a với sức sống bằng 80%; cơ thể cái tạo ra giao tử mang gen A có sức sống bằng 75%, giao tử mang a với sức sống bằng 35%; sức sống của hợp tử có kiểu gen AA = 40%, Aa = 60%, aa = 75%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, các cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ

A. 47/67.

B. 39/67.

C. 5/56.

D. 11/16

Câu 8: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố Aa x Mẹ Aa. Cơ thể đực tạo ra giao tử mang gen A với sức sống bằng 50%, giao tử mang a với sức sống bằng 80%; cơ thể cái tạo ra giao tử mang gen A có sức sống bằng 100%, giao tử mang a với sức sống bằng 50%; sức sống của hợp tử có kiểu gen đồng hợp gấp hai lần sức sống của hợp tử mang kiểu gen dị hợp. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ lai, các cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 21/57.

B. 21/41

C. 20/41.

D. 20/57.

Câu 9: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra đột biến thuận với tần số bằng 20%, cơ thể cái giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 20%.

B. 30%

C. 40%.

D. 50%

Câu 10: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra đột biến thuận với tần số bằng 30%, trong quá trình giảm phân của cơ thể cái xảy ra đột biến nghịch với tần số 40%. Tính theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra các cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 56%

B. 10,5%.

C. 45,5%.

D. 65%.

Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng màu đỏ do hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, tương tác bổ sung, trong đó nếu có A và B qui định quả đỏ, kiểu gen đồng hợp lặn qui định quả xanh, các kiểu gen còn lại qui định quả vàng. Cho hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có một loại kiểu hình. Có bao nhiêu phép lai cho kết quả như vậy?

A. 12.

B. 8.

C. 20

D. 24.

Câu 12: Ở đậu Hà Lan, alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; alen B qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Cho giao phấn giữa 2 cây đậu (P) chưa biết kiểu gen, ở F1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Biết không xảy ra đột biến, các gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các NST khác nhau. Tính theo lí thuyết, nếu xét đến vai trò bố mẹ thì số phép lai tối đa phù hợp kết quả trên là

A. 9.

B. 15.

C. 13.

D. 25

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn do một gen qui định và trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt hạt trơn. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được đậu hạt trơn và đậu hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn F2 tự thụ phấn thu được F3. Cho rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp quả đậu F2 có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là

A. 9/32

B. 9/64

C. 9/128

D. 3/16.

Câu 14: Nếu có 5 tế bào lưỡng bội của một loài đều tiến hành nguyên phân 6 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc, ở các tế bào khác và trong các lần nguyên phân khác thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau k hi kết thúc 6 lần nguyên phân, tỷ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?

A. 1/12.

B. 1/7.

C. 1/39

D. 3/20.

Câu 15: Cho biết A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Trong số các cây F1, lấy 4 cây thân cao, xác suất để trong 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp là

A. 8/81.

B. 1/81.

C. 32/81

D. 1/3.

Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b qui định quả dài. Cho cây (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

I. AaBb x Aabb. II. Aabb x Aabb III. AaBb x AaBb. IV. aaBb x aaBb

V. aaBb x AaBB. VI. aabb x aaBb. VII. AaBb x aabb VII. Aabb x aabb.

A. 3

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 17: Ở phép lai: Bố AabbddEe x Mẹ AaBbDdEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

A. 0,2%.

B. 88,2%.

C. 2%.

D. 11,8%

Câu 18: Ở phép lai: Bố AaBbDd x Mẹ Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ

A. 9%.

B. 2,25%.

C. 72%.

D. 4,5%

Câu 19: Ở phép lai: Bố AaBbDd x Mẹ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên của tất cả các loại giao tử trong thụ tinh sẽ cho đời con, tỉ lệ số loại hợp tử bình thường chiếm bao nhiêu trong các loại hợp tử tạo ra?

A. 91, 562%.

B. 71,42%.

C. 85,71%.

D. 14,29%

Câu 20: Cho phép lai: Bố AaBbDd x Mẹ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Dd ở 12% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb, ở 28% số tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Tính theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh sẽ cho đời con số loại hợp tử bình thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong các loại hợp tử được tạo ra?

A. 91,562%.

B. 36,64%.

C. 85,71%.

D. 63,36%

Câu 21: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố AaBb x Mẹ Aabb. Ở cơ thể đực, trong quá trình giảm phân I, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa phân li bất thường trong quá trình giảm phân II; một số tế bào con mang gen bb phân li bất thường; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau?

A. 12.

B. 11.

C. 28.

D. 21

Câu 22: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai : Bố AaBb x Mẹ Aabb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; một số tế bào con, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau?

A. 35.

B. 21

C. 12.

D. 4.

Câu 23: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: Bố AaBb x Mẹ aaBb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, trong tổng số tế bào con mang gen b được tạo ra từ giảm phân I, có 20% tế bào xảy ra hiện tượng phân li bất thường ở kì sau II giảm phân, Cặp NST mang cặp gen Aa giảm phân bình thường, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có 20% tế bào sinh tinh trùng xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp NST mang cặp gen aa giảm phân bình thường, các sự kiện khác trong giảm phân giảm ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen không mang gen trội chiếm tỉ lệ là

A. 1/8

B. 1/6

C. 1/4.

D. 1/16.

1 778 12/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: