Chuyên đề Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án)

Chuyên đề Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn lớp 4 với đầy đủ lý thuyết và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn ôn luyện và học tốt Toán lớp 4.

1 1,903 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (lý thuyết + bài tập) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 50k cho 1 chuyên đề bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Chuyên đề Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án)

A - LÝ THUYẾT

Kiến thức cần nhớ

1. PHÉP CỘNG

Cộng theo thứ tự từ phải sang trái

Số hạng + số hạng = Tổng

* Nếu ta thêm (hay bớt) bao nhiêu đơn vị vào một số hạng thì tổng cũng tăng thêm (hay bớt đi) bấy nhiêu đơn vị.

Bài tập minh họa 1:

a) Ba xe tải chở được 46 bao gạo. Nếu xe thứ nhất chở được thêm 2 bao nữa thì mỗi xe chở được số bao gạo bằng nhau. Hỏi mỗi xe chở được mấy bao gạo?

Hướng dẫn:

Nếu xe thứ nhất chở được thêm 2 bao nữa thì tổng số bao gạo chở được là:

46 + 2 = 48 (bao)

Số bao gạo xe thứ hai và xe thứ ba chở được là: 48 : 3 = 16 (bao)

Số bao gạo xe thứ nhất chở được là: 16 – 2 = 14 (bao)

b) Cho hai số có tổng là 4579. Nếu tăng thừa số thứ nhất thêm 37 đơn vị và giảm thừa số thứ hai đi 98 đơn vị. Thì tổng mới là:... 4579 + 37 – 98 = 4518

* Trong một tổng gồm hai số hạng, nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng số không thay đổi.

Bài tập minh họa 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 92m. Nếu bớt chiều dài 6m và thêm vào chiều rộng 6m thì khu vườn chở thành khu vườn hình vuông. Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật đó.

Hướng dẫn:

Cách 1:

Nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật là: 92 : 2 = 46 (m)

Khi thêm vào chiều rộng 6m và bớt chiều dài đi 6m thì nửa chu vi không đổi. Do đó chu vi cũng không thay đổi. Vậy chu vi khu vườn hình vuông là 92m.

Cạnh khu vườn hình vuông là: 92 : 4 = 23 (m)

Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: 23 – 6 = 17 (m)

Chiều dài khu vườn hình chữ nhật là: 23 + 6 = 29 (m)

Cách 2:

Bốn cạnh của hình vuông bằng nhau, vì thế chiều dài hơn chiều rộng số mét là:

6 + 6 = 12 (m)

Nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật là: 92 : 2 = 46 (m)

Chiều rộng khu vườn HCN là: (46 – 12) : 2 = 17 (m)

Chiều dài khu vườn HCN là: 17 + 12 = 29 (m)

Chú ý:

* Điều này còn được vận dụng trong tính nhẩm (tính theo cách hợp lý) như:

47 + 97 = (47 – 3) + (97 + 3) = 44 + 100 = 144

* Khi cộng nhẩm hai số ta làm tròn, tròn trăm cho dễ cộng.

* Tổng không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng

Tổng quát: A + B + C = A + C + B = B + C + A

Vận dụng để tính nhanh:

Bài tập minh họa 3: Tính: 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9

Hướng dẫn

Ta có: 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9

= 0 + 1 + 9 + 2 + 8 + 3 + 7 + 4 + 6 + 5

= 0 + 10 + 10 + 10 + 10 + 5

= 45

* Trong một tổng, ta có thể thay hai hay nhiều số hạng bằng tổng của chúng mà kết quả không thay đổi.

Tổng quát: A + B + C + D = (A + B) + (C + D) = (A + B + C) + D

= A + (B + C) + D = A + (B + C + D)

* Trong một tổng, tổng hơn số hạng thứ nhất số đơn vị bằng 1 lần số hạng thứ hai; tổng hơn số hạng thứ hai số đơn vị bằng 1 lần số hạng thứ nhất.

Ví dụ:

a) Cho hai số có tổng bằng 4567. Tìm số thứ nhất biết tổng hơn số thứ nhất 3456 đơn vị.

b) Tìm số hạng thứ nhất, biết tổng hơn số hạng thứ hai 345 đơn vị.

Hướng dẫn:

a) Số hạng thứ hai là: 3456

Số hạng thứ nhất là: 4567 – 3456 = 1111

b) Số hạng thứ nhất là 345

2. PHÉP TRỪ

Công thức cần nhớ:

Số bị trừ - số trừ = hiệu

Số bị trừ - hiệu = số trừ

Hiệu + số trừ = số bị trừ

1. Khi cùng thêm (hoặc cùng bớt) ở cả số bị trừ và số trừ một số đơn vị như nhau thì hiệu không thay đổi.

2. Số bị trừ hơn hiệu số đơn vị bằng 1 lần số trừ

3. Số bị trừ hơn số trừ số đơn vị bằng 1 lần hiệu

4. Trong một phép trừ, nếu tăng (giảm) số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu tăng (giảm) bấy nhiêu đơn vị.

5. Trong một phép trừ, nếu tăng (giảm) số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm (tăng) bấy nhiêu đơn vị

Bài tập minh họa 1: Tính nhẩm các phép tính sau:

a) 75 + 29

b) 27 + 84

c) 43 – 28

d) 86 – 43

Hướng dẫn:

a) 75+ 29 = (75 – 1) + (29 + 1) = 74 + 30 = 104

b) 27 + 84 = (27 – 6) + (84 + 6) = 21 + 90 = 111

c) 43 – 28 = (43 + 2) – (28 + 2) = 45 – 30 = 15

d) 86 – 43 = (86 – 3) – (43 – 3) = 83 – 40 = 43

Chú ý: Khi trừ nhẩm, thường làm tròn chục, tròn trăm, ... số trừ. Khi cộng nhầm thường làm tròn chục, tròn trăm số hạng.

Bài tập minh họa 2: Biết số bị trừ là 789 và số bị trừ lớn hơn hiệu 459 đơn vị. Tìm hiệu.

Hướng dẫn

Số bị trừ lớn hơn hiệu 459 đơn vị tức là số trừ bằng 459

Hiệu là: 789 – 459 = 330

Bài tập minh họa 3: Trong một phép trừ, số bị trừ lớn hơn số trừ 346 đơn vị. Tìm hiệu

Hướng dẫn

Số bị trừ lớn hơn số trừ 346 đơn vị tức là hiệu của phép trừ bằng 346

Bài tập minh họa 4: Cho hai số có hiệu bằng 234.

a) Nếu tăng số lớn lên 35 đơn vị thì hiệu hai số bằng bao nhiêu?

b) Nếu giảm số lớn đi 54 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn

a) Hiệu mới là: 234 + 35 = 269

b) Hiệu mới là: 234 – 50 = 180

Bài tập minh họa 5: Trong một phép trừ có hiệu bằng 980, nếu tăng số trừ lên 10 đơn vị thì hiệu mới là: .... 980 – 10 = 970

3. PHÉP NHÂN

1. Tích số gấp thừa số thứ nhất một số lần bằng thừa số thứ hai.

2. Tích số gấp thừa số thứ hai một số lần bằng thừa số thứ nhất.

3. Lấy tích số chia cho thừa số thứ nhất thì kết quả bằng thừa số thứ hai. Lấy tích số chia cho thừa số thứ hai thì được kết quả bằng thừa số thứ nhất. (đây cũng là hai cách thử phép nhân)

4. Khi đổi chỗ các thừa số thì tích số không thay đổi. Vậy muốn thử phép nhân, ta cũng có thể đổi chỗ các thừa số rồi nhân lại, nếu kết quả không thay đổi thì phép tính đúng.

Bài tập minh họa 1: Trâm thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là 7. Anh thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là 9, còn thừa số thứ nhất ở hai phép tính thì như nhau. Hai bạn đều tính đúng, trong đó tích của Anh tìm được lớn hơn tích của Trâm tìm được là 436. Tìm thừa số thứ nhất ở phép tính mà hai bạn Trâm và Anh đã thực hiện.

Hướng dẫn:

Tích ở phép tính Trâm thực hiện gấp 7 lần thừa số thứ nhất

Tích ở phép tính Anh thực hiện gấp 9 lần thừa số thứ nhất.

Vậy tích ở phép tính Anh thực hiện lớn hơn tích ở phép tính Trâm thực hiện bằng số lần thừa số thứ nhất là:

9 – 7 = 2 (lần)

Thừa số thứ nhất ở phép tính hai bạn làm là: 436 : 2 = 218

Bài tập minh họa 2: Lan thực hiện một phép nhân có thừa số thứ hai là một chữ số những Lan viết lộn ngược lại chữ số thứ hai này. Vì thế tích tăng thêm 432 đơn vị. Tìm phép tính Lan thực hiện

Hướng dẫn

Số có một chữ số mà viết lộn ngược lại vẫn có nghĩa có thể là: 0; 6; 8 và 9. Số 0 và số 8 viết lộn ngược lại không thay đổi nên tích không thể tăng lên. Trường hợp này bị loại

Số 6 viết ngược thành số 9, số 9 viết ngược lại thành số 6. Vậy nếu số thứ hai là số 9 thì viết ngược lại là 6, thì tích sẽ giảm đi chữ không thể tăng lên nên cũng bị loại.

Vậy thừa số thứ hai là 6, do đó tích tăng thêm một số lần thừa số thứ nhất là:

9 – 6 = 3 (lần)

Thừa số thứ nhất Lan thực hiện ở phép tính là: 432 : 3 = 144

Phép tính Lan thực hiện là: 144 × 6 = 864

5. Bất cứ số nào nhân với 0 cũng bằng 0

Vận dụng tính nhanh.

Bài tập minh họa 3: Tính nhanh biểu thức sau:

1 × 2 × 3 × 4 × 5 × 6 × 7 × 8 × (4 × 9 – 36)

Hướng dẫn

1 × 2 × 3 × 4 × 5 × 6 × 7 × 8 × (4 × 9 – 36)

= 1 × 2 × 3 × 4 × 5 × 6 × 7 × 8 × (36 – 36)

= 1 × 2 × 3 × 4 × 5 × 6 × 7 × 8 × 0

= 0

6. Bất cứ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

Bài tập minh họa 4: Tìm số thích hợp điền vào phép tính sau:

Chuyên đề Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

Hướng dẫn

Thừa số thứ hai phải lớn hơn 0 vì nếu thừa số thứ hai bằng 0 thì tích phải bằng 0, trái với đề bài.

Như vậy thừa số thứ hai lấy trong các giá trị từ 1 đến 9.

Thừa số thứ hai phải nhỏ hơn 2 vì nếu nó lấy giá trị từ 2 trở lên thì tích phải là số có 3 chữ số. Chẳng hạn: 60 × 2 = 120

Mà 120 > * 9 nên sai

Vậy thừa số thứ hai là 1. Do đó hàng đơn vị của thừa số thứ nhất là 9 vì bất kì số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.

Ta có phép tính

Chuyên đề Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn lớp 4 (lý thuyết + bài tập có đáp án) (ảnh 1)

7. Trong một tích, thừa số tăng (giảm) bao nhiêu lần thì tích cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.

Bài tập minh họa 5:

a) Cho hai số có tích là 90. Tăng thừa số thứ nhất lên 3 lần và giữ nguyên từa số thứ hai thì tích mới là: 90 × 3 = 270

b) Cho hai số có tích là 90, nếu giảm thừa số thứ hai đi 3 lần và giữ nguyên thừa số thứ nhất thì tích mới là: 90 : 3 = 30

c) Cho hai số có tích là 90, nếu tăng thừa số thứ hai lên 6 lần và giảm thừa số thứ nhất đi 3 lần thì tích mới là: 90 × 6 : 3 = 180

8. Trong một tích, thừa số thứ nhất tăng (giảm) n đơn vị thì tích sẽ tăng (giảm) n × thừa số thứ hai đơn vị.

Bài tập minh họa 6:

a) Cho hai số: 56, 67. Nếu tăng số bé thêm 5 đơn vị thì tích mới tăng bao nhiêu đơn vị

b) Cho hai số có tích là 525, nếu tăng thừa số thứ nhất thêm 5 đơn vị thì được tích mới là 650. Tìm thừa số thứ nhất

Hướng dẫn

a) Tích mới tăng số đơn vị là: 5 × 67 = 335

b) Thừa số thứ hai là: (650 – 525) : 5 = 25

Thừa số thứ nhất là: 525 : 25 = 21

Một số dạng thường gặp số

Dạng 1: Tổng hai số là 678. Nếu tăng số hạng thứ nhất 56 đơn vị và giảm số hạng thứ hai 39 đơn vị thì tổng mới là ...

Giải:

Khi tăng số hạng thứ 1, thì tổng sẽ là 678 + 56 = 734

Khi giảm số hạng thứ 2, thì tổng mới là: 734 – 39 = 695

ĐS: 695

PP giải: Biết tổng, nếu:

+ Số hạng tăng thêm thì

Tổng mới = Tổng + số tăng thêm

+ Số hạng giảm đi thì

Tổng mới = Tổng - số giảm đi

* Ghi nhớ:

+ Số hạng giảm thì tổng giảm, số hạng tăng thì tổng tăng.

Dạng 2:

Hiệu hai số là 145. Nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ 45 đơn vị thì hiệu mới là...

Giải:

Nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ 45 đơn vị thì hiệu mới là:

145 + 45 = 190

ĐS: 190

•PP giải: A – B = C; Biết hiệu( C), nếu:

A, Nếu tăng số bị trừ thì

Hiệu mới = Hiệu + số tăng thêm

B, Nếu giảm số bị trừ thì

Hiệu mới = Hiệu - số giảm đi

C, Nếu tăng số trừ thì

Hiệu mới = Hiệu - số tăng thêm

D, Nếu giảm số trừ thì

Hiệu mới = Hiệu + số giảm đi

* Ghi nhớ:

+ Số bị trừ giảm thì hiệu giảm, số bị trừ tăng thì hiệu tăng.

+ Số trừ giảm thì hiệu tăng, số trừ tăng thì hiệu giảm.

Dạng 3:

Hai số có tích bằng 36. Nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và thêm vào thừa số thứ hai 5 đơn vị thì được tích mới bằng 56. Tìm thừa số thứ nhất.

Giải:

Tích 2 số lúc đầu tăng thêm là: 56 – 36 = 20

Thừa số thứ nhất là: 20 : 5 = 4

ĐS: 4

PP giải:

B1: Tìm tích tăng thêm mấy đơn vị

Tích 2 số lúc đầu tăng thêm = Tích mới – tích đã cho

B2: Tìm số cần tìm( thừa số thứ 1 hoặc thừa số thứ 2)

Số cần tìm = tích tăng thêm : số thêm vào

Dạng 4:

Cho tích 32 × Y. Nếu tăng Y lên 3 đơn vị thì tích tăng bao nhiêu?

Giải:

Nếu tăng Y lên 3 đơn vị thì tích tăng là: 32 × 3 = 96

Đs: 96

• PP giải: A × B nếu:

A, Nếu tăng thừa số thứ 2 lên X đơn vị thì

Tích tăng thêm = Thừa số thứ 1 nhân với số tăng thêm (X)

B, Ngược lại

Dạng 5:

Cho tích 68 × 6, nếu giảm thừa số thứ hai đi 4 đơn vị thì tích giảm đi bao nhiêu đơn vị.

Giải:

Nếu giảm thừa số thứ hai đi 4 đơn vị thì tích giảm đi là: 68 × 4 = 272

ĐS : 272

• PP giải: A × B nếu:

A, Nếu giảm thừa số thứ 2 đi X đơn vị thì

Tích giảm đi = Thừa số thứ 1 nhân với số giảm đi (X)

B, Ngược lại

Dang 6:

Một phép nhân có thừa số thứ nhất bằng 6, nếu tăng thừa số thứ nhất 4 đơn vị thì tích tăng 36 đơn vị. Hỏi khi chưa tăng tích của phép nhân bằng bao nhiêu?

Giải:

Thừa số thứ hai là: 36 : 4 = 9

Khi chưa tăng, tích của phép nhân là: 9 × 6 = 54

ĐS: 54

PP giải: Tìm thừa số thứ 1 hoặc thừa số thứ 2

Thừa số cần tìm = tích tăng thêm : số thêm vào

* Ghi nhớ:

Thừa số giảm thì tích giảm đi, thừa số tăng thì tích tăng lên.

Dạng 7:

Tích hai số là 84, nếu gấp thừa số thứ nhất lên 2 lần và gấp thừa số thứ hai lên 6 lần thì tích mới bằng bao nhiêu?

Giải:

Nếu gấp thừa số thứ nhất lên 2 lần và gấp thừa số thứ hai lên 6 lần thì tích mới là:

84 × 2 × 6 = 1008

ĐS: 1008

PP giải:

A, Nếu gấp thừa số lên X lần

Tích mới = Tích lúc đầu X Số lần gấp lên của thừa số thứ nhất X Số lần gấp lên của thừa số thứ hai (nếu có)

B, Nếu giảm thừa số đi X lần:

Tích mới = Tích lúc đầu : Số lần giảm đi của thừa số thứ nhất : Số lần giảm đi của thừa số thứ hai (nếu có)

Dạng 8:

Thương hai số là 108, nếu giảm số bị chia 9 lần và giảm số chia 6 lần thì thương mới là bao nhiêu?

Giải:

Nếu giảm số bị chia 9 lần và giảm số chia 6 lần thì thương mới là:

108 : 9 × 6 = 72

ĐS: 72

• PP giải: A : B = C; Biết thương(C), nếu:

A, Nếu giảm số bị chia X lần thì

Thương mới = Thương : số lần giảm

B, Nếu giảm số chia X lần thì

Thương mới = Thương X số lần giảm

C, Nếu Tăng số bị chia X lần thì

Thương mới = Thương X số lần tăng

D, Nếu Tăng số chia X lần thì

Thương mới = Thương : số lần tăng

* Ghi nhớ:

+ Số bị chia giảm thì thương giảm, số bị chia tăng thì thương tăng.

+ Số chia giảm thì thương tăng, số chia tăng thì thương giảm.

Dạng 9:

Một phép chia hết có số chia là 7, nếu ta thêm 4221 đơn vị vào số bị chia thì thương sẽ tăng....... Đơn vị.

Giải:

Nếu ta thêm 4221 đơn vị vào số bị chia thì thương sẽ tăng

4221 : 7 = 603

ĐS: 603

* PP giải:

+ Thương tăng thêm = Số đơn vị thêm vào SBC : Số chia

+ Thương giảm đi = Số bị chia : Số đơn vị thêm vào Số chia

Dạng 10:

Một phép chia có số chia là 7, số dư là 4. Để phép chia đó là phép chia hết và thương tăng thêm 3 đơn vị cần thêm vào số bị chia là:

Giải:

Để phép chia đó là phép chia hết và thương tăng thêm 3 đơn vị cần thêm vào số bị chia là:

7 × 3 – 4 = 17

ĐS: 17

* PP giải: Thương tăng thêm (X) đơn vị = Số chia nhân thương tăng thêm (X) trừ số dư

Dạng 11:

Một phép chia hết có thương là 9, nếu giữ nguyên số chia và tăng số bị chia lên 8 đơn vị thì thương mới là 10 và số dư là 3. Số chia và số bị chia lần lượt là bao nhiêu?

Giải:

Nếu tăng số bị chia lên 8 đơn vị thì thương tăng thêm 1 đơn vị và số dư là 3 nên số chia là: 8 : 1 – 3 = 5

Số bị chia là: 9 × 5 = 45

ĐS: 5 và 45

* PP giải:

Số chia = Số đơn vị tăng thêm vào SBC : ( thương mới – thương cũ) – số dư

Dạng 12:

Một phép chia có số chia bằng 5, số dư bằng 1. Hỏi cần thêm vào số bị chia bao nhiêu đơn vị để phép chia là phép chia hết và thương tăng 2 đơn vị?

Giải:

Để phép chia là phép chia hết và thương tăng thêm 2 đơn vị thì phải thêm vào số bị chia là: 5 × 2 − 1 = 9 (đơn vị)

ĐS: 9 đơn vị

* PP giải:

Số chia X thương tăng thêm - số dư = Số đơn vị phải thêm vào SBC

Dạng 13 :

Khi thực hiện một phép nhân, lẽ ra phải nhân số 2090 với 8 bạn An đã sơ ý viết nhầm số 2090 thành số 2009. Hỏi tích giảm đi bao nhiêu đơn vị?

Giải:

Cách 1:

Tích đúng là: 2090 × 8 = 16720

Tích sai là: 2009 × 8 = 16072

Tích giảm đi là: 16720 – 16072 = 648

ĐS: 648

Cách 2:

Khi viết sai thì thừa số viết đúng lệch thừa số viết sai là: 2090 – 2009 = 81

Tích giảm đi là: 81 × 8 = 648

ĐS: 648

* PP giải: Tích giảm đi = (số đúng – số sai) X thừa số thứ 2

Tích giảm đi = Tích đúng – tích sai

Dạng 14:

Khi thực hiện một phép nhân, lẽ ra phải nhân số 1989 với 8 bạn An đã sơ ý viết nhầm số 1989 thành số 1998. Hỏi tích tăng thêm bao nhiêu đơn vị?

Giải:

Cách 1:

Tích đúng là: 1989 × 8 = 15912

Tích sai là: 1998 × 8 = 15984

Tích giảm đi là: 15984 – 15912 = 72

ĐS: 72

Cách 2:

Khi viết sai thì thừa số viết sai lệch thừa số viết đúng là: 1998 – 1989 = 9

Tích tăng thêm là: 9 × 8 = 72

ĐS: 72

* PP giải:

C1: Tích tăng thêm = (số sai – số đúng) × thừa số thứ 2

C2: Tích tăng thêm = Tích sai – Tích đúng

Dạng 15: Đặt tích riêng thẳng cột.

Khi nhân một số với 235 bạn Bắc đã sơ ý đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên tìm ra kết quả là 2350. Hãy tìm tích đúng của phép nhân đó giúp Bắc.

Bài giải

Khi đặt tích riêng thẳng cột thì phép nhân với 235 sẽ thành nhân với:

2 + 3 + 5 = 10

Thừa số còn lại là: 2350 : 10 = 235

Tích đúng là: 235 × 235 = 55225

Đáp số: 55225

* PP giải

- Bước 1: Cộng tổng các chữ số trong số đã cho.

- Bước 2: Tìm thừa số chưa biết

- Bước 3: Tìm tích đúng

BÀI TẬP

1. Khi nhân một số tự nhiên với 44, một bạn đã viết các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng, do đó được kết quả là 2096. Tìm tích đúng của phép nhân đó.

2. Tích của hai số tự nhiên là 3564. Nếu thừa số thứ nhất gấp lên 7 lần thì tích mới là:…

3. Một phép chia hết có thương là 562. Nếu giữ nguyên số chia và tăng số bị chia lên 45 lần thì thương mới là...

4. Một phép chia hết có thương là 345. Nếu giữ nguyên số chia và tăng số bị chia lên 12 lần thì thương mới là...

5. Một phép chia hết có thương là 562. Nếu giữ nguyên số chia và tăng số bị chia lên 10 lần thì thương mới là: …

6. Hiệu hai số là 2350. Nếu ta cùng gấp mỗi số lên 10 lần thì hiệu mới là : …..

7. Nếu một phép chia có thương là 2010, nếu giữ nguyên số bị chia và tăng số chia lên 5 lần thì thương mới là: …

8. Thương của một phép chia bằng 2012. Nếu giảm số bị chia 4 lần và giữ nguyên số chia thì thương mới là …

9. Thương của một phép chia bằng 2008. Nếu giảm số bị chia 4 lần và giữ nguyên số chia thì thương mới là …

10.Một phép chia có thương bằng 2015. Nếu giữ nguyên số bị chia và tăng số chia lên 5 lần thì thương mới là …

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm Chuyên đề Toán lớp 4 cơ bản, nâng cao cả 3 bộ sách hay, chi tiết khác:

Chuyên đề 10: Dạng toán tính ngược từ cuối

Chuyên đề 12: Phép chia - Số dư

Chuyên đề 13: Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng

Chuyên đề 14: Giải bài toán bằng cách vận dụng dấu hiệu chia hết

Chuyên đề 15.1: Tìm hai số khi biết tổng – tỉ, hiệu – tỉ của hai số

1 1,903 03/01/2024
Mua tài liệu