Chứng minh rằng hai mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C) song song với nhau
Với giải Bài tập 3 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song
Video Giải Bài tập 3 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học
Bài tập 3 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’
a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C) song song với nhau.
b) Chứng minh rằng đường chéo AC’ đi qua trọng tâm G1 và G2 của hai tam giác BDA’ và B’D’C.
c) Chứng minh G1 và G2 chia đoạn AC’ thành ba phần bằng nhau.
d) Gọi O và I lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và AA’C’C. Xác định thiết diện của mặt phẳng (A’IO) với hình hộp đã cho.
*Lời giải:
a) Ta có: BB’D’D và A’B’CD là các hình bình hành nên:
{BD∥B'D'A'D∥B'C
Suy ra, hai mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C) có các cặp đường thẳng cắt nhau và song song từng đôi một nên chúng song song.
Vậy (BDA’) // (B’D’C)
b) Gọi O, O’, I lần lượt là tâm của hai hình bình hành ABCD, A’B’C’D’, ACC’A’.
Xét tam giác A’BD có G1 là trọng tâm tam giác.
Vì O là trung điểm của AC nên A’O là trung tuyến suy ra: A'G1A'O=23
Xét tam giác AA’C có: I là trung điểm của A’C nên AI là tiếp tuyến.
Do vậy, G1 thuộc AI và AG1AI=23
Chứng minh tương tự ta cũng có: G2 thuộc C’I.
Vậy G1, G2 thuộc AC’ và CG2C'I=23
c) Theo câu trên, ta có:
AG1G1I=C'G2G2I=21
Suy ra {AG1=23AI=13AC'CG2=23C'I=13C'A
AG1 = G1G2 = G2C’
d) Ta có: (A'IO)≡(AA'C'C)
Nên (A’IO) cắt hình hộp theo thiết diện là AA’C’C.
*Phương pháp giải
Dạng 1: Chứng minh hai mặt phẳng song song
Phương pháp giải: Thực hiện một trong hai cách sau:
- Chứng minh trong mặt phẳng này có hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt phẳng kia.
Tức là: {a⊂(α),b⊂(α)a∩b={I}a//(β)b//(β)
⇒(α)//(β)
- Chứng minh hai mặt phẳng đó cùng song song với mặt phẳng thứ ba
{(α)//(γ)(β)//(γ)⇒(α)//(β)
*Lý thuyến cần nắm và dạng toán về hai mặt phẳng song song:
Định nghĩa hai mặt phẳng song song
Hai mặt phẳng được gọi là song song nếu chúng không có điểm chung (P)//(Q)⇔(P)∩(Q)=∅
Trong thực tế, chúng ta thường gặp hình ảnh của những mặt phẳng song song: các bậc cầu thang, hai mặt đối diện của hộp diêm,…
Điều kiện để hai mặt phẳng song song
- Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q).
Tức là: {a⊂(P),b⊂(P)a∩b=Ma//(Q),b//(Q)⇒(P)//(Q)
Tính chất 1: Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng, có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.
- Hệ quả:
a. Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (Q) thì có duy nhất một mặt phẳng (P) chứa a và song song với mặt phẳng (Q).
b. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
c. Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng (α). Khi đó các đường thẳng đi qua A và song song với (α) cùng nằm trên mặt phẳng (β) đi qua A và song song với (α).
Tính chất 2: Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) song song thì mọi mặt phẳng (R) đã cắt (P) thì phải cắt (Q) và các giao tuyến của chúng song song.
Hệ quả: Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau.
Định lí Ta-lét trong không gian
- Định lí: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn ra trên hai cát tuyến bất kì các đoạn tương ứng tỉ lệ.
Có nghĩa là: Nếu ba mặt phẳng đôi một song song (P), (Q), (R) cắt hai đường thẳng a và a’ lần lượt tại A, B, C và A’, B’, C’ thì: ABA'B'=BCB'C'=CAC'A'
- Định lí Ta-lét đảo:
Cho hai đường thẳng chéo nhau a và a’. Lấy các điểm phân biệt A, B, C trên a và A’, B’, C’ trên a’ sao cho: ABA'B'=BCB'C'=CAC'A'
Khi đó, ba đường thẳng AA’, BB’, CC’ lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song, tức là chúng cùng song song với một mặt phẳng.
Các dạng bài tập về hai mặt phẳng song song
Dạng 1: Chứng minh hai mặt phẳng song song
Phương pháp giải: Thực hiện một trong hai cách sau:
- Chứng minh trong mặt phẳng này có hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt phẳng kia.
Tức là: {a⊂(α),b⊂(α)a∩b={I}a//(β)b//(β)
⇒(α)//(β)
- Chứng minh hai mặt phẳng đó cùng song song với mặt phẳng thứ ba
{(α)//(γ)(β)//(γ)⇒(α)//(β)
Dạng 2: Xác định thiết diện của (α) với hình chóp khi biết (α) với một mặt phẳng (β) cho trước
Phương pháp giải:
Để xác định thiết diện trong trường hợp này ta sử dụng các tính chất sau
- Khi (α)//(β) thì (α) sẽ song song với tất cả các đường thẳng trong (β) và ta chuyển về dạng thiết diện song song với đường thẳng.
- Tìm đường thẳng d nằm trong (β) và xét các mặt phẳng có trong hình chóp mà chứa d, khi đó (α) // d nên sẽ cắt các mặt phẳng chứa d theo các giao tuyến song song với d.
Dạng 3: Một số ứng dụng của định lý Ta – lét
Phương pháp giải:Định lý Ta – lét thường được ứng dụng nhiều trong các bài toán tỉ số hay các bài toán chứng minh đường thẳng song song với một mặt phẳng cố định.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Hai mặt phẳng song song – Toán 11 Chân trời sáng tạo
Toán 11 Bài 4 giải vở bài tập (Chân trời sáng tạo): Hai mặt phẳng song song
50 bài tập về Hai mặt phẳng song song (có đáp án 2024) và cách giải
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 11 hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 64 SGK Toán lớp 11 Hình học: Hỏi d và (β) có điểm chung không...
Hoạt động 2 trang 65 SGK Toán lớp 11 Hình học: Cho tứ diện SABC. Hãy dựng mặt phẳng (α) qua trung điểm I của đoạn SA và song song với mặt phẳng (ABC)...
Hoạt động 3 trang 68 SGK Toán lớp 11 Hình học: Phát biểu định lý Ta-lét trong hình học phẳng...
Bài tập 1 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học: Chứng minh A’B’C’D’ là hình bình hành...
Bài tập 2 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học: Chứng minh rằng AM song song với A’M’...
Bài tập 4 trang 71 SGK Toán lớp 11 Hình học: Chỉ ra các hình chóp cụt có một đáy là tứ giác ABCD...
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11