Cho các phản ứng hoá học sau, 1.9 trang 7 SBT Hóa 11 KNTT

Lời giải Bài 1.9 trang 7 SBT Hóa 11 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa 11.

1 1,092 31/08/2023


Giải SBT Hóa 11 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học

Bài 1.9 trang 7 SBT Hóa 11: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) 2NO(g)+O2( g)2NO2g                           ΔrH298°=115 kJ

(2) 2SO2( g)+O2( g)2SO3( g)                            ΔrH298°=198 kJ

(3) N2( g)+3H2(g)2NH3( g)                             ΔrH298°=92 kJ

(4) C(s)+H2O(g)CO(g)+H2( g)                      ΔrH298°=130 kJ

(5) CaCO3( s)CaO(s)+CO2( g)                         ΔrH298°=178 kJ

a) Các phản ứng toả nhiệt là

A. (1); (2) và (3).

B. (1) và (3).

C. (1), (2), (4) và (5).

D. (1); (2); (3) và (5).

b) Khi tăng nhiệt độ, các cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận là

A. (1); (2) và (3).

B. (1); (2) và (5).

C. (4) và (5).

D. (3) và (5).

c) Khi tăng áp suất, các cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận là

A. (1); (2) và (3).

B. (1); (3) và (5).

C. (2); (3) và (4).

D. (3); (4) và (5).

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: A

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có ΔrH2980< 0.

Vậy các phản ứng tỏa nhiệt là (1); (2) và (3).

b) Đáp án đúng là: C

Khi tăng nhiệt độ, các cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều thu nhiệt. Các phản ứng thu nhiệt là các phản ứng có ΔrH2980 > 0.Vậy đó là các phản ứng (4) và (5).

c) Đáp án đúng là: A

Khi tăng áp suất, các cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là giảm số mol khí. Vậy các phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là phản ứng (1); (2) và (3).

1 1,092 31/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: