50 bài tập về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (có đáp án 2024) và cách giải

Với Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cách giải môn Hóa lớp 9 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mời các bạn đón xem:

1 15,110 04/01/2024
Tải về


Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cách giải - Hóa lớp 9

I. Lí thuyết và phương pháp giải

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.

+ Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Lưu ý: Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự ô trong bảng tuần hoàn.

+ Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Lưu ý: Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Lưu ý: Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

- Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+ Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

+ Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

+ Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Lưu ý: Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra được cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố (và ngược lại).

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là:

A. Tính kim loại mạnh.

B. Tính phi kim mạnh.

C. X là khí hiếm.

D. Tính kim loại yếu.

Hướng dẫn giải:

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11 → X nằm ở ô 11 → X là Na.

- Nguyên tố X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3.

- Nguyên tố X có 1 electron lớp ngoài cùng → X thuộc nhóm IA.

→ X nằm ở đầu chu kì → X có tính kim loại mạnh.

Đáp án A

Ví dụ 2: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 33. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. A, B là kim loại hay phi kim?

Hướng dẫn giải:

Ta có: A, B đứng kế tiếp trong 1 chu kì ZB - ZA = 1

ZA + ZB = 33

ZA = 16; ZB = 17.

ZA = 16 A nằm ở ô thứ 16 A là lưu huỳnh A là phi kim.

ZB = 17 B nằm ở ô thứ 17 B là clo B là phi kim.

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm IIA.

B. chu kỳ 3, nhóm IIIA.

C. chu kỳ 2, nhóm IIA.

D. chu kỳ 2, nhóm IIIA.

Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là:

A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII A là kim loại mạnh.

B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III A là kim loại yếu.

C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII A là phi kim mạnh.

D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII A là phi kim yếu.

Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. chu kỳ 3, VA.

B. chu kỳ 3, VIIA.

C. chu kỳ 2, VIIA.

D. chu kỳ 2, VA.

Bài 4: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:

A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.

B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.

C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.

D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.

Bài 5: Một hợp chất khí của R với H có công thức là RH3, trong đó R chiếm 91,1765% về khối lượng. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 2, nhóm IIIA.

B. chu kì 2, nhóm IIA.

C. chu kì 3, nhóm VA.

D. chu kì 2, nhóm VA.

Bài 6: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.

B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.

C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.

D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

Bài 7: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

A. Số thứ tự của nguyên tố.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số electron lớp ngoài cùng.

D. Số lớp electron.

Bài 8: Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố này chứa 17,64% hiđro về khối lượng. Công thứ hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là:

A. H2S.

B. NH3.

C. AsH3.

D. PH3.

Bài 9: Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VIA, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VIIA. So sánh tính chất của X và Y thấy:

A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.

B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.

C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.

D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.

Bài 10: Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy?

A. chu kỳ 2, nhóm IIIA.

B. chu kỳ 3, nhóm VA.

C. chu kỳ 3, nhóm VIA.

D. chu kỳ 2, nhóm IIA.

Bài 11: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.

B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.

C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.

D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Bài 12: Một oxit có tỉ khối hơi so với oxi là 2. Trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Công thức của oxit đó là:

A. CO.

B. CO2.

C. SO2.

D. NO2.

Bài 13: A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B?

A. Mg và Ca.

B. Ca và Ba.

C. Be và Mg.

D. Mg và Ba.

Bài 14: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là:

A. Zn.

B. Cu.

C. Mg.

D. Fe.

Bài 15: Hai kim loại X và Y thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Biết tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 32 và ZX < ZY. Cho các phát biểu sau:

(1) Số hạt mang điện trong hạt nhân Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân X là 8.

(2) Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.

(3) Tính kim loại của X mạnh hơn của Y.

(4) X có độ âm điện lớn hơn Y.

(5) X và Y đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

(6) X và Y thuộc nhóm IIA.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (5), (6).

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (5).

D. (1), (4), (5), (6).

Đáp án minh họa

1B

2C

3B

4B

5C

6A

7D

8B

9B

10B

11D

12C

13A

14D

15D

Xem thêm các dạng bài tập Hóa lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Bài tập trắc nghiệm lý thuyết phi kim và cách giải

Khử oxit kim loại bằng C hoặc CO và cách giải

CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải bài tập

Tổng hợp Clo, hợp chất của Clo và cách giải bài tập

Bài tập về hợp chất của Cacbon và cách giải

1 15,110 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: