TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu phân phối khí

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 Bài 24: Cơ cấu phân phối khí có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 24.

1 19,065 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 24: Cơ cấu phân phối khí

Câu 1. Cơ cấu phân phối khí giúp:

A. Đóng, mở các cửa nạp

B. Đóng mở các cửa thải

C. Đóng mở các cửa nạp và cửa thải

D. Đóng ở các cửa nạp hoặc cửa thải

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

Câu 2. Cơ cấu phân phối khí thực hiện quá trình nào?

A. Nạp khí mới vào xilanh

B. Thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

Câu 3. Người ta chia cơ cấu phân phối khí làm mấy loại?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                      

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu phân phối khí gồm 2 loại: cơ cấu phân phối khí dùng xupap và cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

Câu 4. Có mấy loại cơ cấu phân phối khí dùng xupap?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 loại cơ cấu phân phối khí dùng xupap: cơ cấu phân phối khí dùng xupap trượt và cơ cấu phân phối khí dùng xupaap treo.

Câu 5. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt có cấu tạo như thế nào so với cơ cấu phân phối khí xupap treo?

A. Đơn giản hơn

B. Phức tạp hơn

C. Như nhau

D. Không xác định

Đáp án: A

Giải thích:

Do xupap được đặt trong thân máy nên con đội 2 trực tiếp dẫn động xupap 4 mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian.

Câu 6. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap nào được sử dụng phổ biến hơn?

A. Xupap đặt

B. Xupap treo

C. Cả 2 loại trên

D. Không xác định

Đáp án: B

Giải thích:

Do cơ cấu phân phối khí xupap treo có nhiều ưu điểm như: cấu tạo buồng cháy đơn giản hơn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn, dễ điều chỉnh khe hở xupap.

Câu 7. Ưu điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo:

A. Cấu tạo buồng cháy đơn giản

B. Đảm bảo nạp đầy và thải sạch

C. Dễ điều chỉnh khe hở xupap

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Do cơ cấu phân phối khí xupap treo có nhiều ưu điểm như: cấu tạo buồng cháy đơn giản hơn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn, dễ điều chỉnh khe hở xupap nên được dùng phổ biến.

Câu 8. Hãy cho biết, đâu là cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?

A.

B.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án B là cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt

Câu 9. Hãy cho biết, đâu là cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?

A.

B.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án A là cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo.

Câu 10. Hãy cho biết, vị trí số 1 của cơ cấu phân phối khí xupap treo là gì?

A. Trục cam và cam

B. Con đội

C. Lò xo xupap

D. Xupap

Đáp án: A

Giải thích:

+ Vị trí số 1: trục cam và cam

+ Vị trí số 2: con đội

+ Vị trí số 3: lò xo xupap

+ Vị trí số 4: xupap

Câu 11. Hãy cho biết, vị trí số 2 của cơ cấu phân phối khí xupap treo là gì?

A. Trục cam và cam

B. Con đội

C. Lò xo xupap

D. Xupap

Đáp án: B

Giải thích:

+ Vị trí số 1: trục cam và cam

+ Vị trí số 2: con đội

+ Vị trí số 3: lò xo xupap

+ Vị trí số 4: xupap

Câu 12. Hãy cho biết, vị trí số 3 của cơ cấu phân phối khí xupap treo là gì?

A. Trục cam và cam

B. Con đội

C. Lò xo xupap

D. Xupap

Đáp án: C

Giải thích:

+ Vị trí số 1: trục cam và cam

+ Vị trí số 2: con đội

+ Vị trí số 3: lò xo xupap

+ Vị trí số 4: xupap

Câu 13. Hãy cho biết, vị trí số 4 của cơ cấu phân phối khí xupap treo là gì?

A. Trục cam và cam

B. Con đội

C. Lò xo xupap

D. Xupap

Đáp án: D

Giải thích:

+ Vị trí số 1: trục cam và cam

+ Vị trí số 2: con đội

+ Vị trí số 3: lò xo xupap

+ Vị trí số 4: xupap

Câu 14. Khi động cơ 4 kì làm việc, xupap nạp mở mấy lần trong 1 chu trình?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Trong 1 chu trình, động cơ chỉ nạp 1 lần nên xupap nạp chỉ mở 1 lần.

Câu 15. Khi động cơ 4 kì làm việc, xupap thải mở mấy lần trong 1 chu trình?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Trong 1 chu trình, động cơ chỉ thải 1 lần nên xupap thải chỉ mở 1 lần.

Câu 16. Cơ cấu phân phối khí  dùng xupáp đặt có xupáp được lắp ở đâu?

A. Nắp máy

B. Thân máy

C. Đuôi máy

D. Bất kì vị trí

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu phân phối khí  dùng xupáp đặt là cơ cấu phân phối khí  mà xupáp được lắp trên thân máy.

Câu 17. Động cơ 4 kì sử dụng cơ cấu phân phối khí nào?

A. Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

B. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ở động cơ xăng 2 kì, còn động cơ 4 kì sử dụng cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

Câu 18. Hãy chọn câu sai trong các câu sau đây:

A. Cơ cấu phân phối khí dùng để đóng mở cửa hút, cửa xả.

B. Xupap đóng, mở được là nhờ vấu cam và lò xo

C. Bánh răng trục khuỷu gấp 2 lần bánh răng trục cam.

D. Mỗi cam chỉ dẫn động 1 xupap 

Đáp án: C

Giải thích:

Số vòng quay trục khuỷu gấp 2 lần số vòng quay trục cam chứ không phải là bánh răng.

Câu 19. Chi tiết nào sau đây giúp xupap đóng kín cửa nạp, thải?

A. Cò mổ

B. Lò xo

C. Đũa đẩy

D. Con đội

Đáp án: B

Giải thích:

Lò xo giúp xupap đóng kín cửa nạp, thải

Câu 20: ở động cơ 2 kì, chi tiết nào làm nhiệm vụ của van trượt?

A. Thanh truyền

B. Xupap

C. Pit-tông

D. Trục khuỷu

Đáp án: C

Câu 21: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 22: Cơ cấu phân phối khí xupap treo có ưu điểm gì?

A. Cấu tạo buồng cháy phức tạp

B. Đảm bảo nạp đầy

C. Thải không sạch

D. Khó điều chỉnh khe hở xupap

Đáp án: B

Giải thích: Vì cấu tạo buồng cháy đơn giản, thải sạch, dễ điều chỉnh khe hở xupap.

Câu 23: Đối với cơ cấu phân phối khí xupap treo, mỗi xupap được dẫn động bởi:

A. 1 cam

B. 1 con đội

C. 1 đũa đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 24: Cơ cấu phân phối khí xupap đặt khác cơ cấu phân phối khí xupap treo ở chỗ:

A. Không có đữa đẩy

B. Không có trục cò mổ

C. Không có cò mổ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 25: Chọn phát biểu sai:

A. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt, cửa nạp mở thì xupap đi lên

B. Cơ cấu phân phối khí xupap treo, cửa nạp mở thì xupap đi xuống

C. Bánh răng phân phối làm quay trục khuỷu

D. Cửa nạp mở, lò xo bị nén lại

Đáp án: C

Câu 26: Cơ cấu phân phối khí phân thành những loại nào?

A. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt

B. Cơ cấu phân phối khí xupap treo

C. Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 27: Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ở động cơ nào?

A. Động cơ xăng 4 kì

B. Động cơ xăng 2 kì

C. Động cơ điêzen 4 kì

D. Động cơ điêzen

Đáp án: B

Câu 28: Cơ cấu phân phối khí được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 29: ở động cơ 4 kì:

A. Số vòng quay trục cam bằng một nửa số vòng quay trục khuỷu

B. Số vòng quay trục khuỷu bằng một nửa số vòng quay trục cam

C. Số vòng quay trục cam bằng 2 lần số vòng quay trục khuỷu

D. Số vòng quay trục cam bằng số vòng quay truc khuỷu

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 25: Hệ thống bôi trơn có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Hệ thống làm mát có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27 : Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen có đáp án

Trắc nghiệm Bài 29: Hệ thống đánh lửa có đáp án

1 19,065 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: