TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 28 (có đáp án 2023): Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezencó đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 28.

1 9589 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen

Câu 1. Hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen cung cấp:

A. Nhiên liệu

B. Không khí

C. Nhiên liệu và không khí

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

Câu 2. Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có mấy đặc điểm?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có 2 đặc điểm:

1. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

2. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

Câu 3. Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

B. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có 2 đặc điểm:

1. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

2. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

Câu 4. Đặc điểm đầu tiên của sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen là:

A. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

B. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có 2 đặc điểm:

1. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

2. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

Câu 5. Đặc điểm thứ hai của sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen là:

A. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

B. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có 2 đặc điểm:

1. Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén

2. Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình

Câu 6. Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có mấy khối?

A. 6                                                                     

B. 7

C. 8                                                                     

D. 9

Đáp án: C

Giải thích:

Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có 8 khối: tùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bơm chuyển nhiên liệu, bầu lọc tinh, bơm cao áp, vòi phun, xilanh, bầu lọc khí.

Câu 7. Hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có mấy bầu lọc?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có 2 bầu lọc: bầu lọc thô và bầu lọc tinh.

Câu 8. Nhiệm vụ của thùng nhiên liệu:

A. Chứa nhiên liệu

B. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn

C. Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp.

D. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án A: Chứa nhiên liệu là nhiệm vụ của thùng nhiên liệu

+ Đáp án B: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn là nhiệm vụ của bầu lọc thô

+ Đáp án C: Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp là nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu

+ Đáp án D: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ là nhiệm vụ của bầu lọc tinh

Câu 9. Nhiệm vụ của bầu lọc thô:

A. Chứa nhiên liệu

B. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn

C. Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp.

D. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: Chứa nhiên liệu là nhiệm vụ của thùng nhiên liệu

+ Đáp án B: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn là nhiệm vụ của bầu lọc thô

+ Đáp án C: Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp là nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu

+ Đáp án D: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ là nhiệm vụ của bầu lọc tinh

Câu 10. Nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu:

A. Chứa nhiên liệu

B. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn

C. Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp.

D. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đáp án A: Chứa nhiên liệu là nhiệm vụ của thùng nhiên liệu

+ Đáp án B: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn là nhiệm vụ của bầu lọc thô

+ Đáp án C: Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp là nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu

+ Đáp án D: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ là nhiệm vụ của bầu lọc tinh

Câu 11. Nhiệm vụ của bầu lọc tinh:

A. Chứa nhiên liệu

B. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn

C. Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp.

D. Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Đáp án A: Chứa nhiên liệu là nhiệm vụ của thùng nhiên liệu

+ Đáp án B: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước lớn là nhiệm vụ của bầu lọc thô

+ Đáp án C: Hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới khoang chứa của bơm cao áp là nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu

+ Đáp án D: Lọc sạch cặn bẩn có kích thước nhỏ là nhiệm vụ của bầu lọc tinh

Câu 12. Nhiệm vụ của bơm cao áp:

A. Cung cấp nhiên liệu áp suất cao

B. Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm

C. Cung cấp nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệm vụ của bơm cao áp: cung cấp nhiên liệu áp suất cao, cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm, cung cấp nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ đưa vào vòi phun để phun vào xilanh.

Câu 13. Bơm cao áp bơm nhiên liệu với áp suất như thế nào?

A. Cao

B. Thấp

C. Trung bình

D. Không xác định

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiệm vụ của bơm cao áp: cung cấp nhiên liệu áp suất cao, cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm, cung cấp nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ đưa vào vòi phun để phun vào xilanh.

Câu 14. Trong sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, có mấy loại đường đi?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Trong sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, có 3 loại đường đi: đường đi của nhiên liệu chính, đường hồi nhiên liệu, đường đi của không khí.

Câu 15. Trong sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, có loại đường đi?

A. Đường đi của nhiên liệu chính

B. Đường hồi nhiên liệu

C. Đường đi của không khí.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Trong sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, có 3 loại đường đi: đường đi của nhiên liệu chính, đường hồi nhiên liệu, đường đi của không khí.

Câu 16. Bộ phận nào sau đây có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất ra khỏi nhiên liệu như cặn bẩn, nước,…?

A. Nút xả nước

B. Bầu lọc nhiên liệu

C. Ống thoát khí

D. Bơm chuyển nhiên liệu

Đáp án: B

Giải thích:

Bầu lọc nhiên liệu có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất ra khỏi nhiên liệu như cặn bẩn, nước,…

Câu 17. Khi động cơ làm việc, ở kì nào không khí được hút  qua bầu lọc khí nạp vào xilanh?

A. kì nạp

B. kì nén

C. kì cháy

D. tất cả đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Ở kì nạp, pit-tông đi xuống, không khí được hút từ ngoài vào xilanh do sự chênh lệch áp suất.

Câu 18. Chọn phát biểu đúng:

A. Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút  qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén.

B. Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút  qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong bầu lọc khí bị nén.

C. Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút  qua van điện từ nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén.

D. Tất cả đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút  qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng: nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở:

A. Kì nén

B. Cuối kì nén

C. Kì nạp

D. Kì thải

Đáp án: B

Câu 20: Đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp về thùng nhiên liệu là do?

A. Áp suất nhiên liệu ở vòi phun quá cao

B. Áp suất nhiên liệu ở bơm cao áp quá cao

C. Nhiên liệu bị rò rỉ ở bơm cao áp

D. Giảm áp suất trên đường ống

Đáp án: C

Câu 21: Nhiệm vụ của bơm cao áp là:

A. Cung cấp nhiên liệu với áp suất cao tới vòi phun

B. Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm vào vòi phun

C. Cung cấp nhiên liệu với lượng phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới vòi phun

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 22: Chọn phát biểu đúng: Ở hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen:

A. Thùng nhiên liệu chứa xăng

B. Chỉ có một bầu lọc

C. Đường hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu để giảm áp suất ở vòi phun

D. Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu điêzen

Đáp án: D

Câu 23: Nhiên liệu được phun vào xilanh của động cơ ở:

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Cuối kì nén

D. Đầu kì nén

Đáp án: C

Câu 24: Ở động cơ điêzen, kì nén có nhiệm vụ nén:

A. Nhiên liệu điêzen

B. Không khí

C. Hòa khí

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: B

Câu 25: Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là:

A. Cung cấp nhiên liệu vào xilanh

B. Cung cấp không khí vào xilanh

C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xilanh

D. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh

Đáp án: D

Câu 26: Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có khối nào?

A. Các cảm biến

B. Bộ điều khiển phun

C. Bộ điều chỉnh áp suất

D. Bơm cao áp

Đáp án: D

Câu 27: Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen?

A. Bơm chuyển nhiên liệu

B. Bơm cao áp

C. Bầu lọc tinh

D. Thùng xăng

Đáp án: D

Giải thích: Vì đây là động cơ điêzen

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu từ thùng, qua bầu lọc thô, qua bầu lọc tinh tới:

A. Bơm cao áp

B. Vòi phun

C. Xilanh

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: A

 

 

1 9589 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: