TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 21 (có đáp án 2023): Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 21.

1 29619 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Câu 1. Động cơ đốt trong có mấy loại điểm chết?

A. 1    

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Động cơ đốt trong có điểm chết trên và điểm chết dưới.

Câu 2. Khái niệm điểm chết dưới?

A. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.

B. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động

D. Không xác định được

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án B: Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất, đây là khái niệm của điểm chết trên

+ Đáp án C: Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động, đây là khái niệm của điểm chết.

Câu 3. Mối quan hệ giữa hành trình pit-tông và bán kính trục khuỷu là:

A. S = R

B. S = 2R

C. R = 2S

D. S = 3R

Đáp án: B

Giải thích:

Khi pit-tông chuyển dịch được một hành trình thì trục khuỷu sẽ quay được một góc 1800.

Câu 4. Khái niệm hành trình pit-tông?

A. Là quãng đường pit-tông đi được giữa 2 điểm chết

B. Là quãng đường pit-tông đi được trong một chu trình

C. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 1 vòng 3600.

D. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 7200.

Đáp án: A

Giải thích:

Hành trình pit-tông là quãng đường mà phit-tông đi được giữa 2 điểm chết, tức là khi trục khuỷu quay được 1800. Do đó C và D sai. Mặt khác, quãng đường pit-tông đi được trong 1 chu trình là trục khuỷu quay được 3600 đối với động cơ 2 kì và 7200 đối với động cơ 4 kì nên B sai.

Câu 5. Khái niệm điểm chết?

A. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.

B. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động

D. Không xác định được

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đáp án A: Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất, đây là khái niệm điểm chết dưới.

+ Đáp án B: Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất, đây là khái niệm của điểm chết trên

Câu 6. Kí hiệu của thể tích toàn phần là:

A. Vtp

B. Vbc

C. Vct

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

+ Vbc là thể tích buồng cháy nên B sai.

+ Vct là thể tích công tác nên C sai

Câu 7. Tỉ số nén của động cơ điêzen như thế nào so với động cơ xăng?

A. Như nhau

B. Cao hơn

C. Thấp hơn

D. Không xác định

Đáp án: B

Giải thích:

Động cơ điêzen có tỉ số nén  từ 15 đến 21, động cơ xăng có tỉ số nén từ 6 đến 10.

Câu 8. Đối với động cơ điezen 4 kì, kì số 2 có tên là gì?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – dãn nở

D. Kì thải

Đáp án: A

Giải thích:

Kì 1 là nạp, kì 2 là nén, kì 3 là cháy – dãn nở, kì 4 là thải.

Câu 9. Đối với nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì, kì nào gọi là kì sinh công?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – dãn nở

D. Kì thải

Đáp án: C

Giải thích:

Kì cháy – dãn nở pit-tông di chuyển xuống do hòa khí cháy với áp suất cao đẩy phit-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.

Câu 10. Khái niệm điểm chết trên?

A. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.

B. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động

D. Không xác định được

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất, đây là khái niệm điểm chết dưới.

+ Đáp án C: Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.

Câu 11. Kí hiệu của thể tích công tác là:

A. Vtp

B. Vbc

C. Vct

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

+ Vbc là thể tích buồng cháy nên B sai.

+ Vtp là thể tích toàn phần nên A sai

Câu 12. Đối với động cơ xăng 4 kì, kì số 3 có tên là gì?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – dãn nở

D. Kì thải

Đáp án: C

Giải thích:

Kì 1 là nạp, kì 2 là nén, kì 3 là cháy – dãn nở, kì 4 là thải.

Câu 13. Động cơ xăng 2 kì có mấy cửa khí?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Động cơ xăng 2 kì có 3 cửa khí: cửa nạp, cửa quét và cửa thải.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây là của động cơ 2 xăng kì?

A. Có xupap nạp

B. Có xupap thải

C. Có 3 cửa khí

D. Có xupap nạp và xupap thải

Đáp án: C

Giải thích:

Động cơ xăng 2 kì có 3 cửa khí và pit-tông làm nhiệm vụ của van trượt đóng mở các cửa khí do không có xupap.

Câu 15. Ở động cơ xăng 2 kì, hòa khí qua cửa nạp vào đâu?

A. Vào xilanh

B. Vào cacte

C. Vào xilanh hoặc cacte

D. Không xác định

Đáp án: B

Giải thích:

Hòa khí qua cửa nạp sẽ vào cacte để nén với áp suất cao, khi của quét mở thì hòa khí mới qua cửa quét để vào xilanh.

Câu 16. Kỳ nào được gọi là kỳ sinh công trong động cơ 4 kỳ:

A. Kỳ 1                                                                

B. Kỳ 2

C. Kỳ 3                                                                

D. Kỳ 4

Đáp án: C

Giải thích:

Kì 3: Cháy dãn nở - Kì nổ:

  • Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.
  • Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí.
  • Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao  đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.
  • Vì vậy, kì này còn gọi là kì sinh công.

 Câu 17. Kỳ nào cả hai xupap đều đóng trong động cơ 4 kỳ ?

A. Kỳ 1

B. Kỳ 2

C. Kỳ 2 và kỳ 3

D. Không có kỳ nào

Đáp án: C

Giải thích:

Kỳ 2: Kỳ Nén

+ Piston Chuyển động từ ĐCD lên ĐCT nhờ TK dẫn động.

+ Hai Xupap đều đóng.

Kỳ 3: Kỳ cháy, giãn nở

+ Piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD nhờ lực đẩy khí cháy.

+ 2 xupap vẫn đóng kín.

Câu 18. Cuối kì nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình: 

A. bật tia lửa điện.

B. phun nhiên liệu

C. đóng cửa quét

D. đóng cửa thải

Đáp án: B

Giải thích:

Cuối kì nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu.

Câu 19. Hành trình của Pit-tông là gì ? 

A. quãng đường mà Pit-tông đi được giữa hai điểm chết

B. quãng đường mà đó Pit-tông đổi chiều chuyển động

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Hành trình của Pit-tông là quảng đường mà Pit-tông đi được giữa hai điểm chết (S). Gọi R là bán kính quay của trục khuỷu thì S=2R

Câu 20. Chọn một kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Chu trình được hoàn thành trong 2 kì thì ta có động cơ 2 kì

 B. Chu trình được hoàn thành trong 4 kì ta có động cơ 2 kì

C. Chu trình được hoàn thành trong 2 kì ta có động cơ 1 kì

D. Câu A và B đúng

Đáp án: C

Giải thích:

+ Chu trình được hoàn thành trong 2 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuỷu quay 3600

+ Chu trình được hoàn thành trong 4 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuỷu quay 7200 )

Câu 21: Chu trình làm việc của động cơ gồm các quá trình:

A. Nạp, nén, cháy, thải

B. Nạp, nén, dãn nở, thải

C. Nạp, nén, thải

D. Nạp, nén, cháy – dãn nở, thải

Đáp án: D

 

Câu 22: Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap nạp mở ở kì nào?

A. Kì 1

B. Kì 2

C. Kì 3

D. Kì 4

Đáp án: A

Câu 23: Ở động cơ xăng 4 kì, xupap thải mở ở kì nào?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – dãn nở

D. Kì thải

Đáp án: D

Câu 24: Động cơ xăng 2 kì có:

A. Cửa nạp

B. Cửa thải

C. Cửa quét

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 25: Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ điêzen 4 kì?

A. Bugi

B. Pit-tông

C. Trục khuỷu

D. Vòi phun

Đáp án: A

Giải thích: Vì động cơ điêzen không cần bugi châm cháy hòa khí.

Câu 26: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nào? Chọn đáp án sai:

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy - dãn nở

D. Kì thải

Đáp án: C

Câu 27: Chọn phát biểu đúng:

A. Điểm chết là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động

B. Điểm chết trên là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Điểm chết dưới là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 28: Hành trình pit-tông là? Chọn phát biểu sai:

A. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.

B. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên

C. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một chu trình.

D. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một kì

Đáp án: C

Câu 29: Quan hệ giữa hành trình pit-tông và bán kính quay của trục khuỷu là:

A. S = R

B. S = Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 21 có đáp án: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (ảnh 2)

C. S = 2R

D. S = Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 21 có đáp án: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (ảnh 3)

Đáp án: C

Câu 30: Quan hệ giữa thể tích toàn phần, thể tích công tác và thể tích buồng cháy là:

A. Vct = Vtp - Vbc

B. Vtp = Vct - Vbc

C. Vtp = Vbc - Vct

D. Vct = Vtp . Vbc

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Thân máy và nắp máy có đáp án

Trắc nghiệm Bài 23: Cơ cấu trục khủy thanh truyền có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Cơ cấu phân phối khí có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Hệ thống bôi trơn có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Hệ thống làm mát có đáp án

1 29619 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: