Top 5 mẫu Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường (2024) SIÊU HAY

Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường lớp 12 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 189 11/07/2024


Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường

Đề bài: Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường.

Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường (mẫu 1)

Đề cương cho bài báo cáo nghiên cứu về phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh:

Bước

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

· Xác định đề tài

- Chọn đề tài phù hợp với chủ đề Phương pháp học tập hiệu quả để nghiên cứu.

- Cụ thể hóa đề tài sao cho khả thi, phù hợp với khả năng, điều kiện nghiên cứu của bản thân.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.

- Trả lời các câu hỏi: Bài báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bài báo cáo này là ai?

- Thu thập tư liệu

- Đặt câu hỏi nghiên cứu

- Thu thập tư liệu để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

- Xử lí tài liệu đã thu thập và xác định điểm đóng góp của đề tài đang thực hiện.

- Đề tài phù hợp cần có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm với đề tài.

- Đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách đặt câu hỏi: Tài liệu công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố, xuất bản có đáng tin cậy hay không?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

· Tìm ý

- Sau khi thực hiện xong đề tài, tiến hành tìm ý để viết bài báo cáo.

- Cân nhắc trên các phương diện: câu hỏi nghiên cứu; phương pháp, kết quả nghiên cứu; trích dẫn và cước chú cần sử dụng; các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ.

· Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào bố cục của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu như sau:

- Cơ sở lí thuyết

- Phương pháp nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu

- Kết luận

Bố cục bài báo cáo cũng có thể được chia thành các đề mục phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Bước 3:

Viết bài

Từ dàn ý đã lập, viết bài báo cáo hoàn chỉnh

- Nhan đề cần ngắn gọn, giới thiệu được nội dung chính của bài báo cáo, có chứa từ khóa của đề tài.

- Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan, phù hợp với bài báo cáo khoa học.

- Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy cách để bổ sung thông tin cho bài báo cáo.

- Chú ý đến việc chống đạo văn và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bước 4:

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, đọc lại bài và chỉnh sửa

- Rút kinh nghiệm

- Ghi lại kinh nghiệm về việc viết một bài báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.

Thực hiện dựa vào bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu trong SGK

Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường (mẫu 2)

Tư vấn hướng nghiệp là một trong việc cực kỳ quan trọng đối với học sinh lớp 12 đang chuẩn bị chọn trường thi đại học. Tuy nhiên làm sao để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 đúng cách và hiệu quả nhất? Khám phá ngay trong bài viết sau.

1. Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 là gì?

Ở nước ngoài học sinh có được rất nhiều chương trình học ngoại khóa để có thể tìm hiểu và biết bản thân mình thích hay phù hợp với ngành nghề này. Bên cạnh đó nền giáo dục ở các nước tiên tiến còn có riêng các chương trình hướng nghiệp cho học sinh.

Điều này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ có thể chọn được một con đường học tập và phát triển nghề nghiệp tốt hơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vấn đề này chưa thực sự được chú trọng. Học sinh chỉ tập trung học những kiến thức trên sách giáo khoa và chưa có nhiều tiết học định hướng nghề nghiệp hay thực tiễn để giúp các em có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp hay trường đại học đi thi sau khi tốt nghiệp lớp 12.

Việc học sinh chọn được đúng nghề nghiệp và chọn đúng trường để học sẽ giúp các em có thể phát huy được tối đa những khả năng và điểm mạnh của bản thân, phát triển năng lực một cách tối đa và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc sau này. Chính vì lợi ích như vậy mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được mặt tích cực của việc tư vấn định hướng nghề nghiệp.

Còn với doanh nghiệp việc các em học sinh được tư vấn và định hướng được nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn sẽ giúp cho tổ chức được phát triển một cách mạnh mẽ hơn, chất xám được đầu tư và khai thác có hiệu quả hơn trong từng mảng công việc và từng phòng ban.

Điều này còn sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được những lao động có tay nghề chuyên môn, tránh được tình trạng thiếu hụt nhân lực giữa các ngành hot hiện nay. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm được tối đa tỷ lệ nghỉ việc do công việc không hợp hay nhân viên không hứng thú với công việc hiện tại.

Về mặt xã hội thì việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh 12 đúng đắn sẽ giúp cho thị trường lao động được cân bằng hơn, giảm tỷ lệ mất cân đối trong nhân lực, đồng thời sẽ giúp xã hội tránh được tình trạng thiếu hay khan hiếm nhân lực trong một số ngành hot hay ngành khó tuyển người.

2. Khi nào phù hợp để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Thực ra việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nên được chú trọng và thực hiện càng sớm càng tốt. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân các em phải biết mình thích điều gì, có điểm mạnh gì và điểm yếu như thế nào để có thể chọn được một nghề nghiệp hay công việc thật phù hợp trong tương lai.

Tuy nhiên hiện nay với nhiều bạn trẻ thì thời điểm định hướng tốt nhất là trong giai đoạn bước vào cấp 3. Đây là giai đoạn cuối cùng của chương trình học phổ thông trên toàn quốc. Đến thời điểm này các bạn sẽ có những nhìn nhận và đánh giá riêng cho bản thân mình về sở thích cũng như năng lực mình có.

Chính vì thế nhà trường, thầy cô, bạn bè hay chính ngay gia đình là những người bên ngoài có cái nhìn về tính cách và con người bạn cũng có thể cho bạn được những tư vấn và lời khuyên tốt nhất.

Tuy nhiên trước đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về thông tin của từng ngành nghề thông qua tivi, sách báo hay chính những người thân quen trong cuộc sống hằng ngày của mình. Bên cạnh đó nhà trường cũng nên thường xuyên có những buổi học ngoại khóa về hướng nghiệp để các bạn học sinh có một cái nhìn thực tế nhất.

3. Các yếu tố để chọn nghề phù hợp cho tương lai

3.1. Xác định rõ điểm mạnh của bản thân

Việc đầu tiên để bản thân bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi nên chọn nghề gì cho tương lai? đó chính là bạn cần phải nhìn nhận lại bản thân mình, liệu bạn có những điểm mạnh nào và những điểm mạnh đó thì phù hợp với những nhóm ngành nào. Từ đó bạn mới đi sâu hơn để có thể chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất.

Việc xác định rõ điểm mạnh của bản thân có thể do bạn tự đánh giá và cả những người xung quanh mình đánh giá đưa ra ý kiến. Trên cơ sở đó, bạn tổng hợp hết những điểm mạnh đó để có thể xác định được những thông tin nghề nghiệp tiếp theo.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin bạn chỉ cần tra cứu thông tin trên mạng hay làm những bài test để có thể đưa ra được danh sách những nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình.

3.2. Xác định sở thích, niềm yêu thích, hứng thú về lĩnh vực nào đó

Ngoài việc xác định được điểm mạnh của bản thân thì một yếu tố khác cũng tác động rất lớn đến việc chọn nghề nghiệp theo đúng hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 đó chính là xác định sở thích và niềm yêu thích riêng của bản thân.

Thường thì trong quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn bất cứ ai cũng có một sở thích hay niềm yêu thích nào đó, có bạn sẽ yêu thích nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu và có bạn cũng yêu thích khám phá sinh học, thực vật ....

Chính những tư duy về mặt sở thích hay đam mê này cũng là một yếu tố để dẫn lối cho việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn. Hiện nay tại các trường THPT lớn tại các thành phố lớn đều cũng đã có những câu lạc bộ chuyên sâu về các lĩnh vực cho các bạn học sinh có được môi trường tốt nhất để phát triển sở thích và đam mê của bản thân.

3.3. Xác định tính cách của mình

Bên cạnh bạn có điểm mạnh hay sở thích với ngành nghề đó thì một yếu tố khác cũng quyết định đến việc bạn có nên chọn lựa nghề đó để theo đuổi học và làm hay không đó chính là tính cách của bản thân. Nếu bạn là người hướng ngoại, thích sáng tạo, tìm tòi cái mới và thích công việc có sự thay đổi thường xuyên thì hoàn toàn không phù hợp với kế toán, kiểm toán…

Ngược lại nếu bạn là người hướng nội, ít nói, sợ va chạm thì không thể làm được Marketing, quảng cáo,… Việc xác định tính cách của mỗi người được coi như một yếu tố đủ để bạn có được một định hướng nghề tốt cho bản thân trong tương lai.

3.4. Xác định phát triển xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

Một yếu tố khác cũng được nhiều người nhắc đến trong các chương trình hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 đó chính là nhu cầu nhân lực trong tương lai. Không ai đổ xô đi chọn và học một ngành có quá nhiều người theo học và đang dư nhân sự về sau này.

Học sinh cũng không nên chọn những ngành có dự báo thiếu nhân sự hay sẽ hot trong tương lai, vì nếu ai cũng có suy nghĩ đó thì chắc chắn trong tương lai khi bạn ra trường sẽ có nhiều người giống bạn và tỷ lệ cạnh tranh để có việc làm sẽ cao hơn.

Với yếu tố này bạn cần phải có sự nhìn nhận tổng quan và đánh giá khách quan nhất từ những cơ quan dự báo hay sự kiện liên quan diễn ra trong thời điểm bạn ra trường. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu và chọn lọc những thông tin có căn cứ và số liệu chính xác nhất.

3.5. Xác định trường có ngành nghề đào tạo phù hợp

Hiện nay có một thực trạng là có rất nhiều trường đại học được thành lập và đào tạo nhiều ngành nghề giống nhau. Vì vậy bạn cần phải xác định được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân trước tiên, sau đó tìm hiểu đến những trường chuyên đào tạo về ngành nghề đó để có được một sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất.

3.6. Xác định điều kiện gia đình

Ngoài ra bạn cũng nên xác định điều kiện kinh tế của gia đình để chọn được một trường đại học hay cao đẳng phù hợp với ngành nghề và chương trình đào tạo. Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế khá giả có thể đăng ký học tại những trường quốc tế, đào tạo chương trình quốc tế, chất lượng cao hay chương trình liên kết với nước ngoài. Ngược lại bạn có thể học các trường công lập, chính quy có chương trình học và đào tạo bài bản.

4. Các ngành nghề đang có tiềm năng phát triển

4.1. Ngành Công nghệ thông tin

Để có được một chương trình hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 có hiệu quả nhất thì bạn cũng nên tìm hiểu sơ qua những ngành học đang có tiềm năng phát triển do thiếu nhân lực trầm trọng trong tương lai. Đầu tiên có thể kế đến là ngành công nghệ thông tin.

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và sắp tới có thể là 5.0 hay 6.0 nên xã hội đang dần dần thay thế tất cả mọi thứ xung quanh bằng công nghệ thông tin. Như hiện nay bạn có thể làm mọi thứ trên điện thoại di động từ đặt xe, đặt vé máy bay online nhanh chóng, tiện lợi, vé xem phim, đặt đồ ăn giao hàng tận nhà hay mua sắm online vô vàn sản phẩm dùng trong cuộc sống… Chính vì thế nguồn lực trong ngành này đang rất hot và dự đoán thiếu nhiều nhân lực trầm trọng trong tương lai.

4.2. Ngành Y-Dược chăm sóc sức khỏe

Một ngành nghề thiếu nhân lực khác thường hay được nhắc tới trong các buổi hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 đó chính là Y - dược. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông, chất lượng sống đang suy giảm,…

Chính vì thế nhiều người mắc bệnh hơn làm cho nhiều bệnh viện đang quá tải và nhân sự trong ngành này cũng đang rất thiếu. Tuy nhiên điểm đầu vào của những ngành Y - dược thường nằm trong top dẫn đầu do chương trình đào tạo và thực hành rất khó và nguy hiểm vì bạn phải trực tiếp làm việc với tính mạng của con người.

4.3. Ngành Marketing

Trong khối ngành kinh tế thì ngành Marketing được đánh giá là thiếu nhân lực và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Hiện nay để bán được một sản phẩm thì chất lượng không còn là yếu tố quyết định mà điểm mấu chốt chính là các chương trình Marketing và quảng bá sản phẩm.

4.4. Ngành Dịch vụ

Trong quá trình chọn nghề và thi đại học thì các bạn lớp 12 thường rất kén chọn với ngành dịch vụ. Vì các bạn sợ ngoại hình chưa đủ, phải làm cuối tuần, lễ tết hay ca đêm không có thời gian cho bản thân,… Tuy nhiên nhu cầu nhân lực của ngành dịch vụ cực kỳ khan hiếm và bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài với ngành này nếu có khả năng ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, bạn còn có được trải nghiệm làm việc chuyên nghiệp ở các khách sạn sang trọng, cao cấp, hay tham gia làm hướng dẫn viên tour du lịch khám phá mọi miền tổ quốc hấp dẫn,...

4.5. Ngành Bán hàng - Kinh doanh

Song song với Marketing thì ngành bán hàng kinh doanh cũng đang rất cần một đội ngũ lớn nhân sự trẻ và có năng lực trong tương lai gần.

Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường (mẫu 3)

Đang cập nhật ....

Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường (mẫu 4)

Đang cập nhật ....

1 189 11/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: