Top 5 mẫu Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng (2025) SIÊU HAY

Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng lớp 12 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 6,843 13/01/2025


Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng

Đề bài: Viết báo cáo nghiên cứu về Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng.

Dàn ý Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung: Âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt là học sinh.

  • Đặt vấn đề: Những xu hướng âm nhạc nào đang được các bạn trẻ yêu thích và chia sẻ nhiều nhất hiện nay?

  • Mục đích: Bài viết này sẽ giới thiệu một số xu hướng âm nhạc nổi bật và phân tích nguyên nhân được giới trẻ đón nhận.

II. Thân bài

1. Xu hướng nghe nhạc trực tuyến

  • Nghe nhạc qua các nền tảng trực tuyến: Spotify, YouTube Music, Apple Music...

  • Ưu điểm: Tiện lợi, đa dạng thể loại, có thể tạo danh sách phát riêng.

  • Xu hướng nghe nhạc bằng tai nghe không dây:Sự tiện lợi, thời trang và chất lượng âm thanh cao cấp.

  • Tai nghe không dây

  • Xu hướng nghe nhạc kết hợp với các hoạt động khác:Nghe nhạc khi học bài, tập thể dục, làm việc...

2. Các thể loại âm nhạc được yêu thích

  • Âm nhạc điện tử (EDM):Nhịp điệu sôi động, phù hợp với các buổi tiệc, sự kiện.

  • Buổi diễn EDM

  • Hip hop/Rap:Ca từ trẻ trung, năng động, phản ánh cuộc sống hiện đại.

  • Pop:Giai điệu dễ nghe, dễ nhớ, phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Indie:Âm nhạc độc lập, sáng tạo, mang đậm cá tính của người nghệ sĩ.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn âm nhạc của học sinh

  • Ảnh hưởng từ bạn bè, người nổi tiếng:Tâm lý đám đông, muốn hòa nhập.

  • Ảnh hưởng từ mạng xã hội:TikTok, Instagram, Facebook... là những nền tảng giúp lan tỏa các xu hướng âm nhạc mới.

  • Lý do cá nhân:Tâm trạng, sở thích, hoàn cảnh sống...

4. Những tác động tích cực và tiêu cực của các xu hướng âm nhạc

  • Tích cực:Giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn.

  • Cung cấp nguồn cảm hứng, động lực.

  • Mở rộng vốn hiểu biết về âm nhạc.

  • Tiêu cực:Ảnh hưởng đến kết quả học tập nếu nghe nhạc quá nhiều.

  • Gây nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe.

III. Kết bài

  • Tóm tắt lại các ý chính:Xu hướng nghe nhạc trực tuyến ngày càng phổ biến.

  • Các thể loại âm nhạc được yêu thích.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn âm nhạc.

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn âm nhạc phù hợp:Nên nghe những bài hát có ca từ lành mạnh, giai điệu vui tươi.

  • Cân bằng thời gian nghe nhạc và các hoạt động khác.

Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng (mẫu 1)

Dòng nhạc theo phong cách Folktronica (tác phẩm âm nhạc kết hợp phong cách hiện đại với chất liệu dân gian) hiện nay đang được phần lớn học sinh quan tâm và cảm thấy hứng thú. Vậy, dòng nhạc ấy có gì mà lại mang tới sức hút đặt biệt như vậy?

Dòng nhạc theo phong cách Folktronica được giới chuyên môn dự đoán tiếp tục là “át chủ bài” của thị trường nhạc Việt trong năm mới 2024. Cùng với việc nghệ sĩ và khán thính giả ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Folktronica cũng dần tạo nên tầm ảnh hưởng nhất định đối với các sản phẩm âm nhạc Việt Nam.

Điển hình trong số này là sự thành công của DTAP - nhóm nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất ca khúc gắn với thành công của Hoàng Thùy Linh với các tác phẩm như See tình, Gieo quẻ… DTAP tiếp tục tạo dấu ấn khi kết hợp cùng Phương Mỹ Chi trong MV Vũ trụ có anh và album Vũ trụ cò bay gồm 10 bài hát được chuyển thể từ các tác phẩm văn học, mang đậm phong cách dân gian đương đại. Cũng cùng xu hướng đó, nữ ca sĩ Hòa Minzy đóng góp ca khúc Thị Mầu với âm hưởng chèo. Chỉ ít ngày ra mắt, Thị Mầu đã đạt vị trí dẫn đầu top thịnh hành YouTube Việt Nam… Điểm chung của các ca sĩ này là họ đều thoát khỏi “vỏ kén” gần như định hình trước đó để tiến tới phong cách Folktronica, và họ đã thành công! Điều này lý giải một điều, bên cạnh tài năng của các nghệ sĩ trẻ, thì xu hướng âm nhạc kết hợp yếu tố dân tộc và phong cách hiện đại đang rất được ưa chuộng…
Cũng trong năm 2023, nhà sản xuất Masew và Quán quân Rap Việt mùa 3 Double2T làm nên ca khúc mang đậm âm hưởng vùng cao phía Bắc - À lôi. Tác phẩm liên tục duy trì thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc. Đáng chú ý, từ ca khúc này, trend “À lôi” cũng trở nên thịnh hành trong giới trẻ một thời gian dài. (À lôi là một câu cảm thán bày tỏ sự bất ngờ, ngạc nhiên của dân tộc Tày đối với một điều gì đó). Sự thịnh hành ngôn ngữ trong ca khúc càng khắc họa nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam…
Báo cáo từ Spotify cho biết, có 42% Gen Z tin rằng âm nhạc có thể kết nối nhiều nền văn hóa; 85% người trẻ đã sử dụng âm nhạc và podcast để trải nghiệm…, phải chăng vì thế mà âm nhạc với chất liệu đa dạng của văn hóa đang là xu thế?
Nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cấp cao Khoa Truyền thông và Thiết kế từ Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, nghệ sĩ Việt đang dần khám phá ra tiềm năng to lớn của việc kết hợp những nét hiện đại vào các chất liệu văn hóa truyền thống mà vẫn giữ được sự tôn trọng đối với nguồn gốc lịch sử. Hoàng Thùy Linh và Phương Mỹ Chi là ví dụ điển hình của những nghệ sĩ đã sử dụng Folktronica thành công và nhận được sự quan tâm của cả trong nước lẫn quốc tế. Một trường hợp đáng chú ý khác là MV Về nghe mẹ ru - một sản phẩm hợp tác giữa ca sĩ Gen Z Hoàng Dũng, NSND Bạch Tuyết và “hitmaker” Hứa Kim Tuyền, có sự pha trộn thú vị giữa rap và cải lương. Với sức ảnh hưởng được chứng minh toàn cầu, Folktronica hứa hẹn sẽ trở thành quân “át chủ bài” mới của nền âm nhạc Việt.

Âm nhạc hiện đại kết hợp tiết tấu dân gian đã mang đến sự mới lạ và độc đáo cho nền âm nhạc Việt, tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến các nghệ sĩ đang theo đuổi hướng đi này. Chúng ta nên nhìn xa hơn việc kết hợp với họ như một người nổi tiếng thông thường, bởi ngoài kết quả về các chỉ số đo lường, việc kết hợp với những nghệ sĩ Folktronica còn có thể thúc đẩy sự đồng điệu về bản sắc văn hóa, những giá trị truyền thống tạo ra thành công lâu dài cho thương hiệu. Điều này cũng cần sự thấu cảm về hoạt động của nghệ sĩ cũng như sự trân trọng sâu sắc đối với những đặc trưng phong phú của nước ta.

Nếu xét về mục tiêu lấy ngành công nghiệp truyền thông giải trí làm điểm thu hút văn hóa - du lịch để phát triển đất nước, không khó để nói rằng Folktronica hoàn toàn có thể trở thành hướng đi đầy tham vọng của các nghệ sĩ, giúp họ tạo nên dấu ấn riêng trên thị trường âm nhạc Việt Nam và thế giới. Theo đó, các nghệ sĩ và công ty âm nhạc có thể tận dụng xu hướng này để đưa tác phẩm lên những nền tảng quốc tế, tham gia vào các lễ hội âm nhạc, hoặc hợp tác cùng các nghệ sĩ từ nhiều quốc gia khác nhau.

Trở lại trường hợp album Vũ trụ cò bay của Phương Mỹ Chi. Cô ca sĩ trẻ vốn đã nổi tiếng với dòng nhạc dân ca và thu hút được lượng “fan” lớn tuổi đông đảo, tuy nhiên, để tiếp cận thế hệ trẻ hơn, Phương Mỹ Chi quyết định cho ra mắt Vũ trụ cò bay - một sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc dân gian và phong cách đương đại, với 10 bài hát lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học đã quá quen thuộc trong sách giáo khoa. Kết quả chứng minh sự kết hợp này rất được Gen Z ưa chuộng, bởi thế hệ ngày nay vừa coi trọng nền văn hóa phong phú của nước nhà, vừa khát khao mang những nét đặc sắc của Việt Nam vươn tầm thế giới.

Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng (mẫu 2)

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Cùng với dòng chảy của thời gian, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thể loại, như: Pop, ballad, bolero, R&B, rock… Để giới trẻ tiếp nhận dòng nhạc chính thống, mang đậm bản sắc dân tộc và lành mạnh, cần phải có định hướng đúng đắn và kịp thời.

1. Nỗi lo với "nhạc thị trường"

Nhạc trẻ hiện nay đang trong xu hướng phát triển và có nhiều thay đổi, với sự bùng nổ của các ca khúc mang tính tự phát cao. Nhiều "ca sĩ, nhạc sĩ" tên tuổi lạ lẫm xuất hiện khi tài năng còn hạn chế. Trong khi đó, thị hiếu âm nhạc của giới trẻ cũng dễ dãi hơn so với trước đây, nhiều người nghe nhạc theo “trào lưu”.

Những năm gần đây, vì mải chạy theo thị trường mà nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của một bộ phận giới trẻ. Nhiều hiện tượng âm nhạc nổi lên bằng cách mua vui cho mạng xã hội như Lệ Rơi, Tùng Sơn… trở thành trào lưu rẻ mạt cho một bộ phận giới trẻ học theo…

Từ khi thị trường âm nhạc Việt Nam xuất hiện dòng nhạc teen thì thể loại này thường xuyên ngự trị trên internet, rồi nhanh chóng lên sàn diễn. Với những ca từ dễ dãi, kết hợp với việc ăn mặc hở hang, uốn éo trên sân khấu, các "ca sĩ" ở thể loại này thi nhau lũng loạn nghệ thuật bằng các vụ lùm xùm lẫn scandal, như: Hát nhép, ăn mặc sexy để câu khán giả hay tung ra những sản phẩm mà nhiều người cho là “thảm họa” âm nhạc... Sau những vụ scandal, khán giả “nóng mặt” trong khi hình ảnh của các "ca sĩ" này xuất hiện với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi, kèm theo đó là giá “cát sê” tăng vù vù.

Với xu hướng thưởng thức âm nhạc như hiện nay, liệu những tác phẩm âm nhạc mang tính dân tộc, dân gian truyền thống có bị giới trẻ và xã hội lãng quên không? Đây là một câu hỏi đáng để những người làm công tác văn hóa-nghệ thuật trăn trở và tìm kiếm câu trả lời.

2. Đưa âm nhạc chất lượng đến khán giả trẻ

Chính bởi sự mai một cái đẹp trong thị hiếu âm nhạc của giới trẻ Việt hiện nay, việc định hướng phong cách nhạc cho họ là điều rất cần thiết. Nhận thức được điều đó, nhiều chương trình âm nhạc hay đã và đang được lên sóng, phần nào khơi dậy tinh thần dân tộc, giáo dục âm nhạc truyền thống cũng như định hình lại phong cách âm nhạc cho khán giả yêu nhạc, nhất là thế hệ trẻ. Có thể kể đến các chương trình: Giai điệu tự hào, Sao mai điểm hẹn, Sing my song, Bài hát Việt… Qua các chương trình này, phần nào giúp các bạn trẻ nhận thức được giá trị của âm nhạc để thêm yêu gia đình, quê hương, đất nước qua từng giai điệu, lời ca.

Thế hệ trẻ là thế hệ tiếp nối truyền thống, âm nhạc dân tộc muốn đứng vững trong đời sống một phần cũng nhờ các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ yêu nhạc cũng đã ý thức được trách nhiệm đó để nghe và sáng tác nhạc có sức nặng hơn. Ngoài các ca khúc mang chủ đề tình yêu thì vẫn có những ca khúc “hit” được sáng tác từ chính các bạn trẻ Việt. Có thể kể đến ca khúc “Việt Nam ơi”, được khán giả gọi là “bài hát quốc dân”. Bài hát đã khơi niềm tự hào chiến thắng của người dân Việt Nam, gắn liền với những trận thắng huy hoàng trên sân cỏ. Tác giả của bài hát là một chàng trai có tên Minh Beta còn khá trẻ nhưng có nhận thức chính trị tốt. Anh từng chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và tự hào. Mục đích khi sáng tác là để truyền tải năng lượng tích cực tới mọi người. Tôi nghĩ nó đã làm được sứ mệnh đó”.

Để âm nhạc truyền thống đến với giới trẻ nhiều hơn, việc cần làm là phải giáo dục từ trong nhà trường, gia đình, từ các buổi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Các chương trình, cuộc thi hát về nhạc truyền thống cũng rất cần thiết để khơi dậy nhiệt huyết trong mỗi em. Mới đây, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về thanh niên Việt Nam chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019-2024. Đó là một cách làm hiệu quả cho công tác giáo dục truyền thống trong thanh niên. Bên cạnh đó, còn có dân ca của các vùng, miền nên cần tổ chức các câu lạc bộ dân ca để thế hệ trẻ có trách nhiệm lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc mình. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần có những giải pháp nhằm đánh giá, quản lý chặt chẽ hơn nữa các ca khúc mới trước khi đưa đến công chúng; chú trọng khâu kiểm duyệt để sàng lọc và đào thải những tác phẩm âm nhạc chất lượng kém, nội dung không lành mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần tôn vinh kịp thời các ca khúc có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc và có giải pháp đưa âm nhạc bác học đến gần hơn với công chúng nhằm nâng cao thị hiếu âm nhạc của giới trẻ ngày nay.

Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng (mẫu 3)

Hiện nay, có nhiều xu hướng và hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật:

Sự kết hợp giữa các thể loại âm nhạc: Học sinh ngày nay rất thích thú với sự pha trộn giữa các thể loại âm nhạc khác nhau, tạo nên những bản nhạc độc đáo và mới lạ. Ví dụ, sự kết hợp giữa nhạc pop và nhạc điện tử, hoặc giữa nhạc rap và nhạc cổ điển.

Sự trở lại của các định dạng âm nhạc vật lý: Mặc dù âm nhạc số đang chiếm ưu thế, nhưng các định dạng âm nhạc vật lý như đĩa vinyl và băng cassette đang dần trở lại và được nhiều học sinh yêu thích vì tính hoài cổ và trải nghiệm nghe nhạc đặc biệt.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tác âm nhạc: AI đang ngày càng được sử dụng để sáng tác và sản xuất âm nhạc, tạo ra những bản nhạc mới mẻ và độc đáo. Điều này thu hút sự quan tâm của học sinh yêu thích công nghệ và âm nhạc.

Âm nhạc cá nhân hóa: Với sự phát triển của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm và nghe những bản nhạc phù hợp với sở thích cá nhân của mình. Các thuật toán đề xuất nhạc dựa trên thói quen nghe nhạc của người dùng cũng giúp họ khám phá nhiều bản nhạc mới.

Sự phát triển của âm nhạc trực tuyến và biểu diễn trực tiếp: Các buổi biểu diễn trực tuyến và các nền tảng phát trực tiếp như YouTube, TikTok đang trở thành xu hướng phổ biến, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và thưởng thức âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới.

Những xu hướng này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách học sinh tiếp cận và thưởng thức âm nhạc, mà còn cho thấy sự sáng tạo và đổi mới không ngừng trong ngành công nghiệp âm nhạc hiện đại.Hiện nay, có nhiều xu hướng và hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật:

Sự kết hợp giữa các thể loại âm nhạc: Học sinh ngày nay rất thích thú với sự pha trộn giữa các thể loại âm nhạc khác nhau, tạo nên những bản nhạc độc đáo và mới lạ. Ví dụ, sự kết hợp giữa nhạc pop và nhạc điện tử, hoặc giữa nhạc rap và nhạc cổ điển.

Sự trở lại của các định dạng âm nhạc vật lý: Mặc dù âm nhạc số đang chiếm ưu thế, nhưng các định dạng âm nhạc vật lý như đĩa vinyl và băng cassette đang dần trở lại và được nhiều học sinh yêu thích vì tính hoài cổ và trải nghiệm nghe nhạc đặc biệt.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tác âm nhạc: AI đang ngày càng được sử dụng để sáng tác và sản xuất âm nhạc, tạo ra những bản nhạc mới mẻ và độc đáo. Điều này thu hút sự quan tâm của học sinh yêu thích công nghệ và âm nhạc.

Âm nhạc cá nhân hóa: Với sự phát triển của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm và nghe những bản nhạc phù hợp với sở thích cá nhân của mình. Các thuật toán đề xuất nhạc dựa trên thói quen nghe nhạc của người dùng cũng giúp họ khám phá nhiều bản nhạc mới.

Sự phát triển của âm nhạc trực tuyến và biểu diễn trực tiếp: Các buổi biểu diễn trực tuyến và các nền tảng phát trực tiếp như YouTube, TikTok đang trở thành xu hướng phổ biến, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và thưởng thức âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới.

Những xu hướng này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách học sinh tiếp cận và thưởng thức âm nhạc, mà còn cho thấy sự sáng tạo và đổi mới không ngừng trong ngành công nghiệp âm nhạc hiện đại.

Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng (mẫu 4)

Đang cập nhật ...

1 6,843 13/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: