Top 10 mẫu Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (2024) SIÊU HAY

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại lớp 12 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 487 05/10/2024


Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại

Đề bài: Phân tích, đánh giá việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyện thuyết, truyện cổ tích) trong một tác phẩm văn học hiện đại.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 1)

Truyện ngắn sự tích Những ngày đẹp trời (Hòa Vang) được cải biên từ Sơn Tinh, Thủy Tinh

Trong “sự tích Những ngày đẹp trời" của nhà văn Hòa Vang, người đọc không khỏi bị cuốn hút bởi những nét sáng tạo độc đáo của tác giả, đặc biệt là trong việc xây dựng các nhân vật chính. Đó là những thay đổi đáng chú ý so với "nguyên mẫu" - truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.

Về hình tượng nhân vật, đầu tiên là Thủy Tinh - vị thần hùng mạnh nhưng vốn là một kẻ độc ác, bạo tàn. Trong tác phẩm của Hòa Văng, Thủy Tinh đã được chuyển hóa thành một nhân vật đầy tình người. Tác giả đặc biệt tập trung vào việc khám phá nội tâm của chàng, để lộ ra một Thủy Tinh say đắm trong tình yêu dành cho Mỵ Nương. Thay vì chỉ là một kẻ thù tức giận và bất lực trước thất bại, Thủy Tinh giờ đây còn mang trong mình nỗi đau buồn, tuyệt vọng sâu sắc. Sự tái tạo này của Hòa Văng không chỉ giúp Thủy Tinh trở nên nhân đạo và đáng thương hơn, mà còn tạo nên một nhân vật đa chiều, phức tạp hơn rất nhiều so với truyền thuyết cổ.

Bên cạnh Thủy Tinh, nhân vật Mỵ Nương cũng được Hòa Văng xây dựng với những nét mới lạ. Thay vì chỉ là một công chúa thụ động tuân theo lệnh vua cha, Mỵ Nương giờ đây đã trở thành một phụ nữ với tâm hồn sâu sắc. Nàng không chỉ yêu quý Sơn Tinh vì những phẩm chất tốt đẹp của anh, mà còn thấu hiểu và thương cảm cho cả Thủy Tinh. Đặc biệt, trong hoàn cảnh bị chia cắt giữa hai người đàn ông, Mỵ Nương đã tự mình tìm đến Thủy Tinh để khuyên chàng hãy từ bỏ hận thù. Hành động này không chỉ thể hiện mong muốn hòa bình, hòa hợp của Mỵ Nương, mà còn khẳng định bà là một phụ nữ can đảm, độc lập và biết suy nghĩ vì cộng đồng.

Ngoài hai nhân vật chính trên, Sơn Tinh cũng được Hòa Văng miêu tả chi tiết và sống động hơn bao giờ hết. Anh không chỉ là một anh hùng mạnh mẽ, tài năng trong việc bảo vệ bờ cõi, mà còn là một người chồng yêu thương, quan tâm đến vợ. Qua đó, Hòa Vang đã góp phần làm cho hình ảnh của Sơn Tinh trở nên trọn vẹn, không chỉ là một con người tài giỏi mà còn là một nhân cách đáng kính.

Ngoài việc xây dựng các nhân vật chính, tác phẩm của Hòa Vang còn thể hiện sự sáng tạo ở một số khía cạnh khác. Không chỉ ca ngợi sức mạnh và trí tuệ con người, tác phẩm còn tôn vinh tình yêu, sự thấu hiểu và tinh thần hòa hợp. Điều này thể hiện rõ trong hình ảnh Mỵ Nương và những hành động của nàng. Về mặt nghệ thuật, Hòa Văng cũng gây ấn tượng với ngôn từ lãng mạn, trữ tình, miêu tả thiên nhiên sống động, gợi cảm, đồng thời khéo léo kết hợp các chi tiết hiện thực vào tác phẩm.

Những phát hiện về sự sáng tạo của nhà văn Hòa Vang trong tác phẩm "Sự tích những ngày đẹp trời" không chỉ giúp độc giả hiểu sâu hơn về tác phẩm, mà còn thấy được những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn truyền tải. Đó chính là những điều làm nên sức hấp dẫn vượt thời gian của tác phẩm này.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 2)

Văn học tồn tại như một dòng chảy vô tận, luôn liên tục chuyển động và phát triển. Trong dòng chảy đó, việc các tác giả sử dụng, biến đổi và sáng tạo từ những nguồn tài liệu có sẵn là không thể tránh khỏi. Điều này đóng góp vào sự phong phú và đa dạng của kho tàng văn học. Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình sáng tạo, biến đổi và sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn trong văn học.

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã không sao chép một cách đơn thuần mà vay mượn một cách có chọn lọc những chất liệu như: cốt truyện, nhân vật, mô típ,... để tạo nên một tác phẩm mới mẻ, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Nguyễn Du đã không ngừng tiến xa hơn khỏi khung cảnh cơ bản của Truyện Kim Vân Kiều, mà đã táo bạo tạo ra những biến đổi sáng tạo và phong phú. Việc bổ sung nhân vật Thúy Kiều, một nhân vật mới với đời sống tâm lý sâu sắc và đầy đau thương, không chỉ làm phong phú thêm câu chuyện mà còn tạo ra sự đồng cảm và sự chú ý đặc biệt từ độc giả. Sự thay đổi về kết thúc, từ một kết cục truyền thống sang một kết thúc mới, mang lại một thông điệp sâu sắc hơn về cuộc sống và con người. Đặc biệt, trong việc phát triển nhân vật, Nguyễn Du đã làm cho những nhân vật đã có trong Truyện Kim Vân Kiều trở nên sống động hơn bằng cách tạo ra những đặc điểm tâm lý phức tạp và mang tính nhân văn sâu sắc. Thúy Kiều, một biểu tượng của sự đẹp đẽ và tài năng, đồng thời cũng là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm trong cuộc đời, đã trở thành một biểu tượng về sự kiên định và sức mạnh trong cuộc sống, đồng thời là sự lên án sâu sắc đối với sự bất công của xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã tận dụng những mô típ quen thuộc trong văn học dân gian, nhưng thay đổi chúng để phản ánh ý tưởng và phong cách sáng tạo của mình. Ví dụ, mô típ "hòn đá thử vàng" không chỉ đơn thuần là một thử thách vật chất, mà còn là một thử thách về lòng kiên nhẫn và sự chống chọi với số phận của Thúy Kiều, từ đó khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm. Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất, giúp Truyện Kiều trở thành một tác phẩm vĩ đại, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du đã sáng tạo nên một bức tranh xã hội phong phú và đa chiều, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc và khẳng định tài năng vĩ đại của mình trong lịch sử văn học.

Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, là bông hoa rực rỡ trong vườn hoa văn học thế giới. Sự vay mượn, cải biến và sáng tạo của Nguyễn Du đã góp phần tạo nên giá trị trường tồn của tác phẩm.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 3)

Ca dao được nhắc đến trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Nhắc đến Hàn Mặc Tử không thể không nhắc đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ- một trong những tuyệt phẩm bất hủ của ông. Bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái ông từng thầm yêu. “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong thời gian ông đang điều trị bệnh ở Quy Hòa nên mỗi tứ thơ trong câu từ của tác phẩm đều mang một nỗi niềm khát khao được giao cảm của nhà thơ. Đồng thời bài thơ cũng mang theo những giá trị của văn học dân gian tổ điểm thêm cho bức tranh tư tưởng của Hà Mặc Tử

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Câu hỏi tu từ được sử dụng mở đầu bài thơ thể hiện sự trông ngóng, nỗi mong chờ của người con gái đang thôn Vĩ. Câu hỏi vừa như lời trách móc kèm chút hờn dỗi, lại vừa như lời mời gọi, mong đợi. Lời thơ nhẹ nhàng như tiếng lòng của người xứ Huế, vừa da diết lại quá đỗi dịu dàng.

Sau câu hỏi từ từ là bức tranh tươi đẹp của thôn Vĩ hiện lên đầy sống động, tươi mắt, tinh khôi:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Phải chăng vì lời mời gọi thiết tha ấy, mà dù đôi chân không thể bước về Huế, Hàn Mặc Tử vẫn quyết trở về trong tâm thức để ngắm nhìn và tận hưởng vẻ đẹp của chốn cũ, người thương. Hình ảnh đầu tiên ta là “nắng hàng cau”- một màu nắng thật đặc biệt trong thơ ca. Đó là cái nắng đầy mới mẻ, trong trẻo của buổi sớm bình minh xứ Huế- “nắng mới lên”, những hàng cau vừa thức giấc sương còn đọng trên lá long lanh dưới nắng ban mai. Từ xa ngắm nhìn nắng hàng cau, khi tới gần, được cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của cảnh vật. Màu xanh ngọc bích vừa tươi tắn vừa sang trọng được gợi lên từ vẻ đẹp khu vườn. .

Ngoài ra trong văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,… để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quen thuộc như : hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,…
Trong ca dao :

“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
“Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền
Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh
Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai
Nghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”.
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”.

→ “Thuyền – bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên những tác phẩm mang đậm tính truyền thống như trong thơ Hàm Mặc Tử.

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Gió và mây gợi sự trôi nổi, lang thang, biện pháp đối “gió theo lối gió, mây đường mây” càng nhấn mạnh sự chia lìa đôi ngả. Phải chăng, đó là hình ảnh ẩn dụ cho sự xa cách của nhà thơ với người mình thầm thương mến, dù yêu nhưng không thể cùng là bạn đồng hành trong quãng đời ngắn ngủi còn lại của kiếp người. Chữ "kịp" được đặt trong câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” cho thấy được nỗi hoài vọng của tác giả về một hạnh phúc, về một người có thể cùng thi nhân giao cảm. Trong câu thơ, ta thấy được sự bất lực trước thời gian của tác giả. Dường như, nhà thơ đã đem nỗi mặc cảm về căn bệnh quái ác của bản thân vào trong cả tứ thơ của mình.

Bằng ngòi bút đầy tài năng và nội tâm phong phú của mình, Hàn Mặc Tử đã mang đến cho độc giả những vần thơ đẹp đẽ. Kết hợp cùng yếu tố văn học dân gian càng làm cho câu thơ của Hàm Mặc Tử dù rất giản dị những vẫn sâu sắc và dạt dào tình cảm.Trong chữ có tình, trong tình có chữ, những cảm quan đầy tinh tế gợi cho người đọc bao dư vị về tình đời qua bài thơ.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 4)

Chủ đề dân gian trong bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Da sinh năm 1949, quê ở tỉnh Quảng Bình. Từ đầu những năm 70, thơ Lâm Thị Mỹ Da xuất hiện trên thị đàn Việt Nam với những biên độ cảm xúc mở rộng hơn, với nhiều tứ thơ mạnh mẽ, mang âm hưởng cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc. Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ người yêu thơ thấy được sự nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, một trái tim giàu yêu thương. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

“Chuyện cổ nước mình” là những câu chuyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

“Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” .

Trong bài thơ, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung lại những câu chuyện cổ giàu ý nghĩa nhân văn của dân tộc. Các câu chuyện “Ở hiền thì lại gặp hiền”: Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thân để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung. Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết: “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được phật tiên độ trì”. “Tấm Cám” (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà). “Đẽo cày giữa đường” (Đão cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì). “Sự tích trầu cau” (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người).

Qua những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ, người đọc đã liên tưởng đến những câu chuyện cổ mà nhà thơ đã nhắc đến trong tứ thơ của mình. Những câu chuyện cổ giàu giá trị nhân văn ấy đã in hằn sâu đậm trong suy nghĩ, trong trái tim của nhà thơ, bộ vậy mà ngay câu thơ đầu tiên, Lâm Thị Mỹ Dạ đã bộc lộ tình cảm trực tiếp “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Tác giả yêu những câu chuyện cổ của nước Việt, bởi truyện nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời những câu chuyện cổ đã bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống như: lòng nhân hậu – lòng vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức, như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ viết: “Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

Những câu chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

“Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thâm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”.

Chuyện cổ là nhân chứng, sự lưu giữ những lời căn dặn, những suy nghĩ của ông cha. Là cái còn lại, còn mãi dẫu ông cha có đi xa, dẫu đời ông cha với đời tôi/ Như con sống với chân trời đã xa, (Chân trời đã xa: khó để nắm bắt được nữa, con sông: dòng chảy, sự tiếp nối).

Tình yêu chuyện cổ không những là tình yêu sự nhân văn, bao dung, nhân hậu, mà còn là yêu quê hương, tổ tiên, đất nước, yêu những giá trị tinh thần truyền thông “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”.Chuyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ, là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa. Đọc những câu chuyện cổ, nhà thơ như được gặp lại cha ông của mình, những con người đã làm nên lịch sử, vóc dáng của dân tộc.

Chuyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm, siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, … để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua những câu chuyện cổ: “Thị thơm thị giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”.

Những câu chuyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ ấm áp tình người, tình quê hương, đất nước ấy, ông cha day con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, biệt trong nghĩa tình, sống ân nghĩa thủy chung:

“Tôi nghe chuyện cô thâm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”.

Những câu chuyện cổ dân gian là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa truyền lại cho con cháu đời sau, cần gìn giữ, trân trọng những bài học được gửi gắm qua mỗi câu chuyện. Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: câu chuyện không bao giờ cũ, là viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Những bài học từ những câu chuyện cổ vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bộ của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát – thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân.

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 5)

Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”. Ông là một trong số ít những nhà thơ sớm được giác ngộ cách mạng và tìm được con đường đúng đắn trong khi những nhà thơ khác còn đang loay hoay thoát lên tiên, hay khép mình trong cái tôi tuyệt đối. Là một người nghệ sĩ, đồng thời là một nhà cách mạng tài năng, ông dùng ngòi bút của mình để chiến đấu và ca ngợi cuộc chiến anh hùng. Điều này được thể hiện rất rõ qua tác phẩm Việt Bắc, một tác phẩm thấm nhuần hơi thở của thời đại, với âm vang của ca dao.

Âm vang của ca dao trong bài Việt Bắc không chỉ thể hiện ở phương diện nội dung mà nó được khắc họa rõ nét hơn ở phương diện nghệ thuật. Trước tiên, nó thể hiện ở cách dùng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát. Thể thơ lục bát, thấm đẫm một tình thần dân tộc từ ngàn đời. Đó là điệu hồn của biết bao câu ca dao, dân ca của người dân lao động

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

(Ca dao)

Chất giản dị dân dã đó còn được các tác giả trung đại như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,… Tố Hữu đã sử dụng lại thể thơ của dân tộc trong tác phẩm lớn của mình. Thể thơ lục bát đã được vận dụng nhuần nhuyễn, vừa thống nhất trong một bài thơ dài vừa biến hóa đa dạng với những câu thơ dung dị, dân dã gần với ca dao mà vẫn cân xứng, nhịp nhàng, trau chuốt mà trong sáng, nhuần nhị.

Khi phân tích, ta cũng thấy nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca được Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng trong bài “Việt Bắc”, như Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn, Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu, Nước trôi lòng suối chẳng trôi, Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,…. Chất liệu văn học dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình. Như kết cấu bao nhiêu…bấy nhiêu ta đã từng bắt gặp trong câu ca dao:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Hay điệp khúc nhớ của Tố Hữu cũng gợi cho người đọc đến những câu ca dao về nỗi nhớ trong tình yêu.

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

(ca dao)

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.

(ca dao)

Ngoài ra, việc sử dụng những cách diễn đạt giàu hình ảnh, nghệ thuật hô ứng như Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng – Tiếng ai tha thiết bên cồn hay Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn – Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu, các cách chuyển nghĩa truyền thống – so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ, đã được sử dụng thích hợp, tạo nên phong vị dân gian và chất cổ điển của bài thơ.

Phong vị ấy còn thể hiện ở cách dùng lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca:

Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Hay

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Chàng hỏi thì thiếp xin vâng

Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng.

(ca dao)

Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến đang đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào hạnh phúc về quá khứ đẹp đẽ với nghĩa tình thắm thiết – tình nghĩa nhân dân, nghĩa tình kháng chiến và cách mạng, khát vọng về tương lai tươi sáng. Kẻ ở – người đi, lời hỏi – lời đáp ở đây có thể xem là một cách phân thân để tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân.

Khi phân tích, ta nhận thấy Tố Hữu đã vận dụng thành công các yếu tố của văn học dân gian từ thể loại đến chất liệu dân gian như hình ảnh, cấu trúc, từ ngữ. Nhưng ông không dùng một cách rập khuôn mà vận dụng một cách sáng tạo, thổi hơi thở mới vào những thi liệu dân gian. Cái chất dân tộc mộc mạc ấy đã góp phần thể hiện thành công nội dung của bài thơ khiến cho lời thơ như tiếng hát cất lên từ sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Chính vì thế, những vần thơ của Tố Hữu dễ dàng đi vào lòng người đọc. Chất dân tộc ấy len lỏi vào từng câu thơ tạo nên một dấu ấn riêng cho sáng tác của Tố Hữu – vừa bình dị vừa đậm chất suy tư, chiều sâu.

Chất dân gian thấm đẫm tinh thần dân tộc ấy đã phát huy tối ưu vai trò của mình tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng như những câu hát ca dao, như lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân cần lao. Việt Bắc là một bản tổng kết của một giai đoạn lịch sử chống Pháp đầy khó khăn nhưng oai hùng của một dân tộc anh hùng. Nhưng bản tổng kết ấy không liệt kê chiến công, không phải những lời lẽ tổng kết khô khan mà bản tổng kết ấy được viết lên bằng nhạc điệu của tâm hồn. Trang thơ đã khép nhưng vẫn để lại dư âm sâu lắng cho người đọc.

Phân tích việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian trong một tác phẩm văn học hiện tại (mẫu 6)

Văn học dân gian chính là nền tảng, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu sáng tạo cho văn học viết. Trong văn học dân gian, cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng. Sang thời kì hiện đại, truyện cổ tích không mất đi hoàn toàn, nó vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều dạng khác nhau và dấu vết của truyện cổ tích đã được tìm thấy trong sáng tác của rất nhiều nhà văn hiện đại Việt Nam, trong đó có Tô Hoài với các truyện Đảo hoang, Truyện nỏ thần, Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa, Dế mèn phiêu lưu ký có tương quan, đối sánh với các truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi.

Con người trong truyện cổ tích thường sống hồn nhiên, tự nhiên cảm tính đến thụ động, không có tác động vào hoàn cảnh, không đấu tranh vươn lên. Con người được miêu tả với tâm tính hồn nhiên, đơn giản, ít thấy ở họ sự đấu tranh nội tâm hay ý thức đổi thay. Mặc dù có phương thức sáng tác khác nhau nhưng giữa truyện cổ tích và sáng tác của Tô Hoài vẫn có những điểm tương đồng về quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là, các tác giả dân gian và Tô Hoài đều muốn khẳng định đề cao con người, đó là những con người có đạo đức, có nhân nghĩa. Nhưng cái mới của Tô Hoài ở đây đó là con người không chỉ được nhìn nhận trên bình diện đạo đức hay bình diện giai cấp – xã hội với hai tuyến đối lập: thiện – ác, giàu – nghèo, mà là con người bình thường đa chiều như trong đời sống thực tại. Những con người đó không hề được lí tưởng hóa, họ có đấu tranh tư tưởng, có đời sống nội tâm.

Nếu Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Tác giả dân gian , trong cổ tích , đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Thì Tô Hoài lại đặc biệt quan tâm và có niềm say mê khám phá cuộc sống đời thường, chú ý nhiều tới phong tục tập quán, cảm quan hiện thực đời sống thường biểu hiện qua việc ông đã “đời thường hóa” những sự kiện lịch sử.

Điểm chung giữa truyện loài vật của Tô Hoài và truyện cổ tích loài vật là nội dung giải thích đặc điểm tự nhiên của các vật. Về dung lượng: Truyện cổ tích loài vật thường ngắn ngọn, súc tích của ngôn ngữ và chi tiết. Truyện cổ tích nhà văn thường có dung lượng lớn hơn. Về phương pháp truyền đạt, cả truyện cổ tích và truyện loài vật của Tô Hoài đều lấy loài vật và đều nhân cách hóa chúng. Tuy nhiên, ở truyện của Tô Hoài , nhân vật tồn tại trên hai tư cách: vừa là đối tượng nhận thức phản ánh, vừa là phương tiện chuyển tải bài học giáo dục. Còn nhân vật của truyện cổ tích thì ngược lại, chỉ là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục.Là phương tiện nên nhân vật truyện cổ tích được thay thế một cách dễ dàng.Truyện cổ tích không đặt mục tiêu miêu tả nhân vật. Ngược lại, khi xây dựng nhân vật, Tô Hoài thường chú ý khắc họa về ngoại hình, hành động, đời sống nội tâm , nhân vật hiện ra trọn vẹn hơn, có hình, có tâm trạng hơn. Biện pháp nghệ thuật của truyện cổ tích và đồng thoại có sự giống nhau là cùng lấy loài vật làm nhân vật.Điểm khác là, truyện cổ tích dùng lối ẩn dụ, kín đáo, còn truyện của Tô Hoài lại là sự cách điệu. Truyện cổ tích chủ trương nêu ra các bài học kinh nghiệm, còn truyện loài vật của Tô Hoài cung cấp kiến thức từ đơn giản đến phức tạp để chúng ta học tập, trưởng thành.

Những sáng tác của Văn học dân gian và sáng tác của Tô Hoài đều có ý thức sử dụng thiên nhiên để phản ánh những thăng trầm trong cuộc đời số phận của nhân vật. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với những sáng tác dân gian đó là trong những sáng tác của nhà văn Tô Hoài, thiên nhiên hóa thân thành một nhân vật, đồng hành soi chiếu từng chặng đường đời của con người. Ông đã sử dụng thiên nhiên như một phương tiện đắc lực để đi vào khám phá, phản ánh thế giới nội tâm .Tô Hoài đã chuyển dịch điểm nhìn, tức miêu tả thiên nhiên không phải dưới góc độ người trần thuật mà dưới góc độ của nhân vật. Kế thừa truyền thống với phương thức mượn cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm giá đỡ tâm trạng, làm phiên bản của tâm trạng trở thành mô típ nghệ thuật của nhiều sáng tác của Tô Hoài.

Nhân vật trong truyện cổ tích thường có tính cách bất biến.Còn ở Tô Hoài, chúng tôi cho rằng nhân vật có dấu hiệu của sự vận động và phát triển tính cách. Nhân vật được Tô Hoài miêu tả theo quá trình vận động phát triển rõ ràng, những mâu thuẫn, những đấu tranh nội tại. Thường những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu nhằm giải quyết yếu tố tâm lý và giá trị giáo dục. Trong trường hợp này, có thể xem Tô Hoài đã sáng tác một kiểu “Cổ tích hiện đại” ở phần kết không có hậu. So với truyền thuyết An Dương Vương, kết thúc của Chuyện nỏ thần có phần bi thảm hơn, nhưng lại gần gũi với sự thực cay nghiệt của lịch sử. Trong truyền thuyết, người anh hùng không bao giờ chết.

Nhà văn Tô Hoài, khi sử dụng các nguồn chất liệu truyện cổ dân gian để phát triển thành những tiểu thuyết, ông cũng lưu ý loại bỏ bớt các yếu tố thần linh, ma thuật, phù phép (loại bỏ bớt chứ không phải là vứt bỏ hoàn toàn). Mục đích của nhà văn là muốn cho câu chuyện thật hơn, gần gũi hơn, giảm bớt sức mạnh của thần linh, ma thuật tức là nâng cao tầm vóc, sức mạnh của con người. Tô Hoài đã cố gắng không thần thánh hoá nhân vật. Nhân vật của ông gần gũi đời thường hơn, suy nghĩ và hành động chẳng khác gì đời thường.

Dựa trên cốt truyện cổ tích dân gian, Tô Hoài đã “mượn” một số chi tiết hoặc chỉ lấy tên nhân vật, từ đó xây dựng câu chuyện của riêng mình thông qua các thể loại như: giả cổ tích, truyện cổ viết lại hoặc truyện lồng truyện.

Điểm khác biệt lớn nhất là truyện dân gian không cần quan tâm đến lô gíc hoặc tính xác thực của câu chuyện.Ý nghĩa của truyện đã được định hướng sẵn và sẽ đạt tới mục đích như ý muốn. Đặc biệt, yếu tố huyền thoại kỳ ảo tham gia như một nhân tố chính, nếu không nói là bắt buộc của quá trình sáng tạo truyện. Khảo sát tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy tác giả thiên về việc sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống là cốt truyện sự kiện và tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện này để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.

Tô Hoài có sự chú ý đặc biệt đến việc khắc họa hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ. Các nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, thể hiện được dấu ấn cá nhân qua từng lời ăn tiếng nói. Về mặt từ ngữ, khi xây dựng nhân vật huyền thoại, tác giả dân gian có hệ từ riêng thể hiện sự phi thường, kỳ ảo như lớp từ giàu ý nghĩa biểu tượng, phóng đại. Kể lại truyền thuyết, Tô Hoài không sử dụng lớp từ giàu tính chất sử thi bay bổng, tráng lệ mà vẫn sử dụng vốn từ của đời sống hàng ngày giản dị, gần gũi. Ngôn từ cổ xưa tạo giọng hoài niệm đậm nét trong sáng tác của Tô Hoài. Ông nhớ và kể chuyện của đời mình, đời người bằng giọng xưa mà không cũ bởi trong “tự truyện” đã khái quát bao chuyện đời, chuyện của đất nước, dân tộc.

Qua đó, thông qua các tác phẩm của Tô Hoài, ta có thể thấy lịch sử phát triển của văn hóa, văn học một dân tộc không chỉ đơn thuần có nghĩa là quá trình sáng tạo ra những cái hoàn toàn mới, mà còn là quá trình phát hiện ra những giá trị mới trong cái cũ, là sự chuyển hóa những giá trị của quá khứ trong những điều kiện, hoàn cảnh mới vì mục tiêu thực tế của con người. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong sự thống nhất giữa phong cách chung của thời đại với cá tính sáng tạo ở mỗi nhà văn đã tạo ra những tiếng nói vừa mới mẻ vừa đậm đà màu sắc truyền thống.

1 487 05/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: