TOP 12 mẫu Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) lớp 12 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 2,961 05/10/2024


Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ)

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.

* Thân bài.

- Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đế cần bàn luận liên quan đến tuổi trẻ.

- Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Vì sao vấn dể này thiết yếu đổi với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra,..). Với từng luận điểm, cán dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

- Binh luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược dể củng cố quan điểm của mình.

- Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn để.

* Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 1)

Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình và tự do như hiện nay, đều may mắn vô cùng. Tuy nhiên, điều này không nên khiến chúng ta trở nên thụ động hay lãng phí trong xã hội. Ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần phải có trách nhiệm đối với quê hương và đất nước của mình. Mặc dù mỗi người có quan điểm và trách nhiệm riêng, nhưng là người trẻ, chúng ta cần phải sống có hoài bão và ước mơ.

Tuổi trẻ là hai từ rất đỗi hoài niệm và thiêng liêng. Đó là lúc tâm hồn và cuộc sống của chúng ta tràn đầy những ước mơ, hoài bão, những khát khao cháy bỏng phi thường. Ước mơ là những khao khát, mong muốn con người muốn đạt được. Hoài bão lại là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn hướng về. Mỗi chúng ta đều cần có ước mơ, hoài bão và sự nỗ lực để khiến cho cuộc sống thêm rực rỡ hơn. Những ước mơ, hoài bão như một chiếc dây cót cho ta thêm động lực, nhưng để đạt được thành quả mong muốn, chúng ta buộc phải hành động. Ắt hẳn, chúng ta đều có những con đường và đích đến khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng, hướng đi nào cũng đều có một điểm chung là sẽ bị giăng gài vào cái cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng này. Tuy nhiên, chỉ cần có sự nỗ lực và dám nghĩ dám làm, ta sẽ nhận lại được phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện về Walt Disney chính là minh chứng rõ ràng cho việc thành công nhờ quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo và có một người cha rượu chè, bài bạc. Vì không có tiền học vẽ nên W.Disney dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Ông quyết tâm đến thành phố lớn để hiện thực hóa hoài bão. Sau này, cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Thế giới cổ tích mà Disney tạo nên đã thắp sáng thêm hàng triệu ước mơ khác của trẻ em toàn cầu. W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: mơ ước, can đảm, tin tưởng và suy nghĩ. Và đương nhiên, trên hành trình chinh phục ước mơ thì ta cần tỉnh táo, phân biệt rạch ròi giữa lý tưởng chân chính với suy nghĩ viển vông, hão huyền, xa rời thực tế. Những người không có ước mơ luôn vô định, chán nản. Những người này sẽ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời cũng như khó có được thành công trong cuộc sống. Hãy theo đuổi ước mơ của mình.

Mỗi người có một ước mơ và hoài bão riêng, nhưng khi chúng ta cùng hợp sức và cố gắng, chúng ta có thể xây dựng một đất nước mạnh mẽ hơn. Không ai hoàn hảo, nhưng khi chúng ta dám cố gắng hoàn thiện bản thân và tiến về phía trước, chúng ta sẽ thu hoạch được những thành tựu xứng đáng với những nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra. Chính bạn là người vẽ nên bức tranh cuộc đời bản thân. Đừng để bản thân phải hối hận, phải thốt lên hai từ “giá như”.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 2)

Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của mỗi người, là thời điểm thích hợp để con người trau dồi bản thân, chuẩn bị hành trang để bước vào một tương lai tốt đẹp.

Để có được những điều đó, trước hết chúng ta cần sống có ước mơ, hoài bão. Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Còn hoài bão là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn khát khao vươn tới. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ, hoài bão là những người chăm chỉ làm việc, học tập, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình; biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó. Người sống có ước mơ, hoài bão là những người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân. Khi ta vấp ngã, nếu ta biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn… Những người này cần xem xét lại bản thân và thay đổi chính mình nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước ta cần nỗ lực học tập, sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và biết vươn lên để thực hiện những hoài bão đó. Bên cạnh đó, ta cũng cần trau dồi đạo đức, sống chan hòa với những người xung quanh.

Mỗi người chỉ có một tuổi trẻ tươi thắm, hãy nỗ lực hết mình, sống với ước mơ, khát vọng để tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất và sống trọn vẹn để không phải hối tiếc về sau.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 3)

Con người sinh ra là một bản thể sống, càng lớn lên càng phát triển, tâm sinh lý càng thay đổi. Đặc biệt, khi ở lứa tuổi đang phát triển, trẻ cực kỳ nhạy cảm với những vấn đề mới, những hấp dẫn và kích thích sự tò mò, hứng thú của bản thân, vì vậy vấn đề giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên là vấn đề rất cần thiết trong xã hội ở mọi thời đại.

Tuổi vị thành niên là những trẻ trong giai đoạn từ 10-19 tuổi, ở lứa tuổi này các em không chỉ có sự phát triển mạnh về thể chất mà tâm lý bên trong cũng có nhiều biến động. Là lứa tuổi dễ xúc động cũng dễ bị chi phối với các tác động bên ngoài, ham thích sự tò mò và ưa khám phá, các em bắt đầu nhận thức được rõ ràng hơn về giới tính và có những chuyển biến tình cảm, những cảm xúc trước bạn khác giới. Nên lứa tuổi này các em nên được giáo dục để có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về mọi việc, bởi vậy vấn đề giáo dục giới tính cần được triển khai cho các em trong giai đoạn phát triển này. Giáo dục giới tính trước nhất nó là một môn học, một cách thức để truyền tải tới học sinh, thúc đẩy các em có thái độ hành vi đúng đắn trong việc tôn trọng, có trách nhiệm và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chính mình và cho mọi người.

Đứng trước một thực tế đầy xót xa khi hàng năm có đến hàng chục ngàn vụ phá thai của học sinh đang độ tuổi đến trường. Nhiều vụ xâm hại tình dục học đường lan tràn trên các báo điện tử, báo chính thống khiến vấn đề càng thêm nhức nhối. Nhiều em học sinh ham mới lạ mà quan hệ tình dục sớm, hậu quả là nghỉ học nuôi con, ngừng cả một tương lai đầy hy vọng phía trước. Nhiều trẻ không biết cách tự vệ bản thân mà bị người khác thực hiện hành vi đồi bại vẫn âm thầm chịu đựng vì sợ bạn bè chê cười, xa lánh. Không những sức khoẻ sinh sản bị ảnh hưởng mà tinh thần cũng bị suy sụp, lo lắng, áp lực từ phía gia đình và xã hội lớn khiến nhiều học sinh tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân. Khi quan hệ tình dục trước tuổi một cách thiếu hiểu biết gây nên những bệnh nghiêm trọng hệ lụy về sau.

Trong khi đó, ở đất nước chúng ta, vấn đề giáo dục giới tính lại chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Một phần là do tâm lý e ngại của số đông trước chủ đề khá nhạy cảm, phần khác là do vấn đề này chưa thực sự được chú trọng, thực sự coi là vấn đề thiết yếu trọn đời sống. Chúng ta phải nhìn lại những hậu quả mà do sự thiếu hiểu biết về giới tính của tuổi vị thành niên để lại mà có biện pháp giáo dục kịp thời. Đừng quá chú trọng vào việc bồi đắp cho các em những kiến thức lý thuyết mà hãy dạy cho các em những kỹ năng bảo vệ bản thân mình, giáo dục giới tính cho các em trong tuổi vị thành niên là vô cùng cần thiết, hết sức cấp bách trong xã hội với đầy rẫy những vấn nạn nguy hiểm ngày nay. Hãy coi giáo dục giới tính như là một môn học trong nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết của các em về sức khỏe sinh sản, cách bảo vệ, tự vệ bản thân, kỹ năng làm chủ bản thân, tôn trọng người khác. Cần hướng cho các em có cái nhìn khách quan, giúp các em hiểu và nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, giáo viên phải là người thân thiện, tế nhị và tôn trọng học sinh. Lắng nghe những tâm tư, tình cảm, của học sinh mình, từ đó hướng cho các em những hành vi đúng đắn trong đời sống. Người giáo viên qua các bài học trên lớp có thể dẫn dắt những bài học thực tế thông qua đó giáo dục giới tính cho học sinh mình. Tránh những cách giáo dục mang tính hình thức qua loa, không những không mang lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược, những hiểu lầm trong cách nghĩ của học sinh. Bên cạnh đó, gia đình và xã hội cũng cần quan tâm hết mức đến vấn đề này. Các tổ chức, cá nhân, phương tiện truyền thông phải không ngừng nâng cao, đưa ra những giải pháp, tuyên truyền về giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên. Cần tổ chức các buổi ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu về giới tính, sức khỏe sinh sản phù hợp cho học sinh tham gia. Mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ phải là người hiểu và tinh tế nhận ra những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của con mình, bằng những cuộc trò chuyện chân tình, thoải mái đặt ra những vấn đề giới tính để con hiểu hơn. Những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần được chú trọng hết mực về giáo dục giới tính. Tránh nạn tảo hôn và những hậu quả nghiêm trọng khác.

Thiết nghĩ, khi xã hội càng ngày càng phát triển, tệ nạn càng nhiều, các em lứa tuổi vị thành niên lại chưa thể đủ trưởng thành để vượt qua mọi cám dỗ. Vì vậy mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm hướng đến những điều đúng đắn, giáo dục giới tính là cách thức hữu hiệu nhất giúp các em có đủ kiến thức để bảo vệ mình, bạn bè và người thân, giúp các em có trách nhiệm hơn trước những quyết định của chính mình.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 4)

Từ lâu, thưởng thức âm nhạc đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của giới trẻ. Âm nhạc giúp các bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và muộn phiền trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, do trào lưu âm nhạc đã và đang chạy theo sự hối hả của cuộc sống, của kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng rối ren, xô bồ… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến “gu” thưởng thức âm nhạc của giới trẻ.

Âm nhạc là sự kết hợp tinh tế của các giai điệu, nhịp điệu, và độ cao thấp để tạo nên một tác phẩm âm nhạc đa dạng, có thể mang theo cảm xúc sâu sắc. Nó không chỉ là âm thanh mà còn là ngôn ngữ của tâm hồn. Âm nhạc có thể tồn tại mà không cần từ ngôn ngữ, và còn có thể được bổ sung bằng lời bài hát để truyền đạt thông điệp. Có nhiều thể loại âm nhạc như giao hưởng, cổ điển, trữ tình, hiện đại,... Mọi thể loại âm nhạc đều sử dụng những nhạc cụ đặc trưng như piano, guitar, sáo, trống,... Mỗi thể loại và giai đoạn lịch sử mang đến một phong cách riêng. Tên gọi của âm nhạc đặt ra để phản ánh sự đa dạng này. Âm nhạc đã xuất hiện từ thời tiền sử, được ghi chép qua những bảo tàng khảo cổ từ thời đồ đá. Tại Ai Cập cổ đại, âm nhạc đã được khắc lên tường của Kim Tự Tháp, cùng với bằng chứng về các nhạc cụ gõ và đàn dây,... Ôm trọn trong âm nhạc là câu chuyện đời sống, chân thật và chính xác. Trong âm nhạc, chúng ta có thể tìm thấy những tình cảm và trải nghiệm hàng ngày, từ tình yêu đến niềm tự hào về quê hương, từ niềm vui với mùa màng tốt đẹp đến những nỗi đau thương về quê hương,... Mọi khía cạnh của cuộc sống đều được ánh sáng qua âm nhạc, với từng lời ca phản ánh đúng tâm trạng và nhu cầu của đa số người dân.

Âm nhạc là một diễn đàn khách quan thể hiện mong muốn, tâm lý và cảm xúc của con người. Các bản nhạc nổi tiếng và được yêu thích của mỗi nền văn hóa hay quốc gia chủ yếu đồng thuận với ước muốn chung của cộng đồng. Giai điệu dễ nhớ, là ngôn ngữ của nguyện vọng thông qua những bản ca anh hùng, và là biểu tượng của tình yêu thông qua những bản tình ca lãng mạn. Với nhu cầu âm nhạc ngày càng lớn, phục vụ mọi độ tuổi và tầng lớp, âm nhạc là kênh giao tiếp mạnh mẽ giữa con người và con người. Ở Việt Nam, thiếu nhi thích những bản nhạc vui nhộn, tươi sáng, những bài hát dễ thuộc và dễ nghe. Qua đó, trẻ em có thể học những giáo lý nhân cách và lời ca tốt. Thanh thiếu niên thì thích những bản nhạc phản ánh rõ nét tính cách cá nhân. Dựa trên thể loại âm nhạc yêu thích, có thể phần nào đánh giá con người, người yêu thích nhạc nhẹ thường thể hiện sự bình tĩnh, trong khi những người hâm mộ nhạc sôi động thường thể hiện tính cách hoạt bát, năng động. Người lớn thì thích nghe những bài hát trữ tình, những giai điệu làm cho họ nhớ về những thời kỳ quá khứ...

Với khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm lý và tư tưởng, âm nhạc không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là công cụ có khả năng chữa trị và tăng cường sự phát triển tinh thần. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, việc phát nhạc giao hưởng cho em bé giúp nâng cao trí thông minh. Việc học đàn, đặc biệt là đàn piano, không chỉ phát triển cả hai nửa não một cách đồng đều mà còn rèn luyện tính kiên trì và nhẫn nại. Từ những năm 1940, âm nhạc đã được tích hợp vào lĩnh vực y học, trở thành phương pháp trị liệu nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân tại Mỹ. Thông tin thống kê chỉ ra rằng 35% bệnh nhân tại Mỹ đang được điều trị bằng phương pháp âm nhạc. Với khả năng cải thiện tuần hoàn máu, làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng, âm nhạc ngày càng trở thành một phương tiện quan trọng trong y học, giúp con người giảm áp lực, mở rộng tầm nhìn và phục hồi tâm hồn một cách hiệu quả.

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phi ngôn ngữ, nơi giai điệu gửi gắm cảm xúc và vượt qua rào cản ngôn ngữ. Dù bài hát có ngôn ngữ nào, nhưng sức mạnh của giai điệu tạo ra sợi dây cảm xúc vô hình, kết nối những tâm hồn khác nhau. 'Khi ngôn ngữ trở nên bất lực, âm nhạc lên tiếng', âm nhạc là ngôn ngữ toàn cầu mà ai cũng có thể cảm nhận.

Âm nhạc, giống như mĩ thuật, là bức tranh phản ánh văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia. Phương Tây sử dụng nhạc cụ công phu như kèn đồng và piano, phản ánh sự phát triển công nghiệp. Ngược lại, phương Đông ưa thích âm nhạc đơn giản với những nhạc cụ tự nhiên như ống tre, trúc. Âm nhạc là một phần quan trọng trong lễ hội, mang lại bản sắc cho mỗi vùng miền.

Âm nhạc, mặc dù gắn liền với cuộc sống, nhưng cũng có sức ảnh hưởng đáng kể đối với tâm lý và tư tưởng. Việc lựa chọn âm nhạc phù hợp là quan trọng, vì những bài hát không phù hợp có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi của giới trẻ. Bậc phụ huynh cần chú ý để hỗ trợ con phát triển toàn diện và tận hưởng âm nhạc có ý nghĩa.

Âm nhạc và cuộc sống là hai khía cạnh tương đồng và đồng bộ. Mỗi người có một gu âm nhạc riêng, hãy chọn lọc những bản nhạc ý nghĩa để làm phong phú tâm hồn. Cuộc sống với âm nhạc trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 5)

Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì! Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất định sẽ có lúc viết những nét nguệch ngoạc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình! Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh! Phải chăng vì lẽ đó nên mới có câu: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” tuy nhiên lại có một ý kiến khác khẳng định rằng: “Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn”. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Sai lầm là điều hết sức bình thường, vậy sai lầm được hiểu là gì? Đó là một quyết định hoặc một con đường ta chọn, ta thực hiện những không đem lại kết quả mong muốn. Sai lầm không phải là dấu chấm hết, nó sẽ là động lực thúc đẩy mỗi con người đạt được mục đích. Câu nói thứ nhất khiến con người được truyền cảm hứng để dũng cảm dấn thân, thậm chí là sáng tạo và liều lĩnh. Có thất bại mới trân quý thành công. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên coi đó là “phép thử” như môn học, cứ sai lại thử, dẫn đến lãng phí thời gian, tuổi trẻ, tiền bạc, tri thức và có thể phung phí cả niềm tin vào chính mình. Không nên coi sai lầm là phép thử chỉ để biết kết quả đó là tồi tệ, mà hãy coi nó là một bài học để không còn lặp lại trong tương lai. Và cũng đừng lấy lí do được phép sai để bào chữa cho sự sai lầm vô tội vạ của mỗi cá nhân. Hai ý kiến trên nghe có vẻ như trái ngược nhau nhưng không phải vậy, chúng bổ sung thích đáng cho nhau để mang đến cho chúng ta những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau về “sai lầm” trong cuộc sống. Đôi khi tuổi trẻ là sẽ sai lầm, sẽ có những quyết định lệch chuẩn nhưng vì “cứ sai đi” thì ta mới có những bài học kinh nghiệm cũng như nếu không có trải nghiệm, không có khó khăn sao có những trái ngọt? Quan trọng là đừng để sai lầm nối tiếp dài quá khiến cả cuộc đời mình là những phép thử để rồi về già lại sống trong ân hận, tiếc nuối rằng sao mình không thế này, sao mình không thế kia….

Nhà văn Elbert Hubbard đã viết: “Sai lầm lớn nhất bạn thường mắc phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”. Một khi đủ can đảm để thừa nhận sai sót, không giấu diếm hay đổ lỗi, thì đó sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu nhất giúp bạn sửa chữa lỗi sai của mình. Khi mà cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn, và với trải nghiệm ít ỏi của những người trẻ, đôi khi ta chẳng phân biệt được đâu là đúng đâu là sai; và cũng có khi mỗi sự lựa chọn chẳng đơn thuần là đúng hay sai, mà ẩn chứa trong đó là những bài học, những ngã rẽ trong cuộc sống. Nếu bạn chọn một phương án an toàn, bạn có thể sẽ phải hối tiếc và ngậm ngùi vì không dám sống thật với chính mình; nhưng nếu bạn chọn một phương án mạo hiểm, đương nhiên bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro, tuy nó sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời, nhưng cũng sẽ kèm theo nỗi đau cho những bài học mà bạn nhận được. Nói đến sai lầm không thể không nhắc tới Anh-xtanh. Ông là một bậc vĩ nhân, nhà vật lý nổi tiếng, ấy thế mà vẫn phải sai lầm. Trong khi thiết kế bóng đèn, Anhxtanh đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần, sai rất nhiều lần để rồi cuối cùng để lại thành tựu lớn đến tận ngày nay. Có một phóng viên đã hỏi Anhxtanh: “Mỗi lần thất bại ông làm thế nào để có động lực tiếp tục?”. Anhxtanh đã nói: “Đó không phải là thất bại. Đó là tôi đã tìm ra một cách không làm bóng đèn.” Mọi chuyện đều bắt đầu từ suy nghĩ, nếu tích cực đó sẽ là động lực, còn ngược lại nó sẽ làm ta không thể đứng dậy.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu, cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc, đừng biến nó trở thành một hành trình nhàm chán gói trọn trong một chuỗi “những sai lầm”, coi sai lầm là phép thử của bản thân. Theo nhà tâm lý học Jean-Francois Vezina, ai trong chúng ta cũng cứ đi tìm sự hoàn hảo. Kết quả là nhiều người rơi vào hai thái cực, hoặc né rủi ro không dám đưa ra quyết định, hoặc để sai lầm hạ gục bản thân. Việc nhận biết và học tập từ sai lầm của chính mình cũng như khoan dung trước sai lầm của người khác được xem như một nghệ thuật sống. Trước khi đến được thành công, chúng ta thường vấp phải nhiều sai lầm dẫn đến thất bại và đôi khi còn trả cái giá không hề nhỏ. Thế nhưng, đừng hoảng loạn, đừng thỏa hiệp mà hãy bình tĩnh, tự trấn an rồi tìm cách ứng phó, “khi một cánh cửa khép lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra”, hãy sẵn sàng để tận dụng cơ hội mới đang chào đón mình. Hơn thế nữa, mắc sai lầm cũng giúp bạn học được cách suy nghĩ tích cực hơn và không cảm thấy nuối tiếc vì điều mình đã chọn. Bên cạnh thái độ lạc quan hướng tới tương lai, chúng ta cũng nên tìm hiểu nguyên nhân gây sai sót, tránh đi vào “vết xe đổ”. Nếu cứ mắc cùng một lỗi sai quen thuộc nhiều lần, bạn sẽ ngày càng dễ dãi với bản thân, không tôn trọng chính mình và đánh mất niềm tin từ mọi người xung quanh. Đừng để bản thân lười biếng, không có chí cầu tiến và xem mọi lỗi lầm đều “bình thường”, “quy luật”. Sai lầm “sinh ra” để giúp chúng ta học hỏi và trân trọng cuộc sống hơn, nên hãy tận dụng một cách thật thông minh.

Cuộc đời là tập hợp những điểm giới hạn. Người thông minh là người cho phép mình buông thả nhưng biết dừng lại đúng lúc. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người trốn tránh sai lầm của mình. Khi gây ra sai lầm, họ thưởng đổ lỗi cho người khác, hoặc tìm cách lảng tránh, phủ nhận nó. Họ cũng không tìm cách khắc phục hậu quả do sai lầm của mình gây ra đối với người khác. Thậm chí, vì sợ hãi, không dám chịu trách nhiệm, họ đã có những hành động tàn nhẫn đối với người khác. Những người như thế thật đáng lên án

Ai trong đời rồi cũng phải cảm ơn những khiếm khuyết của mình. Hãy nhớ rằng, người ít sai lầm nhất là người mau hối lỗi nhất. Sai lầm có thể chấp nhận khi ta còn trẻ; nhưng đừng kéo lết nó vào tuổi già. Khi gây ra sai lầm, hãy có đủ dũng khí để chấp nhận và khắc phục nó, đừng chạy trốn một cách hèn nhát.

Tuổi trẻ như thể một chiếc xe lửa trôi đi rất nhanh, đừng là những hành khách ngủ trên xe, nếu không khi bạn tỉnh dậy bạn sẽ bỏ qua nhiều thứ, thậm chí là bỏ qua cả trạm dừng. Cuộc sống nằm trong tay mỗi chúng ta, đừng để những suy nghĩ sai lầm bồng bột làm ta lạc lối, đừng bao giờ để bản thân phải trả giá tới 2 lần cho những sai lầm bạn nhé!

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 6)

Tuổi trẻ, một giai đoạn trong cuộc đời đầy hoài niệm và thiêng liêng, nơi tâm hồn chúng ta tràn đầy những ước mơ và hoài bão, những khao khát cháy bỏng vô cùng. Ước mơ là những khát khao, những mong muốn mà con người muốn thực hiện trong cuộc sống. Hoài bão, ngược lại, là những mục tiêu lớn lao, những ước mơ cao cả mà chúng ta hướng đến. Chúng ta cần những ước mơ và hoài bão để tạo sự động viên, nhưng để biến chúng thành hiện thực, chúng ta phải bắt đầu hành động.

Mỗi người có những con đường và mục tiêu riêng biệt, nhưng tất cả đều phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, quyết tâm và sự nỗ lực sẽ giúp chúng ta đạt được những thành tựu xứng đáng. Chuyện về cuộc đời của Walt Disney là minh chứng rõ ràng cho việc thành công bằng quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông đã khởi đầu từ một gia đình nông dân nghèo, với một người cha có nghiện rượu và đánh bạc. Vì không đủ tiền để học vẽ, Walt Disney đã sử dụng than để tạo ra các bức tranh trên giấy vệ sinh. Nhưng ông không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, và sau này, tên của ông trở nên nổi tiếng toàn cầu với những bộ phim hoạt hình xuất sắc. Thế giới mà Disney tạo ra đã thắp sáng hàng triệu ước mơ của trẻ em trên khắp thế giới.

Walt Disney đã nói rằng có bốn yếu tố làm nên cuộc đời ông: ước mơ, can đảm, niềm tin và suy nghĩ. Trên hành trình chinh phục ước mơ, chúng ta cần phải tỉnh táo, phân biệt giữa lý tưởng thực tế và suy nghĩ xa vời, không thực tế. Những người không có ước mơ thường trở nên vô định và chán nản, không nhận thấy giá trị và ý nghĩa của cuộc đời, và khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Vậy nên, hãy theo đuổi ước mơ của bạn, bạn là người điều khiển và vẽ nên bức tranh cuộc đời của mình. Đừng để mình phải hối tiếc và nghĩ "giá như".

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 7)

Để xây dựng một đất nước giàu mạnh, tốt đẹp, phồn vinh thì mỗi cá nhân đều cần chung tay xây dựng, góp sức mình vào công cuộc gây dựng ấy. Chính vì mục tiêu cao cả ấy, mỗi người cần có ý thức sống và làm việc có ích để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Sống có ích là gì? Chính là lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội, sống đẹp biết giúp đỡ người và cũng cần có trách nhiệm cho bản thân. Sống có ích chính là lối sống được vạn người phấn đấu, luôn vì cũng những điều tích cực mà hoàn thiện bản thân, không ngừng học tập để phát triển

Việc sống có ích sẽ mang đến rất nhiều điều tích cực không chỉ cho bản thân, gia đình mà toàn xã hội. Mỗi một cá thể tuy nhỏ bé, nhưng khi tất cả mọi người đều làm việc có ích để tạo nên một cộng đồng vững bền. Khi bản thân mình biết sống đẹp, sẽ kéo theo những người khác cũng luôn có cái nhìn hướng thiện hơn, nhờ đó xã hội cũng trở nên an bình hơn. Sống có ích mỗi ngày, không phân biệt thế hệ giới tính. “ Người nhỏ làm việc nhỏ”, trẻ nhỏ biết vâng lời bố mẹ, ngoan ngoãn học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác hồ đã là biết cách sống có ích. Khi lớn lên, trở thành những người học sinh, đoàn viên, đội viên chúng ta biết cách chăm lo cho bạn bè gia đình, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn. Có những bạn trẻ không quản khó khăn, mưa nắng cõng bạn bị khuyết tật đến trường- đó là những tấm gương sáng trong việc sống có ích. Sống có ích giống như trồng cây, chúng ta nuôi nấng chăm sóc từ những điều nhỏ nhặt, sẽ có ngày cũng ta gặt hái được quả ngọt. Khi bạn bè biết quan tâm, giúp đỡ nhau học tập là ta đã giúp cho kiến thức, tương lai của các bạn được sáng hơn, giúp cho bố mẹ các bạn được vui vẻ, phấn khởi hơn khi con mình càng tiến bộ.

Ngay ở trong gia đình, ta biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, nghe lời dạy bảo, chăm chỉ học hành là đã trở thành những người sống có ích. Để sau này, khi trưởng thành hơn, ta có thể giúp đỡ biết bao người khác. Ngay cả những người lớn, khi họ biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không vì mưu cầu danh lợi mà bán đứng tập thể, xã hội cũng là một biểu hiện của việc sống có ích. Xuất phát từ những việc làm rất nhỏ bé nhưng thiết thực như: ngoài chăm chỉ làm việc, xây dựng công ty vững mạnh, phát triển, họ còn biết san sẻ giúp đỡ người hoạn nạn, biết lắng nghe tâm sự với đồng nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn. Có những danh nhân tuy họ vô cùng thành công và giàu có, nhưng họ sẵn sàng lăn xả vào những hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình ở vùng thiên tai lũ lụt, hay chi một số tiền rất lớn để giúp đỡ người hoạn nạn. Ngoài ra, họ còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người nghèo, vậy đó là lối sống có ích, mang những điều tích cực cho xã hội.

Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều sống ích kỉ, không có một mục tiêu, lối sống rõ ràng. Cả ngày chỉ biết ăn bám, dựa dẫm vào người khác. Họ chỉ biết lo nghĩ cho bản thân, sa đà vào các tệ nạn xã hội với tâm lý, một mình bản thân họ làm gì nghĩ gì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Hay những quan chức cấp cao chỉ biết kiếm tiền, mưu lợi cho bản thân mà gạt bỏ lợi ích của nhân dân thì sẽ gây nên biết bao hậu quả như thế nào. Cuộc sống là một chuỗi ngày khó khăn, cám dỗ, làm người tốt tuy dễ mà lại rất khó. Chính vì vậy, bản thân chúng ta phải vững vàng, sống tích cực để nhìn thấy những nhân quả tốt đẹp từ những điều mà chúng ta đã hành động.

Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, tràn ngập nụ cười và sự chia sẻ. Chỉ cần mỗi người khó khăn, nhận được một chút sự hỗ trợ từ người khác cũng có thể biến thành bàn đạp tinh thần hết sức to lớn cho họ vươn lớn. Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được tệ nạn xã hội là xấu, cần phải bảo vệ môi trường, sống tốt sống khỏe thì chắc chắn ai ai cũng được hưởng những điều tốt đẹp.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 8)

"Tuổi trẻ này mình cùng nhau

Khoác vai đi từ sáng tới đêm

Hát lên như chưa từng được hát

Là la la là lá lá la....."

Ngân nga trong từng câu hát của bài hát Bài ca tuổi trẻ, tôi nhận ra rằng mỗi người đều có một bài ca riêng cho tuổi xuân của mình. Có những bài ca thánh thót, yêu đời nhưng rồi cũng có những bài ca trầm lắng, buồn man mác. Dù bài ca tuổi trẻ của mỗi người là như thế nào thì chúng cũng được viết lên với nhiệm vụ trở thành một con người sống có ích, sống ý nghĩa và góp mình vào xây dựng Tổ quốc. Vì vậy, có thể nói rằng, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước

Tuổi trẻ, cái tuổi mà người ta thường hay nói đến trong sứ mệnh và nhiệm vụ đối với Tổ Quốc là gì? Tuổi trẻ chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi được phát triển đầy đủ nhất. Thế hệ trẻ được học tập và tích lũy kiến thức, nhằm xây dựng một tương lai rộng mở, đưa đất nước phát triển phồn thịnh, để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, tuổi trẻ hay còn gọi là tuổi xuân của đời người là lúc mà con người ta tràn trề nhất, giàu sức sống và có một trái tim mãnh liệt, cháy bỏng nhất. Đây là lứa tuổi mà những thanh thiếu niên mang trong mình bao nhiệt huyết muốn cống hiến cho đời, cho quê hương, đất nước. Thời điểm này cũng là thời điểm mà con người có một nguồn sức khoẻ, sức lực tốt nhất.

Chính vì những lợi thế trên cho nên tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Được học tập, phát triển và nghiên cứu khoa học, người trẻ sẽ đem những kiến thức, những gì mình tìm tòi, học hỏi được để đóng góp vào kho tàng chung của đất nước. Từ đó mà xây dựng nên một nền móng vững trãi cho đất nước được phát triển. Tương lai của đất nước là tuổi trẻ, tuổi trẻ bằng sức lực và tâm huyết của mình sẽ cống hiến trọn vẹn cho đất nước. Sở dĩ là như vậy bởi lẽ, một đất nước nếu có dân số già thì đất nước ấy sẽ rất khó để phát triển. Vì người già sức lao động sẽ giảm sút và không còn khỏe mạnh như lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người trẻ là nguồn lao động dồi dào cho đất nước, họ có sức khỏe tốt, có kiến thức và còn cả một cuộc đời dài phía trước để giúp ích cho nước nhà.

Trên thực tế đã có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Trong lịch sử, ta có thể nhớ đến Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam: Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nổi tiếng không chỉ bởi học vấn uyên thâm mà còn bởi thái độ sống dứt khoát, nhiệt thành. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm 13 tuổi, điều này cho thấy tuổi trẻ, sức trẻ có một nguồn năng lượng và tích lũy kiến thức nhiều như thế nào. Kế đến là chị Võ Thị Sáu, chị đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong thời kỳ chiến tranh khi chị làm một nữ du kích, một người liên lạc thông tin. Chị đã hy sinh khi mới 18 tuổi, góp mình vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc khi tuổi còn rất trẻ. Còn ở hiện tại, rất nhiều những người trẻ vẫn ngày ngày cống hiến cho đất nước. Điều đó thể hiện qua các trách nhiệm xã hội của họ. Điển hình là các doanh nghiệp, các công ty, ngoài việc đưa các sản phẩm của Việt Nam ra thế giới thì họ còn dùng thành công của mình để quyên góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Để phát huy được vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước thì Đảng và chính phủ cần có những chính sách đúng đắn để phát triển được hết những khả năng cũng như tầm quan trọng của thế hệ trẻ. Đất nước phải tạo cơ hội được học tập và phát triển cho mỗi cá nhân, dù ở đồng bằng hay vùng sâu vùng xa. Ngược lại, thế hệ thanh thiếu niên cũng cần phải cố gắng học tập, nỗ lực hết sức mình để cống hiến cho đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước và công ơn của Hồ Chủ Tịch.

Belinsky đã từng nói: "Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời", tôi và những người bạn cùng chăng lứa sẽ dùng cả thanh xuân và nhiệt huyết của mình để hiến dâng cho Tổ Quốc. Để làm được như vậy thì trước hết, tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm ra lí tưởng, tìm ra đam mê của chính bản thân mình. Có lí tưởng, có khao khát rồi thì mới có thể vạch ra được con đường đúng đắn cho tương lai sau này.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 9)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống con người. Đây là một cuộc cách mạng quan trọng, không chỉ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới mà còn mở ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia.

Theo định nghĩa, cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của nhiều công nghệ như trí tuệ nhân tạo, máy học, Internet of Things (IoT), blockchain, và nhiều công nghệ khác, nhằm tạo ra một môi trường số hoá, tự động hóa và thông minh trong các ngành công nghiệp. Từ đó, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp sẽ có chất lượng cao hơn, chi phí sản xuất giảm và thời gian sản xuất cũng được rút ngắn.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và đổi mới mô hình kinh doanh. Các công ty đã phải thay đổi cách làm việc của mình, tập trung vào các mô hình kinh doanh mới và các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo để tận dụng những tiềm năng mới mà công nghệ cung cấp.

Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc tạo ra và áp dụng công nghệ mới chỉ là một phần trong sự thành công. Để thực sự đạt được mục tiêu của cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải thay đổi cả tư duy và phương thức làm việc của chúng ta.

Trước tiên, chúng ta cần phải thay đổi tư duy của mình. Thay vì chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, chúng ta cần phải hướng đến những giải pháp dài hạn và bền vững. Điều này bao gồm việc tập trung vào việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và đẩy mạnh phát triển các công nghệ xanh hơn.

Thứ hai, chúng ta cần phải thay đổi phương thức làm việc của mình. Đối với các công ty, điều này có nghĩa là chú trọng vào việc tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và thân thiện với công nghệ. Điều này cho phép nhân viên làm việc một cách hiệu quả hơn và giúp họ thích nghi với những thay đổi liên quan đến công nghệ. Đối với các cá nhân, điều này có nghĩa là chúng ta cần phải liên tục cập nhật kiến thức về công nghệ và học hỏi cách sử dụng chúng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cuối cùng, để đạt được lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần phải thay đổi cả cách suy nghĩ và hành động của mình. Chúng ta cần phải tập trung vào việc tạo ra giá trị cho xã hội bằng cách sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế và đem lại lợi ích cho con người. Chúng ta cũng cần phải học cách đối mặt với những thay đổi liên quan đến công nghệ và tận dụng những cơ hội mới để tạo ra những giá trị mới cho xã hội.

Nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (hoài bão, ước mơ) (mẫu 10)

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta

Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc sống có ích và cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

Sống có ích là gì? Sống có ích chính là việc mỗi chúng ta sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Mỗi người muốn trở thành một công dân tốt trước hết phải có tư duy tích cực và cố gắng sống có ích. Còn cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng.

Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.

Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp.

Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

1 2,961 05/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: