Top 5 mẫu Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường (2024) SIÊU HAY

Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường lớp 12 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 641 05/10/2024


Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường

Đề bài: Viết báo cáo nghiên cứu về Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường.

Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường (mẫu 1)

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường nước và đất là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhá nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2. Giải quyết vấn đề

Vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay chính là ô nghiễm tài nguyên đất và tài nguyên nước sạch. Đảm bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lí, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô thị. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về việc sử dụng, quản lí đất; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững.

Với vấn đề môi trường nước nên đặc biệt chú ý xây dựng những nhà máy lọc rác thải, chất thải trước khi thải ra sông, hồ để tránh gây ô nhiễm và hại chết hệ sinh thái ở sông, hồ, biển. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước.

3. Kết luận

Tóm lại, việc bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của Đảng, Nhà nước, các ban ngành mà còn là của chính mỗi cá nhân người dân. Môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe và đời sống tâm lí của mỗi người. Việc đưa ra báo cáo chỉ là một phần của vấn đề trong xã hội ngày nay giúp độc giả nhận thấy đây chính là một vấn đề vô cùng cấp bách và cần có sự chung tay của cộng đồng để xây dựng một môi trường sống xanh đẹp hơn.

3. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tiến hành rà soát và hoàn thiện bài viết trên hai phương diện:

- Về nội dung, các tiểu mục của bài viết cần tường minh, đầy đủ, các luận điểm được triển khai rõ ràng.

- Về hình thức, bài viết được trình bày đúng quy cách của một báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là có các tài liệu tham khảo được tách thành phần riêng; các phương tiện phi ngôn ngữ dược thể hiện hợp lí; chính tả, diễn đạt đảm bảo chuẩn mực.

Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường (mẫu 2)

Những trào lưu về môi trường trên mạng xã hội gần đây không chỉ nhắc nhở người trẻ Việt về tác hại của rác thải nhựa lên đời sống, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã thật sự có ý thức bảo vệ môi trường chưa, hay chỉ đang chạy theo một trào lưu mang tầm quốc tế?

Mối quan hệ mật thiết giữa mỗi người với môi trường bắt đầu từ khi ra đời. Sống trong môi trường này, nhưng trước đây con người thường ít dành thời gian nghĩ và quan tâm về nó, cho tới khi những sức ép và nguy hại lên môi trường ngày càng rõ rệt, thậm chí ảnh hưởng ngược lại đến cuộc sống của con người.

Thế hệ trẻ sẽ là người tiếp tục song hành cùng Trái Đất trong tương lai. Hiểu được điều này, họ đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình từng ngày bằng nhiều cách, trong đó rõ rệt nhất là qua những chiến dịch về môi trường.

Trong những năm gần đây, người trẻ Việt đang được chứng kiến ngày càng nhiều những trào lưu hướng đến môi trường, như “giảm thiểu rác thải nhựa”, “ống hút tre”, và “mang bình nước riêng để được giảm giá.” Điều này không chỉ nhắc nhở về tác hại của rác thải nhựa lên nhiều khía cạnh đời sống, mà còn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Bằng sự phát triển và khả năng kết nối mạnh mẽ, mạng xã hội là kênh thông tin và giao tiếp quan trọng của những chiến dịch tổ chức bởi thế hệ trẻ, và dành cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: chúng ta đã thật sự có ý thức bảo vệ môi trường chưa, hay chỉ đang chạy theo một trào lưu mang tầm quốc tế?

1. Thể hiện tình yêu môi trường qua mạng xã hội

Câu chuyện về rác thải nhựa và môi trường bị huỷ hoại vốn đã được kể từ năm này qua tháng nọ. Tuy nhiên, đến khi những bức hình gây ám ảnh về chiếc ống hút nhựa kẹt trong cổ những sinh vật biển, chiếc túi nilon trùm kín đầu một chú rùa được tiết lộ, thì các cuộc chiến bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa mới bắt đầu nóng lên.

Đầu năm 2019, mạng xã hội Việt Nam bắt đầu lan truyền nhiều hình ảnh đẹp và ý nghĩa với hàng loạt hashtag hướng về môi trường. Tiêu biểu là thử thách #nostrawchallenge — nói không với ống hút nhựa. Kết quả là một bộ phận giới trẻ đã chuyển sang dùng ống hút và ly tái sử dụng, thân thiện với môi trường để hưởng ứng phong trào này.

Tháng 3 vừa qua, chiến dịch #trashtag hay #ChallengeforChange — dọn dẹp bãi rác, nở rộ khắp mạng xã hội. Rất nhiều hình ảnh so sánh thành quả đáng kinh ngạc, các khung đường nay đã sạch bóng rác được chia sẻ, khiến các bạn trẻ càng thêm tự hào và hăng hái với những hành động thiết thực tương tự.

Không chỉ gói gọn ở trong nước, mà những sáng kiến đơn giản, dễ thực hiện từ nước ngoài cũng được người Việt trẻ tán thưởng và học hỏi, chẳng hạn như ý tưởng bọc rau củ bằng lá chuối của siêu thị Rimping ở Chiang Mai, Thái Lan. Nhờ sức mạnh lan toả của các bạn trẻ mà hiện nay, một số cửa hàng tại Việt Nam cũng đã thay túi nilon thành lá chuối.

Có thể thấy hiện nay, bên cạnh việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Việt trẻ đang dần quan tâm hơn về vấn đề phát triển cộng đồng bền vững, cụ thể là môi trường sống tốt đẹp. Tất cả những lý tưởng đó đều được thể hiện rõ nét qua từng chiếc tin hiện lên hàng ngày trên… Facebook.

2. Cuộc chiến chống rác thải nhựa có phải chỉ xuất hiện ở cuộc sống “ảo”?

Đáng buồn là sau những bức ảnh, những lượt thích, những bình luận kêu gọi hưởng ứng phong trào vì môi trường, một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa thể biến nhận thức thành hành động, biến hành động thành thói quen ở đời thật. Liệu chúng ta đang thật sự quan tâm và mong muốn cải thiện, hay đơn giản chỉ là không muốn mình lạc hậu?

Không dưới một lần chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh các điểm vui chơi, các khu du lịch ngập tràn rác sau mùa lễ. Những bãi biển lềnh bềnh túi nhựa, lon nước khi đợt khách đã vãng. Những quảng trường vương vãi xác bóng bay, thức ăn thừa khi pháo hoa đã tàn. Tiêu biểu là dốc chợ Đà Lạt thơ mộng ngày nào, nay lại thường xuyên được điểm tên trong các bài viết về ý thức của khách du lịch.

Tất cả hình ảnh về những địa điểm hoang tàn toàn là rác đều đi ngược lại những gì chúng ta đang cố gắng gầy dựng. Chúng đều cho thấy rằng, những trào lưu ấy vẫn chưa thật sự chạm đến mục đích cuối cùng, đó là một ý thức dài lâu về lối sống xanh, chủ động tái chế và giảm rác thải.

3. Biến những trào lưu tích cực thành ý thức thật sự

“Trào lưu” (trend) thường được xem là một trò vui xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Thời điểm cao trào, đó là những ngọn sóng lớn khiến cả biển người phải sục sôi, ai bước theo sẽ tự động mang danh “thời thượng”. Nhưng cái kết của trào lưu luôn là trôi vào quên lãng sau vài tháng, vài tuần, hoặc thậm chí là vài ngày.

Tuy nhiên, những trào lưu tốt xứng đáng được tồn tại lâu dài. Môi trường chắc chắn đã khả quan hơn phần nào từ khi những chiến dịch vì môi trường nổi lên, và nhận thức về vấn đề này cũng được lan rộng hơn bao giờ hết. Nếu trào lưu ấy tiếp tục đi cùng với giới trẻ Việt Nam và biến thành ý thức chung của một thế hệ mới, tương lai của hệ sinh thái này sẽ được cải thiện một cách không ngờ.

Chẳng cần phải xắn tay áo đi dọn bãi rác vào mỗi cuối tuần, bạn chỉ cần thay việc vứt một chai nước vào thùng rác bằng cách mang về dùng lại vài lần, hay dùng để trồng thêm một mầm xanh. Hoặc thử nghĩ xem, có cách nào để tái chế chồng túi nilon đang nằm trong nhà bạn thay vì bỏ chúng đi? Rác sẽ không còn là rác, nếu chúng ta tìm ra cách sử dụng chúng.

Là những công dân thời đại mới, có ý thức lớn hơn vì môi trường sống, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội toàn cầu, bạn có nỡ để những trào lưu có ý nghĩa giống như làn sóng, dâng lên rồi biến mất giữa biển thông tin trên mạng xã hội? Hay sẽ tận dụng sức mạnh lan truyền của mạng xã hội, chuyển chúng thành một ý thức, một cách sống của thời đại mới?

Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường (mẫu 3)

Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia đứng đầu thế giới có lượng rác thải ra nhiều nhất thế giới. Trên phạm vi thế giới, theo số liệu thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng… Ngoài ra còn rất nhiều các loại sản phẩm làm từ nhựa khác được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

1. Tình hình một số bãi rác tại Việt Nam

Các rác thải nhựa khó phân hủy được tái chế với tỷ lệ rất thấp, phần lớn là chôn, lấp, đốt hoặc hiên ngang nằm chờ dài trên những bãi rác. Chúng ta chẳng còn quá xa lạ khi bắt gặp những hình ảnh về cái chết đầy oan ức của những loài sinh vật biển khi vô tình nuốt phải các loại rác thải nhựa. Những chiếc túi nilon đã qua sử dụng khi bị ném xuống biển như chiếc lưới tử thần không lối thoát khiến hàng nghìn loài cá và sinh vật biển bị đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Không chỉ vậy, rác thải nhựa còn lại chất đống ngày càng nhiều ở những bãi rác gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chôn lấp, đốt không những không giúp phân hủy chúng một cách hoàn toàn mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc chôn lấp khiến nguồn nước dưới lòng đất bị ô nhiễm, làm chết các loài vi sinh vật có lợi dưới lòng đất, hoạt động nuôi trồng trên vùng đất đầy rác thải cũng không mang lại hiệu quả như kế hoạch.

Tất cả những điều đó đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà dường như chẳng ai để ý tới. Hoặc nói chính xác hơn, chúng ta dẫu biết hiện trạng ấy, dẫu biết những nguy hại tới sức khỏe nhưng cũng chẳng biết phải hành động như nào để thay đổi, chỉ đành tặc lưỡi mà chấp nhận.

Bởi vậy mà khoảng thời gian gần đây, xu hướng decor không gian sống từ rác thải tái chế của giới trẻ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các chiến dịch tái chế rác thải ngày càng được quan tâm và dần trở thành xu hướng. Bên cạnh việc tái chế rác thải thành những vật dụng hữu ích, xu hướng trang trí trong nhiều không gian khác nhau từ phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ cho đến ban công, bàn học, bàn làm việc, quán cafe,...từ “rác” được các bạn trẻ đón nhận hơn bao giờ hết.

2. Xu hướng decor không gian sống từ việc tái chế rác thải

Ngoài ra, việc biến những chai rượu cũ trở thành những bình hoa để trang trí cho không gian sống hay tái chế nhựa nilon thành những đèn ngủ xinh xắn cho căn phòng không còn gì xa lạ.

Bằng sự khéo léo và đầy sáng tạo, những chiếc nắp chai tưởng như bỏ đi đã được thổi hồn và trở thành những bức tranh treo tường nghệ thuật hay những chiếc dây chuyền xinh xắn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy, dây thừng để tái chế thành những bức tranh treo tường đẹp đẽ, Giới trẻ tận dụng tất cả những gì có thể để sáng tạo thành những đồ vật có ích như chiếc chuông gió từ những quả thông, chiếc mành treo từ chai lọ cũ, mô hình làm từ gỗ và giấy,...

Rác không chỉ được tái chế thành những vật dụng nhỏ để trang trí cho căn phòng, giới trẻ còn biến tấu những mảnh gỗ, thanh sắt vụn, lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng thành những món đồ đòi hỏi sự kỳ công hơn như bàn, ghế, xích đu, tủ treo quần áo,...Những đồ vật không chỉ giúp căn phòng trở nên đẹp đẽ hơn mà còn hữu ích và có thể sử dụng.

Song hành với đà phát triển trong xã hội cũng như sự vận động liên tục của con người, lượng rác thải tồn đọng cũng tăng nhanh đến chóng mặt. Vì vậy, tái chế phế liệu đã trở thành một hành động thiết yếu để cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cũng giống như mỗi chúng ta, rác thải xứng đáng có cơ hội thứ hai. Và chính vì lẽ đó, phong trào chế tạo vật phẩm trang trí từ phế liệu ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ trong cộng đồng. Khi sử dụng và sáng tạo đúng mục đích, bạn có thể biến hóa ra những món đồ hữu ích để tô điểm cho ngôi nhà thân yêu của mình, đồng thời góp một phần quan trọng cho sứ mệnh bảo vệ môi trường.

3. Lợi ích của việc tái chế rác thải

Tái chế là phương pháp vô cùng thân thiện, giúp kéo dài tuổi thọ của các vật liệu, từ đó có thể giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường. Trên thực tế, các bãi rác thường phát sinh mùi chẳng mấy dễ chịu, cộng hưởng với điều kiện thời tiết gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.

Chính vì vậy, giảm rác thải tại các bãi chôn lấp được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để chữa lành vết thương cho trái đất, đồng thời bảo vệ cuộc sống của mỗi con người.

Ở một khía cạnh khác, việc tái chế thường sử dụng ít năng lượng hơn so với sản xuất sản phẩm từ các nguồn nguyên chất. Khi chúng ta tái sử dụng mọi thứ một cách sáng tạo, chúng ta có thể giảm nhu cầu năng lượng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm, vật liệu mới.

Nhu cầu tái chế những món đồ gần như đã hết giá trị sử dụng thành vật dụng trang trí mới cũng giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Thay vì bỏ ra cả đống tiền để mua những món đồ đắt đỏ, mỗi người đều có thể tận dụng trí tưởng tượng của bản thân để thiên biến vạn hóa theo đúng sở thích.

Thay vì kết thúc vòng đời tại các bãi rác, chúng ta hãy để rác thải có cơ hội đóng góp cho cuộc sống thêm xanh bằng cách tái sử dụng chúng. Tái chế rất dễ dàng. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với những thứ đơn giản như chai lọ bỏ đi, bình thủy tinh hay bất kỳ một vật liệu gì khác.

Những thứ do tự tay chúng ta tạo ra mang ý nghĩa tinh thần lớn, chứa đựng sự sự độc đáo, riêng biệt giúp tăng thêm giá trị và tầm quan trọng tổng thể. Cũng từ chính những việc làm này, bạn có thể rèn giũa tính khéo léo cũng như tỉ mỉ trong công việc.

Hay chúng ta cũng có thể tận dụng những món đồ tái chế đặc biệt để làm quà tặng cho người thân hoặc bạn bè. Tình cảm đôi bên chắc chắn sẽ trở nên gần gũi hơn khi họ biết được rằng, không thể tìm thấy những món đồ vô giá này ở bất kỳ cửa hàng nào, bởi nó chỉ được sáng tạo bằng chính đôi bàn tay khéo léo của bạn.

Nhìn chung, hãy xem việc tái chế phế liệu thành đồ vật phẩm trang trí là một cách để giúp bảo vệ thiên nhiên và môi trường, đồng thời mang lại một màu sắc mới mẻ và sinh động cho không gian xung quanh chúng ta. Xu hướng này cũng có thể coi là công cụ giáo dục rất thú vị để nâng cao nhận thức trong xã hội của tất cả mọi người về hệ quả của hành động mà chúng ta làm đối với môi trường.

1 641 05/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: