TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9.

1 668 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Ai là người thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN?

A. Tư Mã Thiên.

B. Lưu Bang.

C. Tần Thủy Hoàng.

D. Lý Uyên.

Đáp án : C

Lời giải : Năm 221 TCN , Doanh Chính lên ngôi hoàng đế , lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Ông thực hiện nhiều chính sách , đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau.

Câu 2: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

A. Nhà Hán => Thời Tam Quốc => nhà Tấn, thời Nam - Bắc triều => nhà Tùy.

B. Nhà Tấn => thời Tam Quốc => nhà Hán => Nam - Bắc triều => nhà Tùy.

C. Thời Nam - Bắc triều => thời Tam Quốc => nhà Tấn => nhà Tùy => nhà Hán.

D. Nhà Hán => Nam - Bắc triều => nhà Tùy => nhà Tấn => thời Tam Quốc.

Đáp án : A

Lời giải:

-Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

+ Nhà Hán thời gian tồn tại từ năm 206 TCN-năm 220

+ Năm 220 đến năm 280 : Trung Quốc bước vào thời Tam Quốc.

+ Năm 280 đến năm 420 : nhà Tấn.

+ Năm 280 đến năm 581: Trung Quốc bước vào thời kì Nam- Bắc Triều.

+ Năm 581 đến năm 618 : nhà Tùy

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc làTop of Form

A. nông dân và công nhân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

D. tư sản và vô sản.

Đáp án : C

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là địa chủ - nông dân lĩnh canh.

+ Qúy tộc quan lại chiếm nhiều ruộng đất và một bộ phân nông dân công xã giàu có trở thành địa chủ.

+ Nông dân công xã bị mất ruộng đất phải nhận ruộng để canh tác trở thành nông dân lĩnh canh.

Câu 4: Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là

A. Nin.

B. Ti-grơ và Ơ-phrát.

C. Hằng và Ấn.

D. Trường Giang và Hoàng Hà.

Đáp án : D

Lời giải : Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà. Trên vùng đất hai con sông , những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời.

Câu 5: Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được xác lập dưới thời

A. nhà Hán.

B. nhà Tùy.

C. nhà Tấn.

D. nhà Tần.

Đáp án: D

Lời giải:

- Do sự phát triển của sản xuất, xã hội có sự phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân bằng địa tô ngày càng chiếm địa vị thống trị. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc.

Câu 6: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là

A. Kinh thi.

B. Tam quốc chí diễn nghĩa .

C. Thủy Hử.

D. Hồng lâu mộng.

Đáp án : A

Lời giải: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là Kinh thi, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí.

Câu 7: Người Trung Quốc đã có chữ viết từ thời nhà

A. Hán.

B. Tùy.

C. Thương.

D. Tần.

Đáp án: C.

Lời giải: Từ thời nhà Thương ,người Trung Quốc đã có chữ viết , đó là chữ tượng hình.

Câu 8: Công trình kiến trúc nổi tiếng tượng trưng cho sức sáng tạo vĩ đại của Trung Quốc là

A. Vạn Lí trường thành.

B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

C. Tử Cấm Thành

D. Thiên An Môn.

Đáp án : A.

Lời giải: Công trình kiến trúc nổi tiếng tượng trưng cho sức sáng tạo vĩ đại của Trung Quốc là Vạn Lí trường thành.Một kiến trúc phòng thủ khổng lồ được xây dựng và tái thiết trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm qua nhiều triều đại khác nhau từ thời Cổ đại đến hết thời Trung đại.

Câu 9: Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu

A. Trường Giang.

B. Hoàng Hà.

C. sông Hằng.

D. sông Ấn.

Đáp án: B

Lời giải: Vào thời cổ đại cư dân Trung Quốc cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà , sau đó mở rộng xuống lưu vực sông Trường Giang.

Câu 10: Người Trung Quốc cổ đại thường khắc chữ trên

A. mai rùa.

B. đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút.

D. vách đá.

Đáp án A.

Lời giải: Từ thời nhà Thương ,người Trung Quốc đã có chữ viết , đó là chữ tượng hình.Chữ được khắc trên mai rùa , xương thú.

Câu 11: Người Trung Quốc đã phát minh ra

A. số 0.

B. hệ chữ cái La-tinh.

C. kĩ thuật làm giấy.

D. hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Đáp án : C

Lời giải: Người Trung Quốc đã phát minh ra kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Câu 12: Công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại của Trung Quốc là

A. Bộ Sử kí.

B. Đại Thanh nhất thống chí.

C. Tư trị thông giám.

D. Đại Minh nhất thống chí.

Đáp án : A

Lời giải:

- Công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại của Trung Quốc là bộ Sử kí của Tư Mã Thiên – Người đặt nền móng cho nền sử học của Trung Quốc.

Câu 13: Người sáng lập ra học thuyết Nho gia là

A. Hàn Phi Tử.

B. Khổng Tử.

C. Lão Tử.

D. Mặc Tử.

Đáp án : B

Lời giải: Người sáng lập ra học thuyết Nho gia là Khổng Tử.

Câu 14:Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, các nông dân công xã nhận ruộng đất để canh tác được gọi là

A. nông nô.

B. địa chủ.

C. nông dân lĩnh canh.

D. quý tộc.

Đáp án: C

Lời giải:

Trong xã hội phong kiến, các nông dân công xã nhận ruộng đất để canh tác được gọi là nông dân lĩnh canh và phải nộp tô cho địa chủ .

Câu 15: Điều kiện tự nhiên ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án : B

Lời giải: Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang đất đai màu mỡ, phì nhiêu thích hợp cho nông nghiệp phát triển.

Câu 16: Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu

A. Hoàng Hà.

B. Trường Giang.

C. sông Hằng.

D. sông Ấn.

Đáp án A

Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà (SGK- trang 47)

Câu 17: Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc?

A. Triệu Khuông Dẫn.

B. Tần Thủy Hoàng.

C. Lưu Bang.

D. Lý Uyên

Đáp án B

Thế kỉ III TCN, nước Tần dần mạnh lên, Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN và lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. (SGK- trang 48)

Câu 18: Dưới thời Tần, các quan lại, quý tộc có nhiều ruộng đất tư đã trở thành

A. vương hầu.

B. địa chủ.

C. lãnh chúa.

D. nông dân lĩnh canh.

Đáp án B

Dưới thời Tần, các quan lại, quý tộc có nhiều ruộng đất tư đã trở thành địa chủ (sơ đồ SGK- trang 49)

Câu 19: Nhà nước Trung Quốc cổ đại được hình thành trên lưu vực

A. sông Nin.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. sông Hằng và sông Ấn.

D. sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát

Đáp án B

Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang. (SGK- trang 47)

Câu 20: Tác phẩm văn học cổ nhất của người Trung Quốc là

A. bộ sử thi Ra-ma-ya-na.

B. thần thoại Héc-quyn.

C. Kinh Thi

D. thần thoại Nữ Oa.

Đáp án C

Tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi, gồm nhiều sáng tác dân gian, do Khổng Tử biên tập và chỉnh lí. (SGK- trang 51)

Câu 21: Công trình sử học đồ sộ của Trung Quốc thời cổ đại do Tư Mã Thiên biên soạn là

A. Đông Chu liệt quốc.

B. Sử kí

C. Kinh Thi

D. Chiến Quốc sách.

Đáp án B

Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên được coi là công trình sử học đồ sộ trong thời đại (SGK- trang 51)

Câu 22: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc là

A. Tượng Nhân sư.

B. Vạn lý trường thành.

C. Kim Tự Tháp.

D. Vườn treo Ba-by-lon

Đáp án B

Công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc là Vạn lý trường thành (SGK- trang 52)

Câu 23: Chữ viết nào được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc cổ đại?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ tượng hình.

Đáp án D

Người Trung Quốc dùng chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú, chuông, đỉnh đồng và phổ biến là khắc trên tre và trúc.(SGK- trang 51)

Câu 24: Hệ tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại do Khổng Tử sáng lập là

A. Pháp gia.

B. Đạo gia.

C. Nho gia.

D. Mặc gia

Đáp án C

Ở Trung Quốc cổ đại xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, Đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia do Khổng Tử sáng lập. Nho gia nhấn mạnh tôn ti trật tự, bổn phận phục tùng tuyệt đối của kẻ dưới với kẻ trên. (SGK- trang 50)

Câu 25: Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời

A. Tần.

B. Hán.

C. Tấn.

D. Tùy.

Đáp án A

Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần khi Trung Quốc được thống nhất.

Câu 26: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.

B. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.

C. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

D. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Đáp án D

Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. (SGK- trang 52)

Câu 27: Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho Trung Quốc cổ đại phát triển nền kinh tế

A. thương nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án C

Đất đai ven sông có phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Câu 28: Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng những cây kim của người Trung Quốc có tên gọi là gì?

A. Xạ trị.

B. Mát-xa.

C. Châm cứu.

D. Phẫu thuật.

Đáp án C

Y học Trung Quốc phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu, trong đó: phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng những cây kim được gọi là châm cứu. (SGK- trang 51)

Câu 29: Triều đại nào tái thống nhất đất nước và đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến?

A. Nhà Chu.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Hạ.

D. Nhà Tuỳ.

Đáp án D

Nhà Tuỳ tái thống nhất đất nước và đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến. (SGK- trang 50)

Câu 30: Đâu không phải là điểm chung giữa Lưỡng Hà và Trung Quốc?

A. Đều nằm ở châu Á.

B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.

C. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.

D. Công thương nghiệp là ngành kinh tế chính.

Đáp án D

Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn nên đất đai ở Trung Quốc, Lưỡng Hà rất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ở Trung Quốc và Lưỡng Hà cổ đại, nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo => đáp án D không phải là điểm chung giữa hai quốc gia này.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11: La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

1 668 04/01/2024