TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Xã hội nguyên thủy

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4.

1 1,340 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đâu là đặc điểm của thị tộc?

A. Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau.

B. Đứng đầu là tù trưởng.

C. Là một bầy người sống trong hang động.

D. Đứng đầu là tộc trưởng.

Đáp án: D

Lời giải: Thị tộc gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau và đứng đầu là tộc trưởng.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đặc điểm của bầy ngưởi nguyên thủy?

A. Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau trong các hang động.

B. Tù trưởng là người đứng đầu các bầy người nguyên thủy.

C. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

D. Tuy tổ chức còn sơ khai nhưng đã có người đứng đầu.

Đáp án: A

Lời giải: Bầy ngưởi nguyên thủy gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau và có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của bộ lạc?

A. Đứng đầu là tộc trưởng.

B. Gồm các thị tộc sinh sống trên cùng một địa bàn.

C. Là một tập hợp các bầy người nguyên thủy.

D. Do tộc trưởng đứng đầu.

Đáp án: B

Lời giải : Bộ lạc gồm các thị tộc sinh sống trên cùng địa bàn và đứng đầu là tù trưởng.

Câu 4: Các tổ chức xã hội của con người ở thời kì nguyên thủy gồm

A. bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

B. công xã nguyên thủy, bộ lạc, nhà nước.

C. thị tộc, bộ lạc, nhà nước.

D. nhà nước, thị tộc, bầy người.

Đáp án: A

Lời giải: Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

Câu 5: Một trong những phát minh quan trọng của Người tối cổ là?

a. Chế tác đồ gốm.

B. Tạo ra lửa.

c. Phát hiện ra kim loại.

d. Chế tạo ra cung tên.

Đáp án: B

Lời giải : Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn. Đồ gốm, cung tên, công cụ lao động bằng kim loại là thành tựu của người tinh khôn.

Câu 6: Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được tìm thấy tại di chỉ văn hóa nào dưới đây?

A. Sơn Vi.

B. Ngườm.

C. Hòa Bình.

D. Núi Đọ.

Đáp án: C

Lời giải: Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được tìm thấy tại di chỉ văn hóa Hòa Bình.

Câu 7: Ở thời kì nguyên thủy “ nguyên tắc vàng ” trong quan hệ giữa con người với con người là

A. làm riêng, ăn chung, hưởng thụ bằng nhau.

B. người giàu có quyền lực lớn.

C. làm chung, ăn riêng.

D. của cải chung, làm chung, hưởng thụ bằng nhau.

Đáp án: D

Lời giải: Ở thời kì nguyên thủy “ nguyên tắc vàng ” trong quan hệ giữa con người với con người là của cải chung, làm chung, hưởng thụ bằng nhau.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

A. Chôn cất người chết cùng công cụ và đồ trang sức.

B. Lấy trồng trọt, chăn nuôi làm nguồn sống chính.

C. Sinh sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

D. Chế tác công cụ lao động từ đá, tre, gỗ, xương thú…

Đáp án: A.

Lời giải: Trong đời sống tinh thần, tâm linh, người nguyên thủy đã có tục chôn cất người chết cùng công cụ và đồ trang sức. Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh đời sống vật chất của người nguyên thủy.

Câu 9: Người tối cổ chế tác công cụ lao động bằng cách nào?

A. Ghè đẽo thô sơ các hòn đá để làm công cụ.

B. Sử dụng kĩ thuật mài để tạo ra những công cụ sắc bén.

C. Nung chảy đồng đỏ để làm ra các công cụ lao động.

D. Nung chảy sắt để làm ra: mũi tên, lưỡi câu…

Đáp án: A

Lời giải: Ban đầu, người tối cổ chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa vặn cầm tay làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè đẽo thô sơ hòn đá để làm công cụ. Đáp án B, C, D là kĩ thuật chế tác công cụ của người tinh khôn.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây phản ánh đời sống vật chất của người nguyên thủy?

A. Chôn cất người chết cùng công cụ và đồ trang sức.

B. Vẽ tranh trong hang đá, chế tạo nhạc cụ.

C. Chế tạo đồ trang sức từ: đá, xương thú…

D. Chế tác công cụ lao động từ đá, tre, gỗ, xương thú…

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh đời sống tinh thần của người nguyên thủy. => Dùng phương pháp loại trừ, đáp án D đúng.

Câu 11: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa nào dưới đây?

A. Hòa Bình.

B. An Khê.

C. Quỳnh Văn.

D. Hạ Long.

Đáp án: A

Lời giải: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa Hòa Bình (cách ngày nay khoảng 10.000 năm)

Câu 12: Lửa là phát minh quan trọng của

A. Vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người hiện đại.

Đáp án: B

Lời giải: Lửa là phát minh quan trọng của người tối cổ.

Câu 13: Để làm đẹp cho bản thân, người nguyên thủy không sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Dùng trang sức.

B. May trang phục từ da thú…

C. Dùng màu để vẽ lên người.

D. Xăm mình.

Đáp án: D

Lời giải: Người nguyên thủy đã biết sử dụng đồ trang sức; may trang phục từ những tấm da thú đã được làm sạch, dùng màu vẽ lên người để hóa trang…

Câu 14: Người tối cổ không dùng lửa vào mục đích nào sau đây?

A. Nung chảy kim loại.

B. Làm chín thức ăn.

C. Sưởi ấm.

D. Xua đuổi thú dữ.

Đáp án: A

Lời giải: Người tối cổ chưa phát hiện ra kim loại => không sử dụng lửa để nung chảy kim loại.

Câu 15: Cách thức lao động chính của người tối cổ là gì?

a. Trồng lúa nước.

b. Săn bắt, hái lượm.

C. Thuần dưỡng động vật.

D. Chăn nuôi gia súc.

Đáp án: B

Lời giải: Cách thức lao động chính của người tối cổ là săn bắt, hái lượm.

Câu 16: Nhờ biết trồng trọt, chăn nuôi, người nguyên thuỷ đã bắt đầu đời sống

A. định cư.

B. du canh du cư.

C. chuyển lên miền núi.

D. chuyển ra ven biển.

Đáp án: A

Lời giải: Nhờ biết trồng trọt, chăn nuôi, người nguyên thuỷ đã bắt đầu đời sống định cư (SGK-trang 24)

Câu 17: Một trong những biểu hiện về đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ là

A. biết trồng trọt, chăn nuôi.

B. biết săn bắt, hái lượm.

C. biết tạo ra lửa.

D. có tục chôn cất người chết.

Đáp án: D

Lời giải: Chôn cất người chết liên quan đến tình cảm, tâm linh giữa con người với con người. Do đó, nó thuộc về đời sống tinh thần. Nội dung các đáp án A, B, C thuộc về đời sống vật chất.

Câu 18: Thị tộc gồm

A. một nhóm người không cùng huyết thống sinh sống trên cùng một địa bàn.

B. các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng.

C. nhiều bộ lạc sinh sống cạnh nhau trên cùng một địa bàn.

D. 5 – 7 gia đình có chung quan hệ huyết thống, sống trong hang động, mái đá.

Đáp án: B

Lời giải: Thị tộc gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng (SGK-trang 21)

Câu 19: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là

A. làng bản.

B. thị tộc.

C. bầy người

D. bộ lạc.

Đáp án: C

Lời giải: Bầy người nguyên thuỷ là tổ chức xã hội của Người tối cổ nên sẽ là tổ chức xã hội đầu tiên

Câu 20: Công xã thị tộc được hình thành từ khi

A. Người tối cổ xuất hiện.

B. Người tinh khôn xuất hiện.

C. loài vượn người xuất hiện.

D. nhà nước ra đời ven các con sông lớn.

Đáp án: B

Lời giải: Người tối cổ sống theo bầy, Người tinh khôn sống theo thị tộc, bộ lạc.

Câu 21: Xã hội nguyên thuỷ kéo dài hàng triệu năm từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến khi

A. con người bị tuyệt chủng.

B. Người tinh khôn xuất hiện.

C. Người tối cổ xuất hiện.

D. xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành.

Đáp án: D

Lời giải: Xã hội nguyên thuỷ kéo dài hàng triệu năm từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến khi xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành (SGK-trang 21).

Câu 22: Các dấu vết hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy…ở di chỉ văn hoá Hoà Bình cách đây 10000 năm chứng tỏ ở Việt Nam đã hình thành

A. nghề săn bắn, hái lượm.

B. nghề đánh bắt thủy sản.

C. nghề đúc đồng làm vũ khí.

D. dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai

Đáp án: D

Lời giải: Dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện rất sớm tại Việt Nam với các dấu vết hạt thóc, vỏ trấu…ở di chỉ văn hoá Hoà Bình cách đây 10000 năm (SGK-trang 24).

Câu 23: Trong bầy người nguyên thuỷ, phụ nữ hái lượm hạt, quả; còn đàn ông săn bắt thú rừng, đó là sự phân công lao động theo

A. tuổi tác.

B. giới tính.

C. vùng miền.

D. chủng tộc.

Đáp án: B

Lời giải: Phân chia công việc giữa nam và nữ là sự phân công lao động theo giới tính.

Câu 24: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ

A. phát minh ra lửa.

B. phát minh ra thuật luyện kim.

C. lao động.

D. sự thay đổi của thiên nhiên.

Đáp án: C

Lời giải: Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình. (SGK-trang 22)

Câu 25: Mối quan hệ giữa con người với con người thời nguyên thuỷ là

A. làm chung, ăn riêng.

B. làm riêng, ăn chung.

C. làm riêng, ăn riêng.

D. làm chung, ăn chung.

Lời giải: Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau (SGK-trang 21)

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích sử dụng lửa của người tối cổ?

A. Xua đuổi thú dữ.

B. Nung chảy kim loại.

C. Sưởi ấm cơ thể.

D. Nướng chín thức ăn.

Đáp án: B

Lời giải: Người tối cổ dùng lửa để nướng chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú dữ; người tối cổ chưa biết đến kim loại, mới chỉ sử dụng đá để chế tác công cụ lao động.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc?

A. Gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.

B. Đứng đầu là tù trưởng.

C. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.

D. Đứng đầu là tộc trưởng.

Đáp án: D

Lời giải: Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng, gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. Đáp án D không phải là đặc điểm của Bộ lạc, vì: tộc trưởng đứng đầu thị tộc.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

A. Có tục chôn cất người chết.

B. Vẽ tranh trong hang đá.

C. Chế tạo đồ trang sức.

D. Chế tạo ra cung tên, mũi lao.

Đáp án: D

Lời giải: Việc chế tạo ra cung tên, mũi lao (đáp án D) thuộc về đời sống vật chất, không phải đời sống tinh thần của người nguyên thủy.

Câu 29: So với người tối cổ, người tinh khôn đã

A. biết sắn bắn và hái lượm.

B. có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

C. biết trồng trọt và thuần dưỡng động vật.

D. phát minh ra lửa.

Đáp án: C

Lời giải: Người tối cổ chỉ biết săn bắt, hái lượm; còn Người tinh khôn đã biết trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng động vật.

Câu 30: Người tối cổ không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm.

B. Tổ chức xã hội là thị tộc bộ lạc.

C. Sống bằng việc săn bắt, hái lượm.

D. Biết sử dụng những cành cây, hòn đá làm công cụ.

Đáp án: B

Lời giải: Tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc là của Người tinh khôn

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

1 1,340 04/01/2024