TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20.

1 1,053 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ văn tự nào?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Ai Cập.

D. Chữ latinh.

Đáp án: B

Lời giải:

Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, Champa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV.

(SGK- trang 102)

Câu 2: Trong các thế kỉ II – VIII, kinh đô của nước Champa đóng ở đâu?

A. Bạch Hạc ( Phú Thọ).

B. Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam).

C. Cổ Loa (Hà Nội).

D. Phú Xuân (Huế

Đáp án: B

Lời giải:

Trong các thế kỉ II – VIII, kinh đô của nước Champa đóng ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam) – SGK Lịch sử trang 101.

Câu 3: Năm 192, Khu Liên lên ngôi vua đã đặt tên nước là gì?

A. Văn Lang.

B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.

D. Phù Nam.

Đáp án: B

Lời giải:

Khu Liên lãnh đạo chống nhà Hán năm 192 ở huyện Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) thành lập ra nước Lâm Ấp. (SGK- trang 100)

Câu 4: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. nông nghiệp trồng lúa nước.

D. mậu dịch hàng hải.

Đáp án: C

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò (SGK- trang 101)

Câu 5: Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?

A. Mai Thúc Loan.

B. Phùng Hưng.

C. Khu Liên.

D. Triệu Quang Phục.

Đáp án: C

Lời giải:

Khu Liên lãnh đạo chống nhà Hán năm 192 ở huyện Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) thành lập ra nước Lâm Ấp. (SGK- trang 100)

Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào giúp Vương quốc Champa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân nước ngoài?

A. Nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ.

B. Đường bờ biển dài, vị trí thuận lợi.

C. Có các con sông lớn, như: sông Thu Bồn…

D. Đất đai khô cứng, kém màu mỡ.

Đáp án: B

Lời giải:

Nhờ có đường bờ biển dài, vị trí địa lí thuận tiện nên Vương quốc Champa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân nước ngoài

Câu 7: Từ trước thế kỉ X, sinh sống chủ yếu trên lãnh thổ Vương quốc Champa chủ yếu là tộc người nào?

A. Chăm.

B. Khơ-me.

C. Kinh.

D. Mông.

Đáp án: A

Lời giải:

Chủ nhân của vương quốc Champa là người Chăm.

Câu 8: Yếu tố nào dưới đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào năm 192-193?

A. Nhà Đường suy yếu, không đủ sức cai trị.

B. Tượng Lâm nằm xa trị sở của chính quyền đô hộ.

C. Nhân dân Giao Chỉ hay nổi dậy.

D. Quân của Tượng Lâm mạnh hơn nhà Hán

Đáp án: B

Lời giải:

Cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo chống nhà Hán năm 192 ở huyện Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) cách rất xa Trung Quốc nên là điều kiện thuận lợi để người Chăm giành độc lập sớm.

Câu 9: Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Ả Rập.

Đáp án: B

Lời giải:

Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Champa

Câu 10: Tôn giáo nào có trong đời sống tinh thần của cả người Champa và người Việt cổ?

A. Nho giáo.

B. Hồi giáo.

C. Phật giáo.

D. Hindu giáo.

Đáp án: C

Lời giải:

Phật giáo là tôn giáo có trong đời sống tinh thần của cả người Champa và Việt cổ.

Câu 11: Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?

A. Quảng Ngãi.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Bình.

D. Quảng Trị.

Đáp án: B

Lời giải:

Khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Câu 12: Di sản nào của người Champa còn tồn tại đến ngày nay?

A. Chùa Một Cột.

B. Chùa Tây Phương.

C. Cầu Tràng Tiền.

D. Thánh địa Mỹ Sơn.

Đáp án: D

Lời giải:

Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn) (SGK- trang 103)

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

A. Tục xăm mình, chôn cất người chết.

B. Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

C. Có tục hỏa táng người chết.

D. Ở nhà sàn và ăn trầu cau.

Đáp án: A

Lời giải:

Người Champa có phong tục hoả táng người chết nên phương án A không đúng

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Champa?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu.

B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

C. Ở nhà sàn, có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.

Đáp án: D

Lời giải:

Đời sống của cư dân Chămpa không chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc nên chọn phương án D.

Câu 15: Nét nổi bật của Vương quốc Champa sau này là

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.

B. lãnh thổ kéo dài đến Nam bộ ngày nay.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.

D. lãnh thổ thuộc Bắc bộ ngày nay.

Đáp án: A

Lời giải:

- Nét nổi bật của Vương quốc Champa sau này là chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

+ Văn hóa Chăm-pa ít chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.

Câu 16: Từ thế kỉ VII, nước Lâm Ấp đổi tên thành

A. Cham-pa.

B. Pê-gu.

C. Phù Nam.

D. Sri Vi-giay-a.

Đáp án: A

Lời giải: Từ thế kỉ VII, nước Lâm Ấp đổi tên thành Cham-pa (SGK Lịch Sử 6/ trang 100).

Câu 17: Người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Hán (năm 192) là

A. Lý Bí.

B. Hai Bà Trưng.

C. Khu Liên.

D. Bà Triệu.

Đáp án: C

Lời giải: Người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Hán (năm 192) là Khu Liên.

Câu 18: Vương quốc Lâm Ấp ra đời trên cơ sở nào dưới đây?

A. Kĩ thuật đúc đồng của người Việt cổ phát triển ở trình độ cao.

B. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống nhà Hán của nhân dân Tượng Lâm.

C. Thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức.

D. Thành tựu của nền văn hóa Óc Eo ở vùng Nam Bộ của Việt Nam.

Đáp án: B

Lời giải: Vương quốc cổ Lâm Ấp ra đời sau cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán của nhân dân Tượng Lâm (năm 192).

Câu 19: Tên gọi ban đầu khi mới thành lập của Vương quốc Cham-pa là

A. Phù Nam.

B. Văn Lang.

C. Âu Lạc.

D. Lâm Ấp.

Đáp án: D

Lời giải: Tên gọi ban đầu khi mới thành lập của Vương quốc Cham-pa là Lâm Ấp (SGK Lịch Sử 6/ trang 100).

Câu 20: Từ thế kỉ II – thế kỉ X, vương quốc Cham-pa đã trải qua mấy vương triều?

A. 2 vương triều.

B. 3 vương triều.

C. 4 vương triều.

D. 5 vương triều.

Đáp án: B

Lời giải: Từ thế kỉ II – thế kỉ X, vương quốc Cham-pa đã trải qua 3 vương triều (SGK Lịch Sử 6/ trang 101).

Câu 21: Lãnh thổ của Vương quốc Cham-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Đáp án: C

Lời giải: Lãnh thổ của Vương quốc Cham-pa chủ yếu thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 101).

Câu 22: Vào cuối thế kỉ II, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở đâu?

A. Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam).

B. Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận).

C. Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam).

D. Nền Chùa (Đồng Tháp).

Đáp án: A

Lời giải: Vào cuối thế kỉ II, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam) – SGK Lịch Sử 6/ trang 101.

Câu 23: Vào đầu thế kỉ VIII, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở đâu?

A. Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam).

B. Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận).

C. Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam).

D. Nền Chùa (Đồng Tháp).

Đáp án: B

Lời giải: Vào cuối thế kỉ VIII, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận) – SGK Lịch Sử 6/ trang 101.

Câu 24: Vào cuối thế kỉ IX, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở đâu?

A. Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam).

B. Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận).

C. Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam).

D. Nền Chùa (Đồng Tháp).

Đáp án: B

Lời giải: Vào cuối thế kỉ IX, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam) – SGK Lịch Sử 6/ trang 101.

Câu 25: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cha-pa là

A. sản xuất nông nghiệp.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. khai thác thủy – hải sản.

D. buôn bán qua đường biển.

Đáp án: A

Lời giải: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cha-pa là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 101).

Câu 26: Sản vật nổi tiếng nhất của vương quốc Cham-pa là

A. vàng.

B. ngà voi.

C. nhung hươu.

D. trầm hương.

Đáp án: D

Lời giải: Sản vật nổi tiếng nhất của vương quốc Cham-pa là trầm hương (SGK Lịch Sử 6/ trang 101).

Câu 27: Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, Cham-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là

A. chữ hình nêm.

B. chữ Chăm cổ.

C. chữ La-tinh.

D. chữ Mã Lai cổ.

Đáp án: B

Lời giải: Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, Cham-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 102).

Câu 28: Hai tôn giáo nào của người Ấn Độ được du nhập vào Cham-pa?

A. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Đáp án: C

Lời giải: Phật giáo và Ấn Độ giáo được du nhập vào Cham-pa (SGK Lịch Sử 6/ trang 103).

Câu 29: Chữ viết cổ của cư dân Cham-pa ra đời trên cơ sở hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Pa-li.

Đáp án: B

Lời giải: Chữ viết cổ của cư dân Cham-pa ra đời trên cơ sở sáng tạo và cải biến hệ chữ Phạn của Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 102).

Câu 30: Công trình kiến trúc nào của cư dân Cham-pa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Tháp bà Po Nagar.

C. Phật viện Đồng Dương.

D. Đền Bô-rô-bu-đua.

Đáp án: A

Lời giải: Thánh địa Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

1 1,053 04/01/2024