TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Hi Lạp cổ đại

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10.

1 1,449 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Hi Lạp có nhiều khoáng sản như: đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là

A. titan.

B. thép.

C. thiếc.

D. đá cẩm thạch.

Đáp án: D

Lời giải: Hi Lạp có nhiều khoáng sản đặc biệt là đá cẩm thạch.

Câu 2: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Bạch dương.

D. Ngô đồng.

Đáp án: A

Lời giải: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

Câu 3: Hi Lạp có lợi thế lớn là đường bờ biển dài, có hàng ngàn đảo nhỏ thuận tiện cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Giao thương, buôn bán.

B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án :A

Lời giải : Hi Lạp có đường bờ biển dài , có nhiều đảo nhỏ thuận tiện cho giao thương, buôn bán.

Câu 4: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo

A. I-ta-li-a

B. Ban-căng.

C. Trung Ấn.

D. Đông Dương.

Đáp án :B

Lời giải : Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.

Câu 5 : Cảng biển nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

A. Cảng Mác-xây.

B. Cảng Pi-rê.

C. Cảng Dung Quất.

D. Cảng Tam Kì.

Đáp án: B

Lời giải: Cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp cổ đại là cảng Pi-rê.

Câu 6: Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước A-ten là

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Hội đồng 500 người.

C. Tòa án 6000 người.

D. Đại hội nhân dân.

Đáp án: D

Lời giải : Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước A-ten là Đại hội nhân dân gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên.

Câu 7: Cơ quan nào không nằm trong tổ chức bộ máy của thành bang A-ten?

A. Quốc sử viện.

B. Đại hội nhân dân.

C. Tòa án 6000 người.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh

Đáp án : A

Lời giải : Quốc sử viện là cơ quan viết sử trong bộ máy nhà nước của một số quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam…. thời phong kiến.

Câu 8: Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang. Mỗi thành bang có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ ở

a. Bi-dan-tin.

b. Mi-lê.

c. Xpác.

d. A-ten.

Đáp án :D

Lời giải: Thành bang A-ten là thành bang quan trọng, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại

Câu 9: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp có gì đặc biệt?

A. Nhiều đồng bằng màu mỡ.

B. Chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn.

C. Chủ yếu là các sa mạc rộng lớn.

D. Có nhiều con sông lớn, như: Nin, Ấn...

Đáp án :B

Lời giải: Địa hình Hi Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho và ô-liu.

Câu 10: Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái?

A. 29 chữ cái.

B. 25 chữ cái.

C. 26 chữ cái.

D. 24 chữ cái.

Đáp án: D

Lời giải: Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-ni-xi, người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.

Câu 11: Một trong những sử thi nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là

A. I-li-át.

B. Kinh Thi.

C. Ramayana.

D. Mahabharata.

Đáp án: A.

Lời giải: Một trong những sử thi nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là I-li-át.

Câu 12: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là

A. Đấu trường Cô-lô-sê.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Đền Pác-tê-nông.

D. Vạn Lí trường thành.

Đáp án: C.

Lời giải: Đền Pác-tê-nông được xây ở A-ten , để thờ nữ thần A-tê-na, thần bảo hộ mậu dịch hàng hải của A-ten.

Câu 13: Đâu không phải là tác phẩm điêu khắc của Hi Lạp ?

A. Tượng thần Dớt.

B. Tượng nữ thần A-tê-na.

C. Tượng Vệ nữ thành Mi-lô.

D. Tượng Nữ thần Tự do.

Đáp án: D

Lời giải: Tượng Nữ thần Tự do là ở Mĩ.

Câu 14: Quê hương của các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét là

A. Hy Lạp cổ đại.

B. La Mã cổ đại.

C. Ấn Độ cổ đại.

D. Lưỡng Hà cổ đại.

Đáp án: A

Lời giải: Quê hương của các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét là Hi Lạp.

Câu 15: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Kim tự tháp Ai Cập

C. Vườn treo Ba-bi-lon.

D. Tượng nữ thần tự do.

Đáp án: A

Lời giải: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ đền Pác-tê-nông cuae Hi Lạp cổ đại.

Câu 16: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là

A. Tượng Nhân sư.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Kim Tự Tháp.

D. Vườn treo Ba-by-lon

Đáp án B

Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp còn đến ngày nay như : Đền Pác-tê-nông…(SGK-trang 56)

Câu 17: Đâu là tên của một nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?

A. Py-ta-go

B. Ta-let

C. Pla-tông

D. Hê-rô-đốt

Đáp án D

Hy Lạp là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Toán học có Ta-lét, Py-ta-go… Sử học có Hê-rô-đốt. Triết học có Xô-crát, A-rit-xtốt…(SGK-trang 56)

Câu 18: Thành tựu văn học nổi bật của người Hy Lạp cổ đại là

A. hai bộ sử thi I-li-at và Ô-đi-xê.

B. sử thi Ra-ma-ya-na.

C. bộ sử thi Gin-ga-mét.

D. thần thoại Nữ Oa.

Đáp án A

Hai tác phẩm văn học là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê được lưu lại cho đời sau, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây. (SGK-trang 56)

Câu 19: Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại chủ yếu thuộc khu vực nào?

A. Tây Á.

B. Nam Á.

C. Bắc Phi.

D. Nam bán đảo Ban-căng.

Đáp án D

Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở vùng bờ biển phía nam bán đảo Ban căng (SGK-trang 53)

Câu 20: Py-ta-go là nhà khoa học nổi tiếng Hy Lạp ở lĩnh vực nào?

A. Toán học

B. Sử học.

C. Sinh học.

D. Triết học.

Đáp án A

Khoa học: Hy Lạp là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Toán học có Ta-lét, Py-ta-go…(SGK-trang 56)

Câu 21: Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Quốc hội.

D. Nghị viện.

Đáp án A

Quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước A-ten thuộc về Đại hội nhân dân (SGK-trang 55)

Câu 22: Nền tảng kinh tế của Hy Lạp cổ đại là

A. mậu dịch hàng hải.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. thủ công nghiệp hàng hóa.

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án D

Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,.. phát triển. Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương, buôn bán (SGK-trang 53)

Câu 23: Những thành tựu khoa học của Hy Lạp cổ đại đã

A. góp phần đặt nền móng cho khoa học phương Tây và thế giới.

B. thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Hy Lạp.

C. giúp đời sống nhân dân Hy Lạp được nâng cao

D. làm cho giới chủ nô ở Hy Lạp thêm tự hào.

Đáp án A

Những thành tựu khoa học của Hy Lạp cổ đại đã góp phần đặt nền móng cho khoa học phương Tây và thế giới. (SGK-trang 56)

Câu 24: Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch. Những điều kiện tự nhiên đó phù hợp để phát triển ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Trồng trọt.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án D

Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,.. phát triển. (SGK-trang 53)

Câu 25: Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho phát triển ngành nghề gì?

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Giao thương, buôn bán đường biển

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án C

Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương, buôn bán (SGK-trang 53)

Câu 26: Ở Hy Lạp cổ đại, cảng biển Pi-rê có vai trò là trung tâm

A. sản xuất rượu vang.

B. sản xuất dầu ô-liu.

C. trao đổi, buôn bán.

D. trồng lúa mì.

Đáp án C

Cảng biển Pi-rê là cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp, trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang. (SGK-trang 53)

Câu 27: Tại sao Hy Lạp cổ đại không trồng được nhiều lương thực mà phải nhập khẩu từ bên ngoài?

A. Trồng nho đem lại năng suất cao hơn.

B. Trồng ô-liu đem lại năng suất cao hơn.

C. Làm thủ công nghiệp đem lợi nhuận cao hơn.

D. Đất đai khô cằn không thích hợp trồng lúa.

Đáp án D

Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu. (SGK-trang 53)

Câu 28: Đâu không phải là đặc điểm điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại?

A. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn.

B. Có đường bờ biển dài và hàng nghìn đảo.

C. Có nhiều khoảng sản, như: vàng, bạc…

D. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.

Đáp án D

Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn là đặc điểm tự nhiên của các quốc gia cổ đại Ân Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà nên chọn phương án D

Câu 29: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại có tính chất

A. quân chủ.

B. độc đoán.

C. dân chủ.

D. tự do.

Đáp án C

Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại có tính chất dân chủ (những công dân Nam từ 18 tuổi trở lên được tham gia vào Đại hội nhân dân, được thảo luận, biểu quyết những vấn đề trọng đại của đất nước)

Câu 30: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại so với Trung Quốc cổ đại là

A. địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn.

B. có nhiều đồng bằng phù sa, đất đai màu mỡ.

C. địa hình chủ yếu là thảo nguyên đồng cỏ.

D. nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.

Đáp án A

Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở vùng bờ biển phía nam bán đảo Ban căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn. (SGK-trang 53)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11: La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

1 1,449 04/01/2024