TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thời gian trong lịch sử

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2.

1 716 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời gọi là

A. Âm lịch.

B. Nông lịch.

C. Dương lịch.

D. Phật lịch.

Đáp án: C

Lời giải: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (SGK – trang 15).

Câu 2: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất là cơ sở để làm ra loại lịch nào dưới đây?

A. Âm Lịch.

B. Dương Lịch.

C. Công lịch.

D. Phật lịch.

Đáp án: A

Lời giải: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (SGK – trang 15).

Câu 3: Mười thế kỉ tương ứng với

A. 100 năm.

B. 1 thiên niên kỉ.

C. 10 năm.

D. 10 thiên niên kỉ.

Đáp án: B

Lời giải: 10 thế kỉ tương ứng với 1000 năm = 1 thiên niên kỉ.

Câu 4: Một thập kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 200 năm.

Đáp án: C

Lời giải: Một thập kỉ là 10 năm. (SGK – trang 16).

Câu 5: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của

A. dương lịch.

B. âm lịch.

C. bát quái lịch.

D. ngũ hành lịch.

Đáp án: A

Lời giải: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch (SGK – trang 16).

Câu 6: Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?

A. Đức Phật Thích Ca.

B. A-lếch-xan-đơ Đại đế.

C. Tần Thuỷ Hoàng.

D. Chúa Giê-su.

Đáp án: D

Lời giải: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1 (SGK – trang 16).

Câu 7: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1 Âm lịch.

B. Trước năm 1 Âm lịch.

C. Trước năm 1 Công lịch.

D. Sau năm 1 Công lịch.

Đáp án: C

Lời giải: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1.Trước năm đó là trước Công nguyên (SGK – trang 16).

Câu 8: 6 thế kỉ tương ứng với bao nhiêu năm?

A. 60 năm.

B. 600 năm.

C. 6000 năm.

D. 60000 năm.

Đáp án: B

Lời giải: 1 thế kỉ là 100 năm nên 6 thế kỉ là 600 năm

Câu 9: Người cổ đại làm ra âm lịch dựa trên cơ sở sự di chuyển của

A. Mặt Trời quanh Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời quanh Trái Đất.

D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

Đáp án: B

Lời giải: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (SGK – trang 15).

Câu 10: Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 200 năm.

Đáp án: B

Lời giải: Một thiên niên kỉ là 1000 năm.(SGK – trang 16).

Câu 11: Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 0 Công lịch.

B. Trước năm 0 Công lịch.

C. Từ năm 1 Công lịch.

D. Trước năm 1 Công lịch.

Đáp án: C

Lời giải: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1 (SGK – trang 16).

Câu 12: Năm nhuận trong Dương lịch có bao nhiêu ngày?

A. 265 ngày.

B. 365 ngày.

C. 366 ngày.

D. 385 ngày.

Đáp án: C

Lời giải: Trong dương lịch, năm nhuận có 366 ngày (tháng 2 có 29 ngày).

Câu 13: Sự kiện nhà Triệu chiếm Âu Lạc (năm 179 TCN) cách năm 2021 bao nhiêu năm?

A. 2129 năm

B. 2125 năm

C. 2131 năm

D. 2200 năm.

Đáp án: D

Lời giải: Làm phép tính 2021 + 179 = 2200 năm

Câu 14: Hiện nay, ở Việt Nam, người dân

A. chỉ dùng âm lịch không dùng dương lịch.

B. không sử dụng bất kì loại lịch nào.

C. chỉ quen dùng âm lịch, không dùng dương lịch.

D. vẫn sử dụng âm lịch để tổ chức các dịp lễ, tết…

Đáp án: D

Lời giải: Hiện nay, ở Việt Nam, người dân vẫn sử dụng âm lịch để tổ chức các dịp lễ, tết. Ví dụ: Tết Nguyên đán (ngày 1/1 hằng năm..)…

Câu 15: Hiện nay, ở Việt Nam,

A. công lịch được dùng chính thức trong văn bản nhà nước.

B. người dân chỉ dùng âm lịch không dùng dương lịch.

C. người dân sử dụng một loại lịch riêng, gọi là âm – dương lịch.

D. người dân chỉ quen dùng âm lịch, không dùng dương lịch.

Đáp án: A

Lời giải: Hiện nay, ở Việt Nam công lịch được dùng chính thức trong văn bản nhà nước (SGK – trang 16).

Câu 16: Người xưa dựa vào quy luật chuyển động của những đối tượng nào để làm ra lịch?

A. Mặt Trăng, Mặt Trời.

b. Sao băng, sao chổi.

c. Sao Thủy, Sao Kim.

d. Trái Đất, Mặt Trăng.

Đáp án: D

Lời giải: Người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch. Theo đó:

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xumg quanh Mặt Trời.

Câu 17: Âm lịch là là cách tính thời gian theo chu trình của

A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

D. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

Đáp án đúng: C

Lời giải: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.Thời gian Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

Câu 18: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu trình của

a. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

b. Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

Đáp án đúng: A

Lời giải: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu trình của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là một năm .

Câu 19: Lịch chính thức của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của

A. dương lịch.

B. âm lịch.

C. ngũ hành lịch.

D. bát quái lịch.

Đáp án:A

Lời giải: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch (còn gọi là Công lịch).

Câu 20: Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?

A. Alexander Đại đế.

B. Đức Phật Thích Ca.

C. Tần Thuỷ Hoàng.

D. Chúa Giê-su.

Đáp án :D

Lời giải: Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Gie-su (người sáng lập đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN) Từ năm 1 trở đi , thời gian được tính là Công nguyên.( CN)

Câu 21: Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

A.10 năm.

B.100 năm.

C.1000 năm.

D.10000 năm.

Đáp án:C

Lời giải: Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.

Câu 22: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 0 Công lịch.

B. Trước năm 0 Công lịch.

C. Trước năm 1 Công lịch.

D. Sau năm 1 Công lịch.

Đáp án: C

Lời giải: Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Gie-su (người sáng lập đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN) Từ năm 1 trở đi , thời gian được tính là Công nguyên.

Câu 23: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 10 năm.

B. 100 năm.

C. 1000 năm.

D. 10 000 năm.

Đáp án: B

Lời giải: Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.

Câu 24: Ngày lễ nào ở Việt Nam được tính theo Dương lịch?

A. Tết Nguyên đán.

B. Giỗ Tổ Hùng Vương.

C. Ngày Quốc khánh.

D. Tết Trung Thu.

Đáp án: C

Lời giải: Ở Việt Nam, ngày Quốc khánh (2/9 hằng năm) được tính theo Dương lịch.

Câu 25: Sự kiện chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền cách năm 2021 là bao nhiêu?

A.1053 năm.

B.1065 năm.

C.1082 năm.

D.1083 năm.

Đáp án đúng: d

Lời giải: 2021 – 938 = 1083 năm.

Câu 26: Ngày lễ nào ở Việt Nam được tính theo âm lịch?

A.Giỗ Tổ Hùng Vương.

B.Ngày Quốc Khánh

C. Ngày Phụ nữ Việt Nam.

D. Ngày nhà giáo Việt Nam.

Đáp án: A

Lời giải: Ở Việt Nam, ngày Giổ tổ Hùng vương (10/3 hằng năm) được tính theo âm lịch.

Câu 27: Trên các tờ lịch của Việt Nam hiện nay

a. chỉ ghi thời gian theo âm lịch.

B. ghi thời gian theo cả âm lịch và dương lịch.

c. ghi thời gian theo lịch ngũ hành.

D. chỉ ghi thời gian theo dương lịch.

Đáp án : B

Lời giải: Trên các tờ lịch Việt Nam đều ghi cả âm lịch và dương lịch vì nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 28: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) thuộc thế kỉ mấy?

A. Thế kỉ I.

B. Thế kỉ II.

C. Thế kỉ III.

D. Thế kỉ IV.

Đáp án : A

Lời giải: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) thuộc thế kỉ I.

Câu 29: Khởi nghĩa Bà Triệu (248) cách năm 938 bao nhiêu năm?

A. 690 năm.

B. 691 năm.

C. 692 năm.

D. 693 năm.

Đáp án: A

Giải thích: 938 – 248 = 690 năm.

Câu 30: Người xưa không dùng dụng cụ nào dưới đây để đo thời gian?

A. Đồng hồ nước.

B. Đồng hồ cát.

C. Đồng hồ đeo tay.

D. Đồng hồ Mặt Trời.

Đáp án : C

Lời giải: Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì?

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

1 716 04/01/2024