TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15.

1 5,196 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng

A. thuyền.

B. ngựa.

C. lừa.

D. voi.

Đáp án A

Thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang, Âu Lạc (SGK-trang 79)

Câu 2: Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc, những ngày thường nam giới

A. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.

B. đóng khố, mình trần, đi chân đất.

C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.

D. đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Đáp án B

Ngày thường, nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất. (SGK-trang 79)

Câu 3: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang, Âu Lạc bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

C. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cua, cá, ốc.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Đáp án C

Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, ăn cùng với rau, cua, cá, ốc (SGK-trang 78)

Câu 4: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Đáp án B

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước (SGK-trang 77)

Câu 5: Loại nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là

A. nhà trệt.

B. nhà sàn.

C. nhà tranh vách đất.

D. nhà xây từ gạch, vôi, vữa.

Đáp án B

Đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. (SGK-trang 79)

Câu 6: Cây lương thực chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là

A. khoai.

B. ngô.

C. lúa mì.

D. lúa nước.

Đáp án D

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước.

(SGK-trang 77)

Câu 7: Công cụ sản xuất như rìu, lưỡi cày, cuốc…của người Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu làm bằng chất liệu gì?

A. Đá

B. Bạc.

C. Đồng.

D. Vàng.

Đáp án C

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Họ dùng công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bằng đồng (SGK-trang 77)

Câu 8: Cư dân của nhà nước Văn Lang thuộc tộc người nào dưới đây?

A.Người Môn.

B. Người Miến.

C. Người Khơ-me.

D. Người Việt.

Đáp án D

Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của người Việt nên chọn phương án D.

Câu 9: Sự tích Trầu cau và Bánh chưng, bánh giầy phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính

Đáp án A

Sự tích Trầu cau và Bánh chưng, bánh giầy phản ánh phong tục ăn trầu cau, làm bánh chưng, bánh giầy của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

  1. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu
    1. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.

C. Cư dân Văn Lang có tục ướp xác người chết.

D. Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội

Đáp án D

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa hợp với tự nhiên. Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền

(SGK-trang 79)

Câu 11: Nét nổi bật trong tín ngưỡng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là

A. thờ cúng các lực lượng tự nhiên.

B. thường xuyên tổ chức lễ hội lớn.

C. có tục nhuộm răng, ăn trầu.

D. có tục hỏa táng người chết.

Đáp án A

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các bị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… (SGK-trang 79)

Câu 12: Người Văn Lang, Âu Lạc tạo ra vải may váy, áo.. từ nghề

A. trồng dâu nuôi tằm.

B. trồng khoai đậu.

C. trồng lúa nước.

D. trồng hoa màu.

Đáp án A

Trồng dâu nuôi tằm tạo ra tơ để dệt vải lụa may quần áo. Đây là một nghề cổ truyền ở Việt Nam.

Câu 13: Đặc điểm đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là

A. chịu ảnh hưởng từ tôn giáo.

B. phụ thuộc hoàn toàn với tự nhiên.

C. giản dị, hoà hợp với tự nhiên.

D. chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Đáp án C

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, hoà hợp với tự nhiên (SGK-trang 79)

Câu 14: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.

C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.

D. Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.

Đáp án D

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chưa có chữ viết riêng nên phương án D không đúng.

Câu 15: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc?

A. Làm bánh bao.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Ăn trầu cau.

Đáp án A

Bánh bao là loại bánh truyền thống của Trung Quốc chứ không phải của người Việt nên chọn A.

Câu 16: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. thuyền.

B. xe ngựa.

C. kiệu.

D. xe bò.

Đáp án: A

Lời giải: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là thuyền (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).

Câu 17: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà tranh vách đất.

D. nhà lợp ngói.

Đáp án: A

Lời giải: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là nhà sàn (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).

Câu 18: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.

B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.

C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.

D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.

Đáp án: B

Lời giải: Ngày thường, nam giới người Việt cổ thường: đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).

Câu 19: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục thường ngày của phụ nữ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc váy.

B. Mặc Áo xẻ giữa.

C. Mặc yếm che ngực.

D. Mặc áo dài, váy xòe.

Đáp án: D

Lời giải: Ngày thường, nữ giới người Việt cổ thường mặc: váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực => sử dụng phương án loại trừ, đáp án D đúng.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?

A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.

B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.

C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.

D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…

Đáp án: C

Lời giải: Thức ăn chính của người Việt cổ là cơm nếp, cơm tẻ; ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy, người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ… (SGK Lịch Sử 6/ trang 78) => sử dụng phương án loại trừ, đáp án C đúng.

Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. buôn bán qua đường biển.

B. sản xuất nông nghiệp.

C. sản xuất đồ thủ công.

D. buôn bán qua đường bộ.

Đáp án: B

Lời giải: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 77).

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.

B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.

C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…

D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.

Đáp án: A

Lời giải:

- Nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc:

+ Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.

+ Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…

+ Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.

=> Sử dụng phương pháp loại trừ, đáp án A đúng.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Tục thờ thần – vua.

C. Thờ các vị thần tự nhiên.

D. Chôn cất người chết.

Đáp án: B

Lời giải: Nét chính trong đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ: thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần tự nhiên (thần sông, núi, Mặt Trời…); chôn cất người chết cùng đồ tùy táng (công cụ, đồ trang sức…).

Câu 24: Người Việt cổ xăm mình để

A. trị các loại bệnh ngoài da.

B. xua đuổi tà ma.

C. tránh bị thủy quái làm hại.

D. hóa trang khi săn bắt thú rừng.

Đáp án: C

Lời giải: Người Việt cổ xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).

Câu 25: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Người dân thường làm nhà sàn có mái cong hình thuyền.

B. Trong ngày lễ hội, người dân thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền…

C. Người dân thờ các vị thần trong tự nhiên như thần sông, núi…

D. Cư dân xăm mình, nhuộm răng đen…

Đáp án: A

Lời giải: Nội dung đáp án A thuộc về đời sống vật chất; các đáp án B, C, D thuộc về đời sống tinh thần của người Việt cổ.

Câu 26: Hình ảnh dưới đây phản ánh về phong tục nào của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

A. Tục xăm mình.

B. Tục nhuộm răng đen.

C. Tục ăn trầu.

D. Tục làm bánh chưng vào dịp tết.

Đáp án: C

Lời giải: Hình ảnh trên phản ánh về tục ăn trầu của người Việt cổ.

Câu 27: Hình ảnh dưới đây phản ánh về phong tục nào của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

A. Tục xăm mình.

B. Tục nhuộm răng đen.

C. Tục ăn trầu.

D. Tục làm bánh chưng vào dịp tết.

Đáp án: B

Lời giải: Hình ảnh trên phản ánh về tục nhuộm răng đen của người Việt cổ.

Câu 28: Hình ảnh dưới đây phản ánh về phong tục nào của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

A. Tục xăm mình.

B. Tục nhuộm răng đen.

C. Tục ăn trầu.

D. Tục làm bánh chưng vào dịp tết.

Đáp án: A

Lời giải: Hình ảnh trên phản ánh về tục xăm mình của người Việt cổ.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.

B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.

C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…

D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.

Đáp án: D

Lời giải: Nội dung đáp án D thuộc về đời sống tinh thần của người Việt cổ.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.

B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.

C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…

D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…

Đáp án: D

Lời giải: Nội dung đáp án D phản ánh đời sông tinh thần; các đáp án A, B, C phản ánh đời sống vật chất của người Việt cổ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

1 5,196 04/01/2024