TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14.

1 3679 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: C

Lời giải: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỉ III TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: D

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Câu 4: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: A

Lời giải: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).

Câu 5: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: B

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 6: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là

A. Âu Lạc.

B. Chăm-pa.

C. Phù Nam.

D. Văn Lang.

Đáp án: D

Lời giải: Văn Lang là nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam.

Câu 7: Nộ dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.

B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

C. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.

Đáp án: B

Lời giải:

- Những cơ sở dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

+ Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.

+ Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.

+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.

- Sử dụng phương án loại trừ => đáp án B đúng.

Câu 8: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là

A. Vua Hùng.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. An Dương Vương.

Đáp án: A

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 9: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Tể tướng.

Đáp án: B

Lời giải: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 10: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là

A. bồ chính.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. Quan lang.

Đáp án: A

Lời giải: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là bồ chính (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 11: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược

A. Tần.

B. Hán.

C. Triệu.

D. Đường.

Đáp án: A

Lời giải: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược Tần (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 12: Người đứng đầu nước Âu Lạc là

A. Lý Nam Đế.

B. Triệu Việt Vương.

C. Mai Hắc Đế.

D. An Dương Vương.

Đáp án: D

Lời giải: Người đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 13: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là

A. giáo đồng.

B. rìu vạn năng.

C. dao găm đồng.

D. nỏ Liên Châu.

Đáp án: D

Lời giải: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là nỏ Liên Châu (SGK Lịch Sử 6/ trang 76).

Câu 14: Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây?

A. Không được nhà Tần trợ giúp.

B. Không có lực lượng quân đội.

C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác.

D. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng.

Đáp án: C

Lời giải: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc là do: An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù (chấp nhận gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy – con trai của Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể tại thành Cổ Loa).

Câu 15: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là

A. thành Hoan Châu.

B. thành Cổ Loa.

C. thành Vạn An.

D. thành Đại La.

Đáp án: B

Lời giải: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là thành Cổ Loa.

Câu 16: Dưới thời Văn Lang, vua Hùng Vương chia đất nước thành

A. 10 bộ

B. 13 bộ

C. 14 bộ

D. 15 bộ

Đáp án D

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) (SGK- trang 74)

Câu 17: Cách đây khoảng 2000 năm đã hình thành các bộ lạc lớn của người Việt cổ ở vùng

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

D. Bắc Bộ và Nam Bộ.

Đáp án C

Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Những bộ lạc lớn được hình thành. (SGK- trang 72)

Câu 18: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là

A. Hùng Vương

B. An Dương Vương

C. Thủy Tinh

D. Sơn Tinh

Đáp án A

Theo sự tích Con Rồng cháu Tiên thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là Hùng Vương (SGK- trang 72)

Câu 19: Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở

A. Cổ Loa (Hà Nội).

B. Mê Linh (Hà Nội).

C. Phong Châu (Phú Thọ ).

D. Đông Anh (Hà Nội).

Đáp án C

Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) (SGK- trang 72)

Câu 20: Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày

A. mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.

B. mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

C. mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.

D. mồng 7 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Đáp án B

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Câu 21: Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?

A. Hùng Vương.

B. Thục Phán.

C. Hai Bà Trưng.

D. Bà Triệu.

Đáp án B

Người Lạc Việt và người Tây Âu dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán (SGK- trang 74)

Câu 22: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Phú Xuân (Huế).

C. Hoa Lư (Ninh Bình).

D. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Đáp án D

Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) (SGK- trang 74)

Câu 23: Đứng đầu nước Âu Lạc là

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Cao Lỗ.

D. Triệu Đà.

Đáp án A

Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) (SGK- trang 74)

Câu 24: Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào?

A. Tần.

B. Hán.

C. Tùy.

D. Đường.

Đáp án A

Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) (SGK- trang 74)

Câu 25: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi bộ là

A. Quan lang.

B. Lạc tướng.

C. Lạc hầu.

D. Bồ chính.

Đáp án B

Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng( sơ đồ SGK- trang 74)

Câu 26: Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ được hình thành ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay là

A. Chăm-pa.

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.

D. Phù Nam.

Đáp án C

Nhà nước đầu tiên của người Việt là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng

Câu 27: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

Đáp án D

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội (SGK- trang 74)

Câu 28: Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống nào của người Việt?

A. Đoàn kết.

B. Trọng nghĩa khí.

C. Hiếu học.

D. Trọng văn.

Đáp án A

Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Người Việt đoàn kết với nhau để cùng bảo vệ sản xuất và cuộc sống của mình.

Câu 29: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

B. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án B

Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động đấu tranh chống thiên tai lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp của người Việt cổ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

1 3679 lượt xem