TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13.

1 763 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Chữ Mã Lai cổ được ra đời trên cơ sở cải biến của hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ hình nêm.

Đáp án: B

Lời giải: Cư dân Mã Lai đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình (chữ Mã Lai cổ) trên cơ sở cải biến chữ Phạn của Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 2: Chữ Khơ-me cổ được ra đời trên cơ sở cải biến của hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ hình nêm.

Đáp án: B

Lời giải: Cư dân Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình (chữ Khơ-me cổ) trên cơ sở cải biến chữ Phạn của Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 3: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đấu trường Cô-lô-sê.

B. đền Ăng-co Vát.

C. đền Bô-rô-bu-đua.

D. Vạn lí trường thành.

Đáp án: C

Lời giải: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là đền Bô-rô-bu-đua (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 4: Chữ Chăm cổ được ra đời trên cơ sở cải biến của hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ Phạn.

Đáp án: D

Lời giải: Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình (chữ Chăm cổ) trên cơ sở cải biến chữ Phạn của Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 5: Hai tôn giáo nào của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên?

A. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

C. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

D. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Đáp án: B

Lời giải: Phật giáo và Ấn Độ giáo là hai tôn giáo nào của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên (SGK Lịch Sử 6/ trang 69).

Câu 6: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là

A. đấu trường Cô-lô-sê.

B. đền Ăng-co Vát.

C. khu đền tháp Mỹ Sơn.

D. Vạn lí trường thành.

Đáp án: C

Lời giải: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X là khu đền tháp Mỹ Sơn (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 7: Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Am-xtét- đam.

D. Óc Eo.

Đáp án: D

Lời giải: Óc Eo là một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên (SGK Lịch Sử 6/ trang 67).

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động từ quá trình giao lưu kinh tế tới các vương quốc Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu công nguyên?

A. Thuyền buôn của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) tới Đông Nam Á buôn bán.

B. Nhiều thương cảng sầm uất được hình thành, như: Óc Eo, Pa-lem-bang…

C. Đông Nam Á là nơi trao đổi sản vật có giá trị cao như: hồ tiêu, đậu khấu…

D. Kinh tế Đông Nam Á nhanh chóng suy tàn, bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Đáp án: D

Lời giải:

- Quá trình giao lưu thương mại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á, như:

+ Thuyền buôn của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) tới Đông Nam Á buôn bán.

+ Nhiều thương cảng sầm uất được hình thành, như: Óc Eo, Pa-lem-bang…

+ Đông Nam Á là nơi trao đổi sản vật có giá trị cao như: hồ tiêu, đậu khấu…

=> Sử dụng phương pháp loại trừ, đáp án D đúng.

Câu 9: Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Am-xtét- đam.

D. Pa-lem-bang.

Đáp án: D

Lời giải: Pa-lem-bang là một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên (SGK Lịch Sử 6/ trang 67).

Câu 10: Trong buổi đầu mới thành lập, nhiều vương quốc ở Đông Nam Á đã sử dụng hệ thống chữ viết nào dưới đây làm văn tự chính?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Kan-ji.

Đáp án: C

Lời giải: Chữ Phạn là văn tự chính của nhiều vương quốc Đông Nam Á trong buổi đầu thành lập (SGK Lịch Sử 6/ trang 70).

Câu 11: Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Pi-rê.

B. Mác-xây.

C. Trà Kiệu.

D. Am-xtét- đam.

Đáp án: C

Lời giải: Trà Kiệu là một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên (SGK Lịch Sử 6/ trang 67).

Câu 12: Tôn giáo nào dưới đây chiếm ảnh hưởng lớn ở Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, Gia-va?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Phật giáo.

Đáp án: D

Lời giải: Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, Gia-va… chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo (SGK Lịch Sử 6/ trang 69).

Câu 13: Tôn giáo nào dưới đây chiếm ảnh hưởng lớn ở Phù Nam, các vương quốc Chăm-pa, Phù Nam?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

Đáp án: D

Lời giải: Các vương quốc Chăm-pa, Phù Nam … chịu ảnh hưởng lớn của Hin-đu giáo (SGK Lịch Sử 6/ trang 69).

Câu 14: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn của cư dân Chăm-pa chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của tôn giáo nào dưới đây?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

Đáp án: D

Lời giải: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn của cư dân Chăm-pa chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của Hin-đu giáo.

Câu 15: Trong những thế kỉ đầu công nguyên, văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Ấn Độ.

D. Phương Tây.

Đáp án C

Từ thế kỉ III, người Ấn Độ đã chiếm ưu thế trong buôn bán và truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực này (SGK-trang 69)

Câu 16: Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, những tôn giáo nào của Ấn Độ đã được truyền bá vào Đông Nam Á?

A. Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo và Phật giáo.

Đáp án A

Tôn giáo Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng đến nền văn hóa của các vương quốc trong khu vực.(SGK-trang 69)

Câu 17: Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân quốc gia nào đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á?

A. Hoa Kỳ

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

Đáp án B

Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. .(SGK-trang 67)

Câu 18: Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á đã chủ động tiếp thu chữ viết của nước nào để sáng tạo nên chữ viết riêng?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Hy Lạp.

D. Ai Cập.

Đáp án B

Cùng với tôn giáo, chữ Phạn của Ấn Độ trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc. Về sau, các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ.(SGK-trang 70 )

Câu 19: Dưới thời kì bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết của nước nào?

A. Ấn Độ.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

D. Trung Quốc.

Đáp án D

Việt Nam có hơn 1000 năm bị Trung Quốc cai trị nên tiếp thu chữa viết của Trung Quốc trong thời kì đầu.

Câu 20: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á chủ yếu cung cấp mặt hàng gì?

A. Sản vật tự nhiên: trầm hương, ngọc trai, gia vị...

B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...

C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...

D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...

Đáp án A

Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,… đặc biệt là trầm hương một mặt hàng có giá trị cao. (SGK-trang 67 )

Câu 21: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với

A. Nhật Bản, Triều Tiên.

B. Ấn Độ, Trung Quốc.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà.

D. Hy Lạp, La Mã.

Đáp án B

Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. (SGK-trang 67 )

Câu 22: Chữ viết nào của Ấn Độ trở thành văn tự chính của nhiều nước Đông Nam Á trong buổi đầu thành lập?

A. chữ Hán.

B. chữ Nôm.

C. chữ La-tinh

D. chữ Phạn.

Đáp án D

Cùng với tôn giáo, chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc (SGK-trang 70)

Câu 23: Đâu là tên một thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á, thuộc vương quốc cổ Phù Nam?

A. Ma-lắc-ca.

B. Hội An.

C. Óc Eo.

D. Trà Kiệu.

Đáp án C

Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo (Phù Nam) (SGK-trang 67)

Câu 24: Chăm-pa, Chân Lạp chịu ảnh hưởng lớn từ tôn giáo nào của Ấn Độ?

A. Phật giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án B

Hin-đu giáo lại khá phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp (SGK-trang 69)

Câu 25: Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan chịu ảnh hưởng từ tôn giáo nào của Ấn Độ?

A. Phật giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Hồi giáo

Đáp án A

Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan chịu ảnh hưởng từ Phật giáo (SGK-trang 69)

Câu 26: Kiểu kiến trúc - đền, núi ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Triều Tiên.

D. Ấn Độ.

Đáp án D

Văn hóa Ấn Độ lan tỏa đến Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo của khu vực. Quần thể đền núi Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a) là công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X (SGK-trang 70)

Câu 27: Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á đầu Công nguyên là gì?

A. Hình thành nên những thương cảng sầm uất, như: Pi-rê, Mác-xây…

B. Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

C. Giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.

D. Thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.

Đáp án B

Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X (SGK – trang 67).

Câu 28: Nền văn hoá Ấn Độ đã lan toả đến khu vực Đông Nam Á bằng con đường

A. chiến tranh xâm lược.

B. đồng hoá văn hóa.

C. truyền bá đạo Hồi.

D. giao lưu thương mại.

Đáp án D

Theo con đường giao lưu thương mại, các nền văn hóa ngoài khu vực đã lan tỏa đến Đông Nam Á (SGK – trang 69).

Câu 29: Công trình nào ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ?

A. Đền tháp Mỹ Sơn.

B. Phủ Tây Hồ.

C. Chùa Hương.

D. Tháp Bút.

Đáp án A

Văn hóa Ấn Độ lan tỏa đến Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo của khu vực. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X (SGK-trang 70)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

1 763 lượt xem