TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Ai Cập cổ đại

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6.

1 1,609 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực con sông nào ?

A. Hoàng Hà.

B. Nin.

C. Ơ-phrat và Ti-gro

D. Trường Giang.

Đáp án: C

Lời giải: Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực sông Nin.

Câu 2: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Lời giải : Ngành kinh tế chủ yếu của Ai Cập cổ đại là nông nghiệp.

Câu 3: Đối với Ai Cập cổ đại, sông Nin không có vai trò nào sau đây?

A. Là tuyến đường giao thông giữa các vùng.

b. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

c. Giúp điều hòa khí hậu, khiến khí hậu Ai Cập ấm áp hơn.

D. Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

Đáp án: C

Lời giải : Đối với Ai Cập, sông Nin là tuyến đường giao thông giữa các vùng, bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn và cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc của châu lục nào?

A. châu Phi

B. châu Á

C. châu Âu

D. châu Mĩ

Đáp án: A

Lời giải: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.

Câu 5: Các công xã nông thôn của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là gì ?

A. Nôm.

B. Bản.

C. Xóm.

D. Chiềng, chạ.

Đáp án: A.

Lời giải: Cư dân Ai Cập cổ đại sống theo từng công xã gọi là Nôm.

Câu 6: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào ?

A.3200 TCN.

B.3100 TCN

C.3300 TCN

D. 3000 TCN.

Đáp án: A

Lời giải: Khoảng 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại.

Câu 7: Vị vua nào đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập ?

A. Shits-đác-ta Go-ta-ma.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Na-mơ (hoặc Mê-nét).

D. Mô-ha-mét.

Đáp án: C

Lời giải: Khoảng 3200 TCN, vua Na-mơ (hoặc Mê-nét) đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập.

Câu 8: Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

A. Năm 20 TCN.

B. Năm 30 TCN.

C. Năm 40 TCN.

D. Năm 60 TCN

Đáp án :B

Lời giải: Năm 30 TCN , người La Mã xâm chiếm Ai Cập , nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

Câu 9: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là

A. Pha-ra-ông.

B. Thiên tử.

C. En-xi.

D. Ra-gia.

Đáp án : A

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông.

Câu 10: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Phạn.

B. chữ số La Mã.

C. chữ tượng hình.

D. chữ hình nêm

Đáp án: C.

Lời giải: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình.

Câu 11: Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên

A. những tấm đất sét còn ướt.

B. giấy làm từ cây pa-pi-rút.

C. thẻ tre, trúc.

D. mai rùa, xương thú.

Đáp án: B.

Lời giải: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại được viết trên giấy làm từ cây pa-pi-rút.

Câu 12: Công trình kiến trúc nào ở Ai Cập được coi là môt trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Vườn treo Ba-bi-lon.

B. Kim tự tháp.

C. Đại bảo tháp Shan-chi.

D. Đền Pác-te-nông.

Đáp án : B

Lời giải: Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.

Câu 13:Trong Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực gì?

a. Giải tích.

B. Đại số.

C. Toán cao cấp.

d. Hình học.

Đáp án:D

Lời giải: Hàng năm, nước sông Nin dâng cao nên người Ai Cập phải đo đạc lại ruộng đất nên họ rất giỏi về Hình học.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản là thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Kĩ thuật ướp xác.

B. Chữ tượng hình.

C. Tượng nhân sư.

D. Đền Pác-tê-nông.

Đáp án: D

Lời giải: Đền Pác-tê-nông là thành tựu của cư dân Hi Lạp cổ đại.

Câu 15: Ở Ai Cập, ngôi vua được kế thừa theo hình thức nào?

A. Bầu cử bằng vỏ sò.

B. Họp đại hội nhân dân, biểu quyết để bầu ra vua.

C. Cha truyền con nối.

D. Người đứng đầu các nôm thay phiên nhau làm vua.

Đáp án: C

Lời giải: Ngôi vua ở Ai Cập được kế thừa theo hình thức cha truyền con nối.

Câu 16: Trong toán học, người Ai Cập cổ đại rất giỏi về

A. số học.

B. giải tích.

C. vẽ đồ thị.

D. hình học.

Đáp án: D

Đáp án: D

Lời giải: Người Ai Cập rất giỏi về hình học do phải xây dựng kim tự tháp và đo đạc ruộng (SGK - trang 35).

Câu 17: Ở Ai Cập cổ đại, người đứng đầu nhà nước được gọi là

A. En-xi.

B. Pha-ra-ông.

C. Thiên tử.

D. Thiên hoàng.

Đáp án: B

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông có quyền lực tối cao, theo hình thức cha truyền con nối (SGK-trang 34)

Câu 18: Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực

A. sông Nin.

B. sông Trường Giang.

C. sông Ti-grơ.

D. sông Ơ-phrát.

Đáp án: A

Lời giải: Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, nằm bên lưu vực sông Nin (SGK-trang 33)

Câu 19: Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên

A. đất sét.

B. mai rùa.

C. thẻ tre.

D. giấy Pa-pi-rút.

Đáp án: D

Lời giải: Người Ai Cập cổ đại khắc chữ tượng hình nên các phiến đá, giấy pa-pi-rút (SGK -trang 35).

Câu 20: Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay?

A. Đông Nam châu Phi.

B. Đông Bắc châu Phi.

C. Tây Bắc Châu Phi.

D. Tây Nam châu Phi.

Đáp án: B

Lời giải: Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi (SGK - trang 33)

Câu 21: Nhân vật nào đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập theo truyền thuyết?

A. Vua Tu-tan-kha-mun.

B. Nữ hoàng Clê-ô-pát-tra.

C. Vua Ram-sét.

D. Vua Na-mơ.

Đáp án: D

Lời giải: Vào khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (hay Mê-nét) theo huyền thoại đã thống nhất các nôm ở Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập thành một vương quốc (SGK - trang 34).

Câu 22: Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ

A. hình nêm.

B. la-tinh.

C. tượng hình.

D. kim đỉnh văn.

Đáp án: C

Lời giải: Người Ai Cập cổ đại khắc chữ tượng hình nên các phiến đá, giấy pa-pi-rút (SGK-trang 35)

Câu 23: Quốc gia cổ đại nào được đề cập đến trong câu nói nổi tiếng của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt : “…. là tặng phẩm của sông Nin”?

A. Lưỡng Hà.

B. Trung Quốc.

C. Ai Cập.

D. Hy Lạp

Đáp án: C

Lời giải: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” (SGK - trang 36).

Câu 24: Ở Ai Cập cổ đại, các đời pha-ra-ông lên nắm quyền cai trị theo cách thức

A. học tập thi cử.

B. bầu cử của quý tộc.

C. bầu cử của nhân dân.

D. cha truyền con nối.

Đáp án: D

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông có quyền lực tối cao, theo hình thức cha truyền con nối. (SGK - trang 34).

Câu 25: Các con sông đã bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế

A. thương nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: C

Lời giải: Sông Nin mang đến nguồn nước, bồi đắp đất đai phù sa màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 26: Người Ai Cập giỏi về hình học vì phải

A. đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. xây dựng các công trình phòng ngự.

D. xây dựng các công trình thủy lợi.

Đáp án: B

Lời giải: Người Ai Cập rất giỏi về hình học do phải xây dựng kim tự tháp và đo đạc ruộng (SGK-trang 35)

Câu 27: Người Ai Cập ướp xác để

A. đợi linh hồn tái sinh.

B. làm theo ý thần linh.

C. gia đình được giàu có.

D. người chết được lên thiên đàng.

Đáp án: A

Lời giải: Người Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn. Họ ướp xác để đợi linh hồn tái sinh và xây dựng kim tự tháp để cất giữ xác ướp (SGK - trang 36).

Câu 28: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là

A. vườn treo Ba-bi-lon.

B. tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

C. cung điện của pha-ra-ông.

D. kim tự tháp.

Đáp án: D

Lời giải: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập là Kim tự tháp (SGK - trang 35).

Câu 29: Khi sinh sống tại lưu vực các dòng sông, cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà thường gặp khó khăn gì?

A. Dễ xảy ra hạn hán.

B. Dễ bị lũ lụt.

C. Thường xuyên có động đất.

D. Thường xuyên có núi lửa phun trào.

Đáp án: B

Lời giải: Khi sinh sống tại lưu vực các dòng sông, cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà thường phải đối mặt với nạn lũ lụt (mưa nhiều, nước sông dân cao).

Câu 30: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thủ lĩnh của các nôm thay phiên nhau làm vua.

B. Nhân dân ở các nôm bỏ phiếu bầu ra người đứng đầu nhà nước.

C. Chiến tranh thống nhất các nôm.

D. Các nôm tổ chức bầu cử ra vua.

Đáp án: C

Lời giải: Hình ảnh trên phiến đá Na-mơ đã thể hiện: Ai Cập cổ đại được thống nhất bằng con đường bạo lực, chiến tranh (SGK - trang 34).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1 1,609 04/01/2024