TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: La Mã cổ đại

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11: La Mã cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11.

1 995 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11: La Mã cổ đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Ở La Mã cổ đại, vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho việc sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Buôn bán.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: B

Lời giải: Vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

Câu 2: Ở La Mã cổ đại, miền Nam và đảo Xi-xin thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Buôn bán.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: A

Lời giải: Miền Nam và đảo Xi-xin có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

Câu 3: Bán đảo I-ta-li-a thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Giao thương và hàng hải.

D. Phát triển công nghiệp.

Đáp án: C

Lời giải: Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển , lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải.

Câu 4: Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo

A. I-ta-li-a

B. Ban-căng.

C. Trung Ấn.

D. Đông Dương.

Đáp án: A

Lời giải: Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a

Câu 5: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?

A. Có đường bờ biển dài.

B. Nhiều đồng bằng màu mỡ.

C. Có các dòng sông lớn, như: Nin, Ấn..

D. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc.

Đáp án:A

Lời giải: Điểm giống nhau giữa Hy Lạp và La Mã đó chính là nằm ở gần đường bờ biển, thuận lợi cho giao lưu trao đổi và buôn bán.

Câu 6: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở La Mã dưới thời Ốc-ta-vi-út là gì?

A. Dân chủ cộng hòa.

B. Nhà nước đế chế

C. Cộng hòa Tổng thống.

D. Quân chủ lập hiến.

Đáp án: B

Lời giải: Từ năm 27 TCN, dưới thời Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế.

Câu 7: Ở thời kì đầu, quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước La Mã cổ đại thuộc về

A. Vua.

B. Hội đồng 10 tướng lĩnh

C. Tòa án 6000 người

D. Viện Nguyên Lão.

Đáp án:D

Lời giải: Cơ quan chính có quyền lực cao nhất thuộc về Viện Nguyên Lão , thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ La-Mã.

Câu 8: Lãnh thổ của đế chế La Mã được mở rộng nhất vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ II TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ IV TCN.

D. Năm 27 TCN.

Đáp án:A

Lời giải : Đầu thế kỉ II TCN , lãnh thổ của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, vùng ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh.

Câu 9: Người La Mã đã có phát minh nào dưới đây trong lĩnh vực xây dựng?

A. Bê tông.

B. Gạch lát nền.

C. Xi-măng.

D. Cát xây dựng

Đáp án: A

Lời giải: Nhờ phát minh ra bê tông , người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ .

Câu 10: Đâu không phải là công trình kiến trúc của La Mã cổ đại?

A. Đấu trường Cô-li-dê.

B. Đền Pan-tê-ông.

C. Khải hoàn môn.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Đáp án:D

Lời giải : Vườn treo Ba-bi-lon là công trình kiến trúc của người Lưỡng Hà.

Câu 11: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của La Mã cổ đại là

A. Kim tự tháp.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Quảng trường Rô-ma.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Đáp án:C:

Lời giải: Quảng trường Rô-ma là biểu tượng của La Mã cổ đại.

Câu 12: Chữ Quốc ngữ mà Việt Nam đang sử dụng thuộc hệ chữ cái nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ tượng hình.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ La-tinh.

Đáp án:D

Lời giải : Chữ Quốc ngữ mà Việt Nam đang sử dụng thuộc hệ chữ La-tinh.

Câu 13: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu văn hóa của quốc gia nào?

A. Ấn Độ cổ đại.

B. Hi Lạp cổ đại.

C. La Mã cổ đại.

D. Trung Quốc cổ đại.

Đáp án :C

Lời giải: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại.

Câu 14: Đây là công trình kiến trúc nào của La Mã cổ đại?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 11 (có đáp án): La Mã cổ đại

A. Đấu trường Cô-li-dê.

B. Đền Pan-tê-ông.

C. Quảng trường Rô-ma.

D. Đền pác-tê- nông.

Đáp án: A

Lời giải: Đây là công trình kiến trúc đấu trường Cô-li-dê (La Mã)

Câu 15: Hệ thống chữ cái La-tinh là nền tảng cho

A. hơn 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

B. hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

C. hơn 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

D. hơn 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Đáp án: D

Lời giải : Hệ thống chữ La-tinh là cơ sở của hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Câu 16: Năm 27 TCN, người nắm mọi quyền hành ở La Mã cổ đại là

A. Ốc-ta-viu-xơ.

B. Pê-ri-clét.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Đáp án A

Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. (SGK –trang 60)

Câu 17: Đâu là phát minh của người La Mã cổ đại?

A. kĩ thuật làm giấy.

B. La bàn

C. Bê tông.

D. Thuốc súng.

Đáp án C

Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ (SGK –trang 61)

Câu 18: Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II

A. thu hẹp dần.

B. được mở rộng nhất.

C. được mở rộng về phía Tây.

D. không thay đổi so với lúc mới thành lập.

Đáp án B

Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven biển Đại Tây Dương và quần đảo Anh. (SGK –trang 59)

Câu 19: I-ta-li-a là nơi khởi nguồn nền văn minh cổ đại nào dưới đây?

A. Ấn Độ.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

D. La Mã.

Đáp án D

Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-ly-a. (SGK –trang 58)

Câu 20: Đầu thế kỉ VI, ở La Mã cổ đại, mọi quyền hành nằm trong tay

A. Hoàng đế.

B. Đại hội nhân dân.

C. Viện Nguyên lão.

D. Thượng viện.

Đáp án C

Đầu thế kỉ VI TCN, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra. Tuy nhiên, thực chất quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên Lão, thuộc các gia đình giàu có ở La Mã. (SGK –trang 59)

Câu 21: Hệ thống chữ viết của người La Mã cổ đại có tên là gì?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ tượng hình.

D. Chữ hình nêm.

Đáp án B

Hệ thống chữ cái La-tinh ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp (SGK –trang 60)

Câu 22: Đâu là tên một công trình kiến trúc nổi tiếng ở La Mã cổ đại?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Vạn lí trường thành.

C. Khải hoàn môn.

D. Vườn treo Ba-by-lon

Đáp án C

Kiến trúc điêu khắc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như Khải hoàn môn, đấu trường Cô-lô-sê. (SGK –trang 61)

Câu 23: Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?

A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.

B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.

C. Chỉ tồn tại về hình thức, không nắm quyền lực.

D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Đáp án A

Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. (SGK –trang 60)

Câu 24: Dưới thời kì đế chế, Viện nguyên lão ở La Mã cổ đại có vai trò gì?

A. Quyết định mọi công việc.

B. Đại diện cho thần quyền.

C. Chỉ tồn tại về hình thức.

D. Thực hiện các quyền hành pháp.

Đáp án C

Từ năm 27 TCN, dưới thời Ôc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn được duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện nguyên lão chỉ còn là hình thức (SGK –trang 60)

Câu 25: Nền tảng kinh tế của La Mã cổ đại là ?

A. Mậu dịch hàng hải.

B. Nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Thủ công nghiệp hàng hóa.

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Đáp án D

Trong lòng đất chứa nhiều đồng, chì, sắt nên các ngành thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Bán đảo I-ta-ly có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải. (SGK –trang 58)

Câu 26: Ốc-ta-vi-út nổi tiếng ở La Mã cổ đại vì điều gì?

A. Người giết Giu-li-út Xê-da.

B. Người thành lập thành phố Rô-ma.

C. Hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã.

D. Hoàng đế cuối cùng của đế chế La Mã.

Đáp án C

Ốc-ta-vi-út là hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã. Ông đã thay thế nền cộng hòa La Mã bằng một nền quân chủ đưa La Mã bước vào kỉ nguyên hoàng kim trong suốt thời kì cai trị của mình.

Câu 27: Tại sao nói đế chế là La Mã là nền quân chủ khoác áo cộng hoà?

A. Cơ chế nhà nước theo hình thức cộng hoà nhưng hoàng đế thâu tóm quyền lực.

B. Đại hội công dân nắm quyền lực lớn nhất trong bộ máy nhà nước.

C. Viện nguyên lão nắm quyền lực lớn nhất trong bộ máy nhà nước.

D. Hội đồng tướng lĩnh nắm quyền lực lớn nhất trong bộ máy nhà nước.

Đáp án A

Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên Lão chỉ còn là hình thức. Nhà nước đế chế thực chất là nền dân chủ khoác áo cộng hòa. (SGK –trang 60)

Câu 28: Từ khoảng thế kỉ I TCN, La Mã cổ đại được gọi là đế chế vì

A. hình thành chế độ phong kiến.

B. hình thành chế độ cộng hoà

C. chế độ dân chủ được thiết lập

D. có hoàng đế đứng đầu và thống trị nhiều nơi.

Đáp án D

Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. (SGK –trang 60

Câu 29: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa La Mã cổ đại với Hy Lạp cổ đại là

A. khí hậu Địa Trung Hải.

B. có đường bờ biển dài.

C. đất đai khô cằn hơn.

D. đất đai màu mỡ hơn.

Đáp án D

Người La Mã cổ đại ban đầu ở vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trồng trọt.(SGK –trang 58)

Câu 30: Thời kì đầu, thể chế nhà nước của La Mã cổ đại ban đầu có điểm gì giống Hy Lạp cổ đại?

A. Thể chế quân chủ.

B. Thể chế cộng hoà không có vua.

C. Chế độ phong kiến.

D. Thể chế độc tài.

Đáp án B

Đầu thế kỉ VI TCN, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra (SGK – trang 59)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 11: La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

1 995 04/01/2024