TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17.

1 2,297 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.

B. Nhuộm răng đen, xăm mình.

C. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

D. Kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt.

Đáp án: D

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên; tục nhuộm răng đen, xăm mình; làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.

- Kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt là yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được truyền lại cho con cháu.

B. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.

D. Tục nhuộm răng, xăm mình… được bảo tồn.

Đáp án: C

Lời giải: Ở Việt Nam, lễ cày tịch điền được tổ chức lần đầu tiên dưới thời tiền Lê.

Câu 3: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…

B. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.

C. Nhuộm răng đen, xăm mình.

D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

Đáp án: A

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên; tục nhuộm răng đen, xăm mình; làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.

- Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa… là yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

Câu 4: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Chữ Hán.

B. Tục xăm mình.

C. Nhuộm răng đen.

D. Làm bánh chưng.

Đáp án: A

Lời giải: Tục xăm mình, nhuộm răng đen, làm bánh chưng là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.

Câu 5: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Làm giấy.

B. Đúc trống đồng.

C. Làm gốm.

D. Sản xuất muối.

Đáp án: A

Lời giải:

- Kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

- Các nghề: đúc trống đồng, làm gốm, sản xuất muối… là nghề thủ công truyền thống của người Việt cổ.

Câu 6: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục nhuộm răng đen.

B. Lễ cày tịch điền.

C. Ăn tết Hàn Thực.

D. Đón tết Trung thu.

Đáp án: A

Lời giải:

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, phong tục nhuộm răng đen vẫn được người Việt cổ duy trì.

- Ở Việt Nam, lễ cày tịch điền được tổ chức lần đầu tiên dưới thời tiền Lê.

- Tết Hàn thực, tết Trung Thu là những dịp lễ quan trọng của người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng Việt.

B. Tục thờ thần – vua vẫn được nhân dân duy trì.

C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.

Đáp án: B

Lời giải: Người Việt cổ không có tín ngưỡng thờ Thần – vua.

Câu 8: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục thờ thần – vua.

B. Ăn tết Đoan Ngọ.

C. Tục ăn trầu, xăm mình.

D. Đón tết Trung thu.

Đáp án: A

Lời giải:

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, phong tục ăn trầu, xăm mình vẫn được người Việt cổ duy trì.

- Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.

- Tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu là những dịp lễ quan trọng của người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.

Câu 9: Tôn giáo nào của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quện với các tín ngưỡng dân gian?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Ấn Độ giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án: C

Lời giải: Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quện cùng với các tín ngưỡng dân gian (SGK Lịch Sử 6/ trang 86).

Câu 10: Dưới thời Bắc thuộc, kĩ thuật tiến bộ nào của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam?

A. Làm đồ gốm.

B. Sản xuất muối.

C. Đúc đồng, rèn sắt.

D. Bón phân Bắc trong trồng trọt.

Đáp án: D

Lời giải: Bón phân Bắc trong trồng trọt là kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc.

Câu 11: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Pa-li.

Đáp án: C

Lời giải: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu chữ Hán.

Câu 12: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm

A. chữ Hán.

B. chữ La-tin.

C. chữ Phạn.

D. chữ hình nêm.

Đáp án: A

Lời giải: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm chữ Hán.

Câu 13: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã

A. học chữ Hán và viết chữ Hán.

C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.

D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.

Đáp án: D

Lời giải: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.

Câu 14: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Chăm cổ.

D. Chữ Khơ me cổ.

Đáp án: A

Lời giải: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu chữ Hán.

Câu 15: Dưới thời kì Bắc thuộc, nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của người Việt vẫn được duy trì, ngoại trừ tục

A. thờ cúng tổ tiên.

B. nhuộm răng đen.

C. thờ thần - vua.

D. búi tóc, xăm mình.

Đáp án: C

Lời giải:

- Dưới thời kì Bắc thuộc, nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của người Việt vẫn được duy trì, như: thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng đen, búi tóc, xăm mình.

- Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.

Câu 16: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.

C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.

D. Nâng cao trình độ nhận thức cho người Việt.

Đáp án: C

Lời giải:

Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích đồng hoá dân tộc ta về văn hoá (SGK- trang 85)

Câu 17: Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Đáp án: C

Lời giải:

Thiên chúa giáo từ các nước phương Tây truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI chứ không phải Trung Quốc

Câu 18: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe - nói và truyền cho con cháu

A. tiếng Hán.

B. tiếng Anh.

C. tiếng Việt.

D. tiếng Hàn.

Đáp án: C

Lời giải:

Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ (SGK- trang 85)

Câu 19: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Nhuộm răng đen.

B.. Làm bánh chưng.

C. Chữ viết.

D. Tôn trọng phụ nữ.

Đáp án: C

Lời giải:

- Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt.

- Nhuộm răng đen, làm bánh chưng, tôn trọng phụ nữ…. là những phong tục, tập quán… của người Việt có từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

Câu 20: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Làm giấy.

B. Đúc trống đồng.

C. Làm gốm.

D. Sản xuất muối.

Đáp án: A

Lời giải:

- Người Việt đã tiếp thu một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc như: làm giấy, dệt lụa…

- Làm giấy, đúc trống đồng, sản xuất muối… là những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của người Việt.

Câu 21: Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc là

A. Tống Bình.

B. Mê Linh.

C. Luy Lâu.

D. Cổ Loa.

Đáp án: C

Lời giải:

Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc là Luy Lâu (SGK – trang 86).

Câu 22: Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa đối với người Việt?

A. Vơ vét tài nguyên.

B. Bóc lột nhân công.

C. Mở mang dân trí.

D. Đồng hóa văn hóa.

Đáp án: D

Lời giải:

Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích đồng hoá dân tộc Việt Nam về văn hoá (SGK- trang 85)

Câu 23: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên, vì

A. văn hóa Hán còn lạc hậu, kém phát triển.

B. người Việt có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.

C. chính quyền đô hộ nới lỏng chính sách cai trị.

D văn hóa của người Việt phát triển hơn văn hóa Hán.

Đáp án: B

Lời giải:

Chỉ khi còn lòng yêu nước thì người Việt mới giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà không bị đồng hoá.

Câu 24: Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam đã thất bại?

A. Lễ hội diễn ra thường xuyên.

B. Đứng đầu là xã là tù trưởng, hào trưởng người Việt.

C. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc.

D. Tiếng Việt, tín ngưỡng và các phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.

Đáp án: D

Lời giải:

Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta về văn hóa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa. Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt); những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, các phong tục tập quán vẫn được duy trì (SGK – trang 85).

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?

A. Người Việt có lòng yêu nước, bản lĩnh và trí tuệ.

B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt.

D. Chính quyền đô hộ vẫn cho duy trì văn hoá, phong tục Việt.

Đáp án: D

Lời giải:

Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nên phương án D không đúng.

Câu 26: Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

A. Không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.

B. Bản sắc văn hóa dân tộc bị lãng quên do người Việt đã bị đồng hóa.

C. Người Việt tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc.

D. Bản sắc dân tộc được gìn giữ; tiếp thu các yếu tố tích cực từ văn hóa Trung Hoa.

Đáp án: D

Lời giải:

Người Việt vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc (SGK- trang 86)

Câu 27: Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Tục ăn trầu.

C. Tục nhuộm răng đen.

D. Tục xin chữ đầu năm.

Đáp án: D

Lời giải:

Tục xin chữ đầu năm không phải là phong tục của người Việt cổ vì thời Âu Lạc, Việt Nam chưa có chữ viết riêng

Câu 28: Đâu không phải phong tục cổ của người Việt được lưu giữ đến ngày nay?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Tục xăm mình.

C. Tục ăn trầu.

D. Tổ chức các lễ hội.

Đáp án: B

Lời giải:

Tục xăm mình của người Việt được duy trì đến khoảng thế kỉ XIII – XIV. Hiện nay, tục xăm mình không phải phong tục được người dân áp dụng rộng rãi.

Câu 29: Đâu là loại chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán của Trung Quốc?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Nêm.

C. Chữ Quốc ngữ.

D. Chữ Phạn.

Đáp án: A

Lời giải:

Chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán là chữ Nôm, có cách viết tương tự chữ Hán.

Câu 30: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt

A. không được học tiếng Hán.

B. đã bị đồng hóa về văn hóa.

C. có tinh thần yêu nước, bản lĩnh kiên cường.

D. không muốn tiếp thu văn hóa Trung Quốc.

Đáp án: C

Lời giải:

Chỉ khi còn lòng yêu nước thì người Việt mới giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà không bị đồng hoá.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X

1 2,297 04/01/2024