TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16.

1 2651 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?

A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

Đáp án: B

Lời giải: Nội dung đáp án B phản ánh chính sách cai trị trên lĩnh vực kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Câu 2: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: C

Lời giải: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu… (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: A

Lời giải: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 4: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN – 938.

B. Năm 179 – 938.

C. Năm 111 TCN – 905.

D. Năm 111 – 905.

Đáp án: A

Lời giải: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian năm 179 TCN – 938.

Câu 5: Bức tranh dưới đây mô tả về chính sách cai trị nào của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với người Việt?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

A. Bắt người Việt cống nạp các sản vật quý.

B. Bắt người Việt học chữ Hán.

C. Cử quan lại người Hán tới cai trị.

D. Nắm độc quyền về muối và sắt.

Đáp án: B

Lời giải: Bức tranh trên phản ánh chính sách đồng hóa của các chính quyền phong kiến phương Bắc đối với người Việt cổ (bắt người Việt học chữ Hán).

Câu 6. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc.

Đáp án: D

Lời giải:

- Di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc là một trong những biện pháp của chính quyền đô hộ phương Bắc để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 7: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

D. trao đổi, buôn bán qua đường biển.

Đáp án: B

Lời giải: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là nông nghiệp trồng lúa nước (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng

A. sắt.

B. nhựa.

C. gỗ.

D. đá.

Đáp án: A

Lời giải: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 9: Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?

A. Lạc hầu, địa chủ người Việt.

B. Nô tì, nông dân công xã.

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Đáp án: D

Lời giải: Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới là: địa chủ người Hán, nông dân lệ thuộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Đáp án: D

Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là Thứ sử (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc.

C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

D. Sáo nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc, rồi chia thành các châu – quận...

Đáp án: B

Lời giải:

- Trên lĩnh vực kinh tế, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 12: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Đáp án: A

Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là Thái thú (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 13: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: B

Lời giải: Dưới thời thuộc Đường, Tiết độ sứ là chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 14: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: D

Lời giải: Dưới thời thuộc Đường, Thứ sử là chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 15: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: C

Lời giải: Dưới thời thuộc Đường, huyện lệnh là chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 16: Dưới thời thuộc Đường, chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ được gọi là gì?

A. Thái Thú.

B. Bồ Chính.

C. Tiết độ sứ.

D. Tể tướng.

Đáp án C

Dưới thời thuộc Đường, chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ được gọi là: Tiết độ sứ (SGK Lịch sử trang 81).

Câu 17: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước Việt Nam là

A. làm thủy tinh.

B. đúc đồng.

C. rèn sắt.

D. làm đồ gốm.

Đáp án A

Dưới thời Bắc thuộc, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta, như: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền… (SGK- trang 83)

Câu 18: Lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Địa chủ người Hán.

B. Nông dân công xã.

C. Quý tộc (Lạc hầu, Lạc tướng…).

D. Nô tì.

Đáp án A

Dưới thời Bắc thuộc, trong xã hội Việt Nam xuất hiện một số lực lượng xã hội mới, như: Địa chủ người Hán, nông dân lệ thuộc…. (bảng mô tả cơ cấu xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc và thời Bắc thuộc – SGK Lịch sử 6 trang 83).

Câu 19: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Hán đã

A. chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

B. thiết lập An Nam đô hộ phủ do tiết độ sứ người Hán đứng đầu.

C. chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

D. tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.

Đáp án C

Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Hán đã chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu (SGK- trang 81).

Câu 20: Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc đã áp đặt chính quyền cai trị đến tận cấp

A. xã.

B. châu.

C. quận.

D. huyện.

Đáp án D

Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc đã áp đặt chính quyền cai trị đến tận cấp huyện.

Câu 21: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Nam đô hộ phủ.

B. An Đông đô hộ phủ

C. An Tây đô hộ phủ.

D. An Bắc đô hộ phủ.

Đáp án A

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (SGK- trang 81)

Câu 22: Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nô tì với địa chủ, hào trưởng.

B. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.

C. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.

D. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

Đáp án D

Mâu thuẫn xã hội bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách thống trị, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình. (SGK- trang 83)

Câu 23: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

B. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.

C. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.

Đáp án A

Từ năm 179TCN, Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ của Nam Việt. Các triều đại phong kiến thay nhau cai trị nước ta suốt hơn 1000 năm.

Câu 24: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Khai hóa văn minh cho người Việt.

B. Giúp người Việt được mở mang tri thức.

C. Nô dịch, đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa.

D. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

Đáp án C

Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích đồng hoá dân tộc ta.(SGK- trang 82)

Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Truyền bá Nho giáo vào Việt Nam.

B. Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Việt.

C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.

D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt.

Đáp án B

Thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc luôn tìm mọi cách để xóa bỏ những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, bắt người việt sinh sống và tuân theo những lễ nghi của văn hóa Trung Hoa.

Câu 26: Nội dung nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.

B. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.

C. Năng suất tăng lao động hơn trước.

D. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

Đáp án D

Hoạt động trao đổi buôn bán thuộc thương nghiệp chứ không phải nông nghiệp nên chọn D.

Câu 27: Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam thời kì Bắc thuộc?

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.

C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.

D. Phát triển quan hệ buôn bán với các nước phương Tây.

Đáp án D

Dưới thời Bắc thuộc, quan hệ giao thương giữa nước ta với Trung Quốc, Ấn Độ, Gia-va được đẩy mạnh. Tuy nhiên, ở thời kì này, người Việt chưa thiết lập quan hệ thương mại với các nước phương Tây.

Câu 28: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Áp dụng chế độ tô thuế nặng nề.

B. Bắt người Việt cống nạp sản vật.

C. Nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

Đáp án D

“Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt” là chính sách thống trị trên lĩnh vực chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam.

Câu 29: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.

B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.

C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa dân tộc Việt.

Đáp án C

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc là bóc lột, vơ vét của cải của nước ta nên không thể thúc đẩy phát triển kinh tế được nên chọn C

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?

A. Đưa tất cả người Việt sang Trung Quốc sinh sống lâu dài.

B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

C. Ép buộc người Việt tuân theo các lễ nghi, tập quán của Trung Quốc.

D. Truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam.

Đáp án A

Các chính sách cai trị trên lĩnh vực văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

+ Đưa người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống lâu dài.

+ Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

+ Ép buộc người Việt tuân theo các lễ nghi, tập quán của Trung Quốc.

+ Truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

1 2651 lượt xem