TOP 30 câu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Lưỡng Hà cổ đại

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7.

1 2,219 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Ngành kinh tế chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại là

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Lời giải: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (có nhiều đồng bằng, nguồn nước dồi dào…) nên nông nghiệp ở Lưỡng Hà vô cùng phát triển.

Câu 2: Nhóm người nào đến cư trú sớm nhất ở vùng đất Lưỡng Hà?

a.Người ba-bi-lon.

b. Người Ai-ri.

C. Người Ba Tư.

d.Người Xu-me.

Đáp án: d

Lời giải: Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 TCN , họ xây dựng những quốc gia thành thị.

Câu 3: Lịch Sử các vương quốc cổ đại ở Lưỡng Hà kết thúc vào năm

A. 539 TCN

b. 433 TCN

c. 935 TCN.

d. 532 TCN

Đáp án: A

Lời giải:Năm 539 TCN , ngưòi Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. Lịch Sử các vương quốc cổ đại ở Lưỡng Hà kết thúc

Câu 4: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông nào?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Sông Ơ-phrat và Ti-gro.

D. Sông Hồng và sông Đà.

Đáp án: C

Lời giải:Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phrat và Ti-gro.

Câu 5: Bộ luật nổi tiếng của người Lưỡng Hà cổ đại tên là gì?

a. Gin-ga-mét.

b. Ha-mu-ra-bi.

C. Hình luật.

D. Luật Hồng Đức.

Đáp án: B

Lời giải: Năm 1750 TCN, bộ luật Ha-mu-ra-bi ra đời, đây là bộ luật sớm nhất của thế giới.

Câu 6: Chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại là

A. chữ Phạn.

B. chữ la-tinh.

C. chữ giáp cốt.

D. chữ hình nêm.

Đáp án:D.

Lời giải: Chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại là chữ hình nêm hay hình góc.

Câu 7: Thành tựu văn học nổi bật nhất của Lưỡng Hà là bộ sử thi

A.Gin-ga-nét.

B. Kinh Thi.

C. Mahabharata.

D. Ramayana

Đáp án :A

Lời giải: Thành tựu văn học nổi bật nhất của Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-nét

Câu 8: Người Lưỡng Hà phát minh ra hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

A. 10.

B. 60.

C. 5.

D. 100.

Đáp án: B

Lời giải: Người Lưỡng Hà phát minh ra hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Câu 9: Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở là phát minh của người

A .Ai Cập cổ đại.

B. Ấn Độ cổ đại.

C. Lưỡng Hà cổ đại.

D. Trung Quốc.

Đáp án: C

Lời giải: Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở là phát minh của Lưỡng Hà cổ đại.

Câu 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà cổ đại là

A. Kim Tự tháp.

B. Vạn Lí Trường thành.

C. Vườn treo Ba-bi-lon.

D. Đền Pác-tê-nông.

Đáp án: C

Lời giải: Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 11: Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng vào khoảng thời gian nào ?

A.Thế kỉ III TCN.

B. Thế kỉ IV TCN.

C.Thế kỉ V TCN.

D. Thế kỉ VI TCN.

Đáp án: D

Lời giải: Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng vào thế kỉ VI TCN.

Câu 12: Người Lưỡng Hà thường sử dụng vật liệu gì trong xây dựng các công trình kiến trúc?

A. Đá

B. Gạch.

C. Bê-tông.

D. Sắt

Đáp án: B

Lời giải: Không có sẵn đá như ở Ai Cập, người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Lưỡng Hà cổ đại?

A. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

B. Chữ hình nêm.

C. Vườn treo Ba-bi-lon.

D. Luật Ha-mu-ra-bi.

Đáp án: A

Lời giải : Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở là thành tựu của cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu 14: Điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của người Ai Cập và Lưỡng Hà là gì?

a. Ướp xác chôn cất người chết.

b. Coi thần sông Nin là vị thần tối cao.

c. Tôn thờ các vị thần tự nhiên.

d. Coi thần Mặt Trời là vị thần tối cao.

Đáp án: C

Lời giải: Điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của người Ai Cập và Lưỡng Hà là đều tôn thờ các vị thần tự nhiên.

Câu 15: Bộ sử thi Gin-ga-mét phản ánh về một người anh hùng của

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. La Mã.

D. Hy Lạp.

Đáp án: B

Lời giải: Bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của người Lưỡng Hà, được xây dựng trên hình tượng một vị vua có thật có người Xu-me.

Câu 16: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực

A. sông Nin.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. sông Hằng và sông Ấn.

D. sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

Đáp án D

Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn Ti-grơ và Ơ-phơ-rát ( SGK Lịch sử 6 - trang 37)

Câu 17: Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại?

A. Tượng Nhân sư.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Cổng I-sơ-ta.

D. Khu lăng mộ Gi-za.

Đáp án B

Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà là vườn treo Ba-bi-lon (SGK- trang 40)

Câu 18: Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết, mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là

A. chữ Phạn.

B. chữ Hán.

C. chữ La-tinh.

D. chữ hình nêm.

Đáp án D

Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết, mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm (SGK Lịch sử 6 - trang 39)

Câu 19: Cư dân ở quốc gia cổ đại nào dưới đây đã sáng tạo ra hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở?

A. Ai Cập.

B. Hi Lạp.

C. Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ.

Đáp án C

Người Lưỡng Hà rất giỏi về số học, có nhiều phương pháp đếm, trong đó nổi bật với hệ thống đếm số 60 làm cơ sở (SGK Lịch sử 6 - trang 39)

Câu 20: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà cổ đại là

A. bộ sử thi Ra-ma-ya-na.

B. thần thoại Héc-quyn (Hercules).

C. bộ sử thi Gin-ga-mét.

D. thần thoại Nữ Oa.

Đáp án C

Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựn dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me (SGK Lịch sử 6 – trang 39).

Câu 21: Bộ luật thành văn của người Lưỡng Hà cổ đại có tên gọi là gì?

A. Luật La Mã.

B. Luật Ha-mu-ra-bi.

C. Luật 12 bảng.

D. Luật Ha-la-kha.

Đáp án B

Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là Luật Ha-mu-ra-bi, ra đời vào năm 1750 TCN (SGK Lịch sử 6 – trang 39).

Câu 22: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

A. Số 40.

B. Số 50.

C. Số 60.

D. Số 70.

Đáp án C

Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở (SGK – trang 39).

A. Giấy pa-pi-rút.

B. Thẻ tre.

C. Xương thú.

D. Đất sét.

Đáp án D

Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên những tấm đất sét còn ướt.

Câu 23: Tộc người nào cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà?

A. Do thái.

B. Xu-me.

C. May-a

D. Át-xi-ri.

Đáp án B

Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà (SGK – trang 38)

Câu 24: Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế nào dưới đây?

A. Thương nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án C

Sông Ơ-phrat và Ti-grơ đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ, tạo điều kiện cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền sản xuất nông nghiệp.

Câu 25: Đặc điểm nổi bật của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì?

A. Dân tộc Xu-me làm chủ từ đầu đến cuối.

B. Nhà nước mang tính dân chủ điển hình.

C. Có nhiều tộc người thay phiên làm chủ Lưỡng Hà.

D. Có nhiều tộc người cùng tham gia đoàn kết xây dựng Lưỡng Hà

Đáp án C

Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. (SGK – trang 38).

Câu 26: Vì sao có nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân?

A. Không có biên giới hiểm trở, đi lại dễ dàng, thuận lợi cho buôn bán.

B. Kinh tế nông nghiệp phát triển nên có nhiều lương thực để bán.

C. Nông nghiệp không có điều kiện phát triển nên phải buôn bán.

D. Có đường bờ biển dài, thuận lợi cho buôn bán.

Đáp án A

Do không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh rất phát triển (SGK Lịch sử 6 – trang 38).

Câu 27: Điểm chung trong điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là gì?

A. Có nhiều núi cao hiểm trở.

B. Có gió mùa với mưa nhiều.

C. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.

D. Chịu ảnh hưởng lớn từ biển.

Đáp án B

Ai Cập nằm ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

Câu 28: Lưỡng Hà cổ đại thuộc khu vực nào trên thế giới hiện nay?

A. Tây Á.

B. Bắc Phi.

C. Nam Âu

D. Nam Á

Đáp án A

Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á (SGK Lịch sử 6 – trang 37).

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải điểm chung giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.

B. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.

C. Lãnh thổ rộng lớn, nằm ở khu vực châu Á.

D. Có những công trình kiến trúc là kì quan thế giới cổ đại.

Đáp án B

Ai Cập cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi; Lưỡng Hà ở khu vực Tây Á

=> phương án B không phải là điểm chung giữa Ai Cập và Lưỡng Hà.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hi Lạp cổ đại

1 2,219 04/01/2024