TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 2 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 2.

1 435 04/01/2024
Tải về


Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

Câu 1. Hình sau mô phỏng kĩ thuật nào?

A. Kĩ thuật đỡ bóng bằng trán giữa.

B. Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa.

C. Kĩ thuật đỡ bóng bằng trán bên.

D. Kĩ thuật đánh đầu bằng trán bên.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hình trên mô phỏng kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa.

Câu 2. Chọn phát biểu sai?

A. Trong thi đấu bóng đá 11 người, mỗi trận đấu có 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút.

B. Trong thi đấu bóng đá 11 người, thời gian nghỉ giữa hai hiệp không được quá 15 phút.

C. Kĩ thuật tại chỗ đánh dấu bằng trán giữa là một kĩ thuật đánh đầu thông dụng, thường được sử dụng với các đường bóng cao để chuyền bóng cho đồng đội, phá bóng trong phòng thủ và tấn công vào cầu môn.

D. Trong thi đấu bóng đá 11 người, không được kéo dài thời gian để thực hiện đá phạt đền.

Đáp án: D

Giải thích:

- D sai: Trong thi đấu bóng đá 11 người, được kéo dài thời gian để thực hiện đá phạt đền.

Câu 3. Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa thường được sử dụng trong trường hợp nào?

A. Với các đường bóng cao để chuyền bóng cho đồng đội, phá bóng trong phòng thủ.

B. Với các đường bóng thấp để chuyền bóng cho đồng đội.

C. Với các đường bóng cao để chuyền bóng cho đồng đội, phá bóng trong phòng thủ và tấn công vào cầu môn.

D. Với các đường bóng thấp để chuyền bóng cho đồng đội, phá bóng trong phòng thủ và tấn công vào cầu môn.

Đáp án: C

Giải thích:

- Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa thường được sử dụng với các đường bóng cao để chuyền bóng cho đồng đội, phá bóng trong phòng thủ và tấn công vào cầu môn.

Câu 4. Khi thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa, người tập đứng trong tư thế như thế nào?

A. Đứng chân trước chân sau.

B. Đứng chân trước chân sau, chân trái trước.

C. Hai chân đứng song song rộng bằng vai.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa, đứng chân trước chân sau hoặc hai chân song song rộng bằng vai.

Câu 5. Khi thực hiện kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa, cần làm gì để tạo đà?

A. Thân người ngả về trước.

B. Thân người ngả về sau.

C. Thân người nghiêng sang phải.

D. Thân người nghiêng sang trái.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa, thân người ngả ra sau để tạo đà.

Câu 6. Sau khi kết thúc kĩ thuật đáng đầu bằng trán giữa, cần làm gì để giữ thăng bằng?

A. Thân người tiếp tục đổ về trước theo quán tính, hai chân hơi kiễng, chân sau có thể bước về sau để giữ thăng bằng.

B. Thân người đổ về sau, hai chân hơi kiễng, chân sau có thể bước về sau để giữ thăng bằng.

C. Thân người đổ về sau, hai chân hơi kiễng, chân sau có thể bước lên trước để giữ thăng bằng.

D. Thân người tiếp tục đổ về trước theo quán tính, hai chân hơi kiễng, chân sau có thể bước lên trước để giữ thăng bằng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Sau khi đánh bóng, thân người tiếp tục đổ về trước theo quán tính, hai chân hơi kiễng, chân sau có thể bước lên trước để giữ thăng bằng.

Câu 7. Đâu là lưu ý khi thực hiện kĩ thuật đánh đầu bằng trán giữa?

A. Mắt luôn quan sát bóng.

B. Chọn thời điểm tiếp xúc bóng phù hợp.

C. Trán giữa tiếp xúc đúng vào tâm và phía sau bóng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật đánh đầu bằng trán giữa, lưu ý mắt luôn quan sát bóng và chọn thời điểm tiếp xúc bóng phù hợp, trán giữa tiếp xúc đúng vào tâm và phía sau bóng.

Câu 8. Mỗi trận đấu bóng đá 11 người có bao nhiêu hiệp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

- Mỗi trận đấu có 2 hiệp.

Câu 9. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp là:

A. Không quá 5 phút.

B. Không quá 10 phút.

C. Không quá 15 phút.

D. Không quá 20 phút.

Đáp án: C

Giải thích:

- Mỗi trận đấu có 2 hiệp, thời gian nghỉ giữa hai hiệp không quá 15 phút.

Câu 10. Thời lượng của mỗi hiệp là bao nhiêu?

A. 35 phút.

B. 40 phút.

C. 45 phút.

D. 50 phút.

Đáp án: C

Giải thích:

- Mỗi trận đấu có 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút.

Câu 11. Ai là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu?

A. Trọng tài.

B. Cầu thủ.

C. Huấn luyện viên.

D. Ban tổ chức.

Đáp án: A

Giải thích:

- Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu.

Câu 12. Thông thường một trận đấu sẽ kéo dài khoảng:

A. 90 phút.

B. 105 phút.

C. 100 phút.

D. 95 phút.

Đáp án: A

Giải thích:

- Thông thường một trận đấu sẽ kéo dài khoảng 90 phút và có thể lên đến 120 phút nếu đá hiệp phụ.

Câu 13. Trong thời gian di chuyển cầu thủ bị thương ra khỏi sân để chăm sóc thì sẽ được bù bao nhiêu phút?

A. 5 phút

B. 6 phút.

C. Trọng tài quyết định.

D. 7 phút.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu.

Câu 14. Chọn khẳng định đúng.

A. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp không quá 20 phút.

B. Mỗi trận đấu có 80 phút thi đấu.

C. Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu.

D. Mỗi trận đấu có 3 hiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu khi cần bù thời gian do nhiều lý do.

A sai. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp không quá 15 phút.

B sai. Mỗi trận đấu có 90 phút thi đấu.

D sai. Mỗi trận đấu có 2 hiệp.

Câu 15. Những tình huống nào được tính để bù thời gian cho hiệp đấu?

A. Thay thế các cầu thủ dự bị.

B. Quá trình chăm sóc cầu thủ bị thương.

C. Thời gian bị trì hoãn.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

- Những tình huống nào được tính để bù thời gian cho hiệp đấu:

+ Thay thế các cầu thủ dự bị.

+ Quá trình chăm sóc cầu thủ bị thương.

+ Thời gian bị trì hoãn.

+ Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài để chăm sóc.

+ …

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật tại chỗ ném biên và kĩ thuật bắt bóng lăn sệt

Trắc nghiệm Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu

Trắc nghiệm Bài 1: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển cơ bản và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật chạy nghiêng và kĩ thuật di chuyển dẫn bóng

1 435 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: