TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 2 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 2.

1 530 04/01/2024
Tải về


Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Câu 1. Hình sau mô phỏng kĩ thuật nào?

A. Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.

B. Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.

C. Kĩ thuật dẫn bóng băng mu giữa bàn chân.

D. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Đáp án: D

Giải thích:

- Hình trên mô phỏng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Câu 2. Hình sau mô phỏng kĩ thuật nào?

A. Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.

B. Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.

C. Kĩ thuật dẫn bóng băng mu giữa bàn chân.

D. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hình trên mô phỏng kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.

Câu 3. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân thường được sử dụng trong trường hợp nào?

A. Dẫn bóng nhanh và dẫn bóng không kết hợp với động tác giả.

B. Dẫn bóng chậm và dẫn bóng kết hợp với động tác giả.

C. Dẫn bóng nhanh và dẫn bóng kết hợp với động tác giả.

D. Dẫn bóng chậm và dẫn bóng không kết hợp với động tác giả.

Đáp án: C

Giải thích:

- Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân thường được sử dụng trong dẫn bóng nhanh và dẫn bóng kết hợp động tác giả.

Câu 4. Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, chân nào là chân đặt ở phía trước?

A. Chân trái.

B. Chân phải.

C. Chân không thuận.

D. Chân thuận.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: đứng chân trước chân sau, chân không thuận đặt trước.

Câu 5. Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, đầu ngón cái bàn chân ngang với mép trước của bóng và cách bóng:

A. Từ 10 – 15cm.

B. Từ 5- 10cm.

C. Từ 15 – 20cm.

D. Từ 20 – 25cm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, đầu ngón cái bàn chân ngang với mép trước của bóng và cách bóng từ 10 – 15cm.

Câu 6. Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, chân thuận đặt cách chân trước một khoảng là bao nhiêu?

A. Một bước lớn.

B. Một bước nhỏ.

C. Hai bước nhỏ.

D. Hai bước lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, chân thuận đặt cách chân trước một bước nhỏ.

Câu 7. Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, trọng tâm cơ thể rơi vào đâu?

A. Chân trái.

B. Chân phải

C. Cả hai chân.

D. Giữa hai chân.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi đứng tư thế chuẩn bị của kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân.

Câu 8. Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, khi tiếp xúc bóng, chân thuận dùng lực đẩy bóng lăn ra trước hoặc sang ngang với tốc độ:

A. Nhanh nhất có thể.

B. Phù hợp với tốc độ chạy.

C. Chậm nhất có thể.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: Khi tiếp xúc bóng, chân thuận dùng lực đẩy bóng lăn ra trước hoặc sang ngang với tốc độ phù hợp với tốc độ chạy.

Câu 9. Khi kết thúc kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, cần làm gì để giữ thăng bằng cho cơ thể?

A. Đánh rộng hai tay sang hai bên.

B. Bước chạy từ dài đến ngắn.

C. Ép hai tay sát cơ thể.

D. Chạy bước nhỏ.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi kết thúc kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, cần đánh rộng hai tay sang hai bên để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 10. Đâu là lưu ý khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân?

A. Má ngoài bàn chân tiếp xúc tiếp xúc ở phần sau bóng.

B. Lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độ chạy.

C. Giữ tư thế thân người thăng bằng trong quá trình thực hiện động tác.

D. Đáp án A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

- Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: Má ngoài bàn chân tiếp xúc tiếp xúc ở phần sau bóng, lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độ chạy.

Câu 11. Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân thường được sử dụng khi nào?

A. Khi chuyền bóng ở khoảng cách xa và dứt điểm vào cầu môn.

B. Khi chuyền bóng ở khoảng cách gần và dứt điểm vào cầu môn.

C. Khi chuyền bóng ở khoảng cách xa nhưng chưa dứt điểm vào cầu môn.

D. Khi chuyền bóng ở khoảng cách gần nhưng chưa dứt điểm vào cầu môn.

Đáp án: A

Giải thích:

- Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân thường được sử dụng khi chuyền bóng ở khoảng cách xa và dứt điểm vào cầu môn.

Câu 12. Tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân là:

A. Đứng chếch so với hướng đá một góc khoảng 90o, cách bóng từ 2 – 3m.

B. Đứng chếch so với hướng đá một góc khoảng 60o, cách bóng từ 2 – 3m.

C. Đứng chếch so với hướng đá một góc khoảng 45o, cách bóng từ 2 – 3m.

D. Đứng chếch so với hướng đá một góc khoảng 30o, cách bóng từ 2 – 3m.

Đáp án: C

Giải thích:

- Tư thế chuẩn bị của kĩ thuẫn đá bóng bằng mu trong bàn chân: đứng chếch so với hướng đá một góc khoảng 45o, cách bóng từ 2 – 3m.

Câu 13. Giai đoạn chạy đà trong kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, chạy tốc độ nhanh dần, bước cuối dài hơn so với các bước còn lại, chân không thuận làm trụ đặt song song và cách bóng từ:

A. 20 – 25 cm.

B. 30 – 35 cm.

C. 10 – 20 cm.

D. 30 – 50 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Giai đoạn chạy đà:

Chạy tốc độ nhanh dần, bước cuối dài hơn so với các bước còn lại, chân không thuận làm trụ đặt song song và cách bóng từ 20 – 25 cm, bàn chân thẳng hướng bóng đến, trọng tâm rơi vào chân trụ.

Câu 14. Khi kết thúc kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, cần làm gì để giữ thăng bằng?

A. Chân thuận khuỵu gối.

B. Chân đá lăng khuỵu gối.

C. Chân trụ khuỵu gối.

D. Chân phải khuỵu gối.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi kết thúc kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, chân trụ khuỵu gối để giữ thăng bằng.

Câu 15. Đâu là lưu ý khi thực hiện kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân?

A. Xác định vị trí đặt chân phù hợp với hướng bàn chân theo hướng đá.

B. Khi đá bóng bổng, mu trong bàn chân tiếp xúc vào dưới tâm bóng.

C. Khi đá bóng lăn sệt, mu trong bàn chân tiếp xúc vào nagng tâm bóng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Một số lưu ý khi thực hiện kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân: Xác định vị trí đặt chân phù hợp với hướng bàn chân theo hướng đá; khi đá bóng bổng, mu trong bàn chân tiếp xúc vào dưới tâm bóng; khi đá bóng lăn sệt, mu trong bàn chân tiếp xúc vào nagng tâm bóng.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật dừng bóng bằng đùi

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật tại chỗ ném biên và kĩ thuật bắt bóng lăn sệt

Trắc nghiệm Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu

Trắc nghiệm Bài 1: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất

1 530 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: