TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.

1 346 lượt xem
Tải về


Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất

Câu 1: Chọn từ còn thiếu trong câu sau:

“… là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho cơ thể”.

A. Chất béo.

B. Chất bột đường.

C. Chất đạm.

D. Vitamin và khoáng chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất bột đường là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho cơ thể.

Câu 2: Khoảng thời gian nào là khoảng thời gian tốt nhất để tắm không khí?

A. Lúc giữa trưa, nhiệt độ cao.

B. Lúc hoàng hôn.

C. Lúc sáng sớm và khi mặt trời mọc.

D. Lúc tối muộn.

Đáp án: C

Giải thích:

- Thời gian tắm không khí tốt nhất là lúc sáng sớm và khi mặt trời mọc.

Câu 3: Khi tắm không khí nên mặc quần áo như nào?

A. Nên mặc dày để chống gió độc.

B. Nên mặc ít quần áo hoặc quần áo mỏng.

C. Nên mặc nhiều để chống gió lùa.

D. Nên mặc áo dày để chống lạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi tắm không khí nên mặc ít quần áo hoặc quần áo mỏng.

Câu 4: Điều nào sau đây cần lưu ý khi tắm không khí?

A. Tránh tắm không khí trong những ngày mưa phùn, gió lạnh.

B. Vào mùa đông không nên tắm không khí ở trong nhà, nơi có không khí lưu thông.

C. Nếu xuất hiện cảm giác như rét run, nổi da gà thì không nên dừng tắm ngay.

D. Nên tắm khi mệt mỏi vì tắm không khí giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi tắm không khí nếu xuất hiện cảm giác như rét run, nổi da gà thì nên dừng tắm ngay, tránh tắm không khí trong những ngày mưa phùn, gió lạnh, vào mùa đông nên tắm không khí ở trong nhà, nơi có không khí lưu thông, không nên tắm khi cơ thể mệt mỏi, sốt cao, …

Câu 5: Đâu là tác dụng của tắm nước (đặc biệt là nước lạnh)?

A. Tốt cho hệ thống mạch máu, tăng cường tuần hoàn.

B. Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất.

C. Giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tắm nước giúp: Tốt cho hệ thống mạch máu, tăng cường tuần hoàn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Câu 6: Điều nào sau đây cần lưu ý khi tắm nước?

A. Thời gian rèn luyện với nước lạnh tốt nhất là bắt đầu từ mùa thu (không khí mát lạnh sẽ càng giúp ích cho việc tắm nước).

B. Khi mới rèn luyện nên bắt đầu bằng nước ấm (25-30 độ).

C. Sau khi rèn luyện bằng nước ấm thì hạ dần nhiệt độ đến dưới 15 độ, mỗi ngày hạ không quá 1 độ.

D. Nên tắm khi mệt mỏi vì tắm nước giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi tắm nước cần lưu ý: Thời gian rèn luyện với nước lạnh tốt nhất là bắt đầu từ mùa thu, khi mới rèn luyện nên bắt đầu bằng nước ấm (25-30 độ), sau khi rèn luyện bằng nước ấm thì hạ dần nhiệt độ đến mức phù hợp với cơ thể của mình, mỗi ngày hạ không quá 1 độ, không nên tắm khi cơ thể mệt mỏi vì dễ dẫn đến cảm lạnh.

Câu 7: Tắm nắng là phương pháp gì?

A. Phương pháp lợi dụng tính chất lí, hóa của không khí để rèn luyện sức khỏe.

B. Phương pháp lợi dụng tính chất lí, hóa của nước để rèn luyện sức khỏe.

C. Phương pháp lợi dụng tính chất lí, hóa của nắng để rèn luyện sức khỏe.

D. Phương pháp lợi dụng tính chất lí, hóa của đất để rèn luyện sức khỏe.

Đáp án: C

Giải thích:

- Phương pháp tắm nắng là phương pháp lợi dụng tính chất lí, hóa của tia nắng như ánh sáng hồng ngoại, tia cực tím, bức xạ mặt trời, … để rèn luyện sức khỏe.

Câu 8: Một số tác dụng của tắm nắng?

A. Tăng cường vitamin D tự nhiên, tăng cường sức khỏe cơ xương.

B. Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng cường lưu thông máu.

C. Cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần vui vẻ, sang khoái.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tắm nắng giúp: Tăng cường vitamin D tự nhiên, tăng cường sức khỏe cơ xương, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần vui vẻ, sảng khoái.

Câu 9: Điều nào sau đây cần lưu ý khi tắm nắng?

A. Nên tắm nắng qua cửa kính.

B. Cần đeo kính mát để bảo vệ mắt.

C. Nên tắm qua nước trước khi tắm nắng.

D. Không nên sử dụng kem chống nắng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi tắm nắng cần lưu ý: Không được tắm qua nước trước khi tắm nắng, không nên tắm nắng qua cửa kính vì phần lớn tia tử ngoại không đi qua được cửa kính, nên đeo kính mát để bảo vệ mắt và bôi kem chống nắng để bảo vệ da.

Câu 10: Các chất dinh dưỡng thuộc nhóm chất sinh năng lượng?

A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.

B. Vitamin, khoáng chất.

C. Chất bột đường, vitamin, khoáng chất.

D. Chất đạm, chất béo, vitamin.

Đáp án: A

Giải thích:

- Các chất dinh dưỡng thuộc nhóm chất sinh năng lượng bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo.

Câu 11: Các chất dinh dưỡng thuộc nhóm chất không sinh năng lượng?

A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.

B. Vitamin, khoáng chất.

C. Chất bột đường, vitamin, khoáng chất.

D. Chất đạm, chất béo, vitamin.

Đáp án: B

Giải thích:

- Các chất dinh dưỡng thuộc nhóm chất không sinh năng lượng bao gồm vitamin, khoáng chất.

Câu 12: Nguồn cung cấp chất đạm chính trong nhóm chất sinh năng lượng?

A. Các loại thịt, cá, trứng, dầu thực vật, tôm, cua, …

B. Các loại mỡ động vật, các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, …

C. Các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, lạc, vừng, …

D. Các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò, ...) và dầu thực vật (lạc, vừng, …).

Đáp án: C

Giải thích:

- Nguồn cung cấp chất đạm chính trong nhóm chất sinh năng lượng là các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, lạc, vừng, …

Câu 13: Nguồn cung cấp chất béo chính trong nhóm chất sinh năng lượng?

A. Các loại thịt, cá, trứng, dầu thực vật, tôm, cua, …

B. Các loại mỡ động vật, các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, …

C. Các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, lạc, vừng, …

D. Các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò, ...) và dầu thực vật (lạc, vừng, …).

Đáp án: D

Giải thích:

- Nguồn cung cấp chất béo chính trong nhóm chất sinh năng lượng là các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò, ...) và dầu thực vật (lạc, vừng, …).

Câu 14: Nguồn cung cấp chất bột đường chính trong nhóm chất sinh năng lượng?

A. Các loại thịt, cá, trứng, dầu thực vật, tôm, cua, …

B. Các loại trái cây, rau củ, sữa, các loại hạt, yến mạch, …

C. Các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, lạc, vừng, …

D. Các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò, ...) và các loại sữa, hạt, yến mạch, …

Đáp án: B

Giải thích:

- Nguồn cung cấp chất bột đường chính trong nhóm chất sinh năng lượng là các loại trái cây, rau củ, sữa, các loại hạt, yến mạch, …

Câu 15: Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chính trong nhóm chất không sinh năng lượng?

A. Các loại thịt, cá, trứng, dầu thực vật, tôm, cua, …

B. Các loại trái cây, rau củ, sữa, các loại hạt, yến mạch, …

C. Các loại rau, củ, trái cây, rong biển, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, …

D. Các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò, ...) và các loại sữa, hạt, yến mạch, …

Đáp án: C

Giải thích:

- Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chính trong nhóm chất không sinh năng lượng là các loại rau, củ, trái cây, rong biển, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, …

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển cơ bản và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật chạy nghiêng và kĩ thuật di chuyển dẫn bóng

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ chuyền bóng một tay trên vai

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao

1 346 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: