TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.

1 730 04/01/2024
Tải về


Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao

Câu 1: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao là sự kết hợp giữa:

A. Kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ một tay trước ngực.

B. Kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ hai tay trước ngực.

C. Kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ một tay trên cao.

D. Kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ hai tay trên cao.

Đáp án: C

Giải thích:

- Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao là sự kết hợp giữa kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ một tay trên cao.

Câu 2: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao thường được sử dụng để làm gì?

A. Để dẫn bóng áp sát rổ đối phương, ném rổ ở cự li trung bình và gần.

B. Để dẫn bóng áp sát rổ đối phương, ném rổ ở cự li xa và gần.

C. Để dẫn bóng áp sát rổ đối phương, ném rổ ở cự li trung bình và xa.

D. Để dẫn bóng đến sân đối phương, ném rổ ở cự li trung bình và gần.

Đáp án: A

Giải thích:

- Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao thường được sử dụng để dẫn bóng áp sát rổ đối phương, ném rổ ở cự li trung bình và gần.

Câu 3: Chọn phát biểu không đúng?

A. Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao thường được sử dụng để dẫn bóng áp sát rổ đối phương, ném rổ ở cự li trung bình và gần.

B. Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao là sự kết hợp giữa kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ hai bước trên cao.

C. Phạm luật Chạy bước khi VĐV cầm bóng trên tay và di chuyển quá hai bước.

D. Khi phạm Luật Chạy bước, đối phương được phát bóng biên ở vị trí ngoài đường biên, gần nhất với điểm xảy ra tình huống phạm luật.

Đáp án: B

Giải thích:

- B sai vì: Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao là sự kết hợp giữa kĩ thuật di chuyển dẫn bóng với kĩ thuật ném rổ một tay trên cao.

Câu 4: Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, ở lần dẫn cuối cùng, cần thực hiện đập bóng như thế nào?

A. Đập bóng nhanh hơn bình thường.

B. Đập bóng nhẹ hơn bình thường.

C. Đập bóng chậm hơn bình thường.

D. Đập bóng mạnh hơn bình thường.

Đáp án: D

Giải thích:

- Ở lần dẫn cuối cùng, cần thực hiện đập bóng mạnh hơn bình thường.

Câu 5: Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, ở lần dẫn cuối cùng, chân nào đạp mạnh đất và bật lên không?

A. Chân nghịch với tay ném rổ.

B. Chân thuận với tay ném rổ.

C. Chân trái.

D. Chân phải.

Đáp án: A

Giải thích:

- Chân nghịch với tay ném rổ đạp mạnh đất và bật lên không.

Câu 6: Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, hai tay đưa ra bắt bóng khi:

A. Người đang chuẩn bị bật nhảy.

B. Người đang đáp đất.

C. Người đang ở trên không.

D. Người vừa đáp đất.

Đáp án: C

Giải thích:

- Hai tay đưa ra bắt bóng khi người đang ở trên không.

Câu 7: Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, lúc chân lăng chạm đất thì hai tay:

A. Đưa bóng về trước ngực.

B. Đưa bóng ra sau lưng.

C. Đưa bóng sang trái.

D. Đưa bóng sang phải.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi chân lăng chạm đất thì hai tay đưa bóng ra trước ngực.

Câu 8: Theo luật Chạy bước, khi nào VĐV ngã, nằm hoặc ngồi trên sân là phạm luật?

A. VĐV lăn hoặc đứng lên trong khi đang cầm bóng.

B. VĐV ngã xuống và trượt trên mặ sân khi cầm bóng.

C. VĐV giành được quyền kiểm soát bóng khi đang nằm hoặc ngồi.

D. Cả B và C.

Đáp án: A

Giải thích:

- VĐV ngã, nằm hoặc ngồi trên sân:

+ Hợp lệ khi: VĐV ngã xuống và trượt trên mặt sân trong khi cầm bóng, giành được quyền kiểm soát bóng khi đang ngồi hoặc nằm.

+ Phạm luật khi: VĐV lăn hoặc đứng lên trong khi đang cầm bóng.

Câu 9: Theo luật Chạy bước, khi nào VĐV ngã, nằm hoặc ngồi trên sân là hợp lệ?

A. VĐV lăn hoặc đứng lên trong khi đang cầm bóng.

B. VĐV ngã xuống và trượt trên mặ sân khi cầm bóng.

C. VĐV giành được quyền kiểm soát bóng khi đang nằm hoặc ngồi.

D. Cả B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

- VĐV ngã, nằm hoặc ngồi trên sân:

+ Hợp lệ khi: VĐV ngã xuống và trượt trên mặt sân trong khi cầm bóng, giành được quyền kiểm soát bóng khi đang ngồi hoặc nằm.

+ Phạm luật khi: VĐV lăn hoặc đứng lên trong khi đang cầm bóng.

Câu 10: Trong kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, khi chân cùng bên tay ném rổ nâng cao ra trước, góc giữa đùi và thân người khoảng bao nhiêu độ?

A. 30o.

B. 60 o.

C. 45 o.

D. 90 o.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi chân cùng bên tay ném rổ nâng cao ra trước, góc giữa đùi và thân người khoảng 90 o.

Câu 11: Trong kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, khi hai tay đưa bóng lên cao, cách trán khoảng bao nhiêu?

A. 10 – 15cm.

B. 15 – 20cm.

C. 20 – 25cm.

D. 25 – 30cm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi hai tay đưa bóng lên cao, cách trán khoảng 15 – 20cm.

Câu 12: Trong kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, khi cơ thể bật lên vị trí cao nhất thì:

A. Hạ đùi, tay ném rổ co tự nhiên, ra sau.

B. Hạ đùi, tay ném rổ co tự nhiên, ra trước.

C. Hạ đùi, tay ném rổ duỗi thẳng lên cao, ra trước.

D. Hạ đùi, tay ném rổ duỗi thẳng lên cao, ra sau.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi người bật đến vị trí cao nhất thì hạ đùi, tay ném rổ duỗi thẳng lên cao, ra trước.

Câu 13: Trong kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao, bóng rời tay cuối cùng ở các ngón tay nào?

A. Ngón trỏ và ngón giữa.

B. Ngón trỏ và ngón cái.

C. Ngón trỏ và ngón út.

D. Ngón trỏ và ngón áp út.

Đáp án: A

Giải thích:

- Bóng rời tay cuối cùng ở hai ngón tay: ngón trỏ và ngón giữa.

Câu 14: Khi tiếp đất, cần tiếp đất bằng chân như thế nào?

A. Tiếp đất bằng chân phải trước rồi đến chân trái.

B. Tiếp đất bằng chân trái rồi đến chân phải.

C. Tiếp đất bằng hai chân.

D. Tiếp đất bằng chân nào trước cũng được.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi tiếp đất, cần tiếp đất bằng hai chân cùng lúc.

Câu 15: Khi tiếp đất, cần làm gì để giảm xung lực, tránh chấn thương?

A. Hơi ngả người về trước.

B. Hơi ngả thân về sau.

C. Hơi khuỵu gối xuống.

D. Hai tay co tự nhiên.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi tiếp đất, cần hơi khuỵu gối xuống để giảm xung lực, tránh chấn thương.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ ném rổ hai tay trước ngực

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ chuyền bóng một tay trên vai

1 730 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: