TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (Cánh diều 2024): Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.

1 4372 lượt xem
Tải về


Bài 1. Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản

Câu 1. Môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi nào?

A. Poona

B. Bóng đá

C. Bóng rổ

D. Bóng chuyền

Đáp án: A

Giải thích:

Môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi Poona của Ấn Độ.

Câu 2. Liên đoàn Cầu lông Thế giới được thành lập năm nào?

A. 1931

B. 1932

C. 1933

D. 1934

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1934, Liên đoàn Cầu lông Thế giới được thành lập.

Câu 3. Môn Cầu lông được đưa vào vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Olympic năm nào?

A. 1934

B. 1980

C. 1992

D. 1994

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1992, môn Cầu lông được đưa vào vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Olympic.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Môn Cầu lông được du nhập vào Việt Nam bằng hai con đường.

B. Liên đoàn Cầu lông Thế giới đặt trụ sở chính tại London (Anh).

C. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Năm 1993, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông châu Á.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đặt trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

Câu 5. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập năm nào?

A. 1934

B. 1980

C. 1990

D. 1992

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1990, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập và đặt trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

Câu 6. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông Châu Á năm nào?

A. 1990

B. 1992

C. 1993

D. 1994

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1993, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông Châu Á.

Câu 7. Việt Nam tổ chức giải vô địch Cầu lông toàn quốc lần thứ nhất vào năm nào?

A. 1934

B. 1980

C. 1992

D. 1993

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1980, giải vô địch Cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

Câu 8. Quan sát hình dưới đây và cho biết đây là kĩ thuật cầm cầu nào?

A. Kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu

B. Kĩ thuật cầm cầu thuận tay

C. Kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu

D. Kĩ thuật cầm cầu trái tay

Đáp án: A

Giải thích:

Hình trên mô phỏng kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần trên của cánh cầu, các ngón tay còn lại co tự nhiên.

Câu 9. Quan sát hình dưới đây và cho biết đây là kĩ thuật cầm cầu nào?

A. Kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu

B. Kĩ thuật cầm cầu thuận tay

C. Kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu

D. Kĩ thuật cầm cầu trái tay

Đáp án: C

Giải thích:

Hình trên mô phỏng kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần thân của quả cầu, các ngón tay còn lại nối nhau, co lại tự nhiên.

Câu 10. Cho các động tác sau:

(1) Ngón tay cái và ngón tay trỏ tạo thành góc nhọn, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên ôm lấy cán vợt.

(2) Dùng tay thuận cầm vào mặt nghiêng, phần gần cuối của cán vợt.

(3) Ngón tay trỏ cách ngón tay giữa khoảng 1 cm.

(4) Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.

Sắp xếp các động tác sau sao cho đúng kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay?

A. (2) – (1) – (3) – (4).

B. (2) – (1) – (4) – (3).

C. (1) – (2) – (3) – (4).

D. (1) – (2) – (4) – (3).

Đáp án: A

Giải thích:

Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay: Dùng tay thuận cầm vào mặt nghiêng, phần gần cuối của cán vợt, ngón tay cái và ngón tay trỏ tạo thành góc nhọn, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên ôm lấy cán vợt. Ngón tay trỏ cách ngón tay giữa khoảng 1 cm, mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.

Câu 11. Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, có mấy tư thế chuẩn bị cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, có hai TTCB cơ bản:

- Tư thế chuẩn bị hai chân đứng song song

- Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau

Câu 12. Trong kĩ thuật di chuyển một bước tiến phải, trọng tâm rơi nhiều vào chân nào?

A. Chân trái

B. Chân phải

C. Cả hai chân

D. Giữa hai chân

Đáp án: B

Giải thích:

Trong kĩ thuật di chuyển một bước tiến phải:

Từ TTCB, chân trái làm trụ, xoay người sang phải, đồng thời bước chân phải lên trước, sang phải một bước chếch khoảng 45o so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thế chuẩn bị đánh cầu.

Câu 13. Trong kĩ thuật di chuyển một bước tiến phải, khi chân phải bước lên trước, sang phải một bước chếch khoảng góc bao nhiêu so với hướng chính diện?

A. 30o

B. 40o

C. 45o

D. 60o

Đáp án: C

Giải thích:

Trong kĩ thuật di chuyển một bước tiến phải:

Từ TTCB, chân trái làm trụ, xoay người sang phải, đồng thời bước chân phải lên trước, sang phải một bước chếch khoảng 45o so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thế chuẩn bị đánh cầu.

Câu 14. Trong kĩ thuật di chuyển một bước lùi phải, chân phải lùi về sau một bước rộng khoảng?

A. 30 – 45 cm

B. 45 – 50 cm

C. 50 – 60 cm

D. 60 – 75 cm

Đáp án: C

Giải thích:

Trong kĩ thuật di chuyển một bước lùi phải, chân phải lùi về sau một bước rộng khoảng 50 – 60 cm.

Câu 15. Trong kĩ thuật di chuyển một bước lùi trái, chân trái lùi về sau tạo với hướng chính diện một góc khoảng bao nhiêu?

A. 45o

B. 90o

C. 125o

D. 135o

Đáp án: D

Giải thích:

Trong kĩ thuật di chuyển một bước lùi trái, chân trái lùi về sau một bước rộng từ 50 – 60 cm, tạo thành góc khoảng 1350 so với hướng chính diện.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật đánh cầu thấp tay

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật giao cầu

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

Trắc nghiệm Bài 3: Kĩ thuật đánh cầu cao trái tay

Trắc nghiệm Bài 4: Kĩ thuật đánh cầu cao xa

1 4372 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: