TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kĩ thuật giao cầu
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Kĩ thuật giao cầu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.
Bài 1. Kĩ thuật giao cầu
Câu 1. Hai chân đứng như thế nào trong tư thế chuẩn bị của kĩ thuật giao cầu trái tay?
A. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước.
B. Đứng hai chân song song, rộng bằng vai.
C. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía sau.
D. Đứng hai chân song song, rộng bằng vai, gối hơi khuỵu.
Đáp án: A
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu trái tay:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hướng thẳng về hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt, mặt vợt thấp hơn tay cầm vợt và phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 90°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
Câu 2. Trong tư thế chuẩn bị của kĩ thuật giao cầu trái tay, cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng bao nhiêu?
A. 30o.
B. 60o.
C. 90o.
D. 125o.
Đáp án: C
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu trái tay:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hướng thẳng về hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt, mặt vợt thấp hơn tay cầm vợt và phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 90°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
Câu 3. Trong tư thế chuẩn bị của kĩ thuật giao cầu trái tay, động tác nào chưa đúng?
A. Tay không thuận nắm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt.
B. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 90°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
C. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân.
D. Trọng tâm rơi vào chân sau, thân người hướng thẳng về hướng giao cầu.
Đáp án: D
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu trái tay:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hướng thẳng về hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt, mặt vợt thấp hơn tay cầm vợt và phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 90°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
- Thực hiện: Tay không thuận thả cầu đồng thời tay thuận đưa vợt ra sau bên tay không thuận, sau đó dùng lực cổ tay lăng vợt từ sau ra trước tiếp xúc đánh cầu đi. Vị trí tiếp xúc cầu phía trước, cách thân người khoảng 40 cm dưới thắt lưng người giao cầu.
- Kết thúc: Tay thuận duỗi dừng cổ tay, trọng tâm rơi vào chân trước.
Câu 4. Đâu là lưu ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu trái tay?
A. Đảm bảo vị trí của mặt vợt so với tay cầm vợt đúng quy định.
B. Vị trí tiếp xúc cầu phù hợp khi giao cầu.
C. Kiểm soát lực cổ tay.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Một số lưu ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu trái tay: Đảm bảo vị trí của mặt vợt so với tay cầm vợt; vị trí tiếp xúc cầu phù hợp khi giao cầu; kiểm soát lực cổ tay.
Câu 5. “Khi thực hiện kĩ thuật giao cầu trái tay, vị trí tiếp xúc cầu ở phía trước, cách thân người khoảng … dưới thắt lưng người giao cầu”.
Điền vào chỗ trống?
A. 20 cm
B. 30 cm
C. 40 cm
D. 50 cm
Đáp án: C
Giải thích:
Vị trí tiếp xúc cầu phía trước, cách thân người khoảng 40 cm dưới thắt lưng người giao cầu.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi thực hiện kĩ thuật giao cầu trái tay ở tư thế chuẩn bị?
A. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, tay không thuận cầm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt.
B. Tay thuận cầm vợt, tay không thuận cầm vợt.
C. Thân người hướng thẳng về hướng giao cầu.
D. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc 45°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
Đáp án: D
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu trái tay:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hướng thẳng về hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phần cánh cầu, tay thuận cầm vợt, mặt vợt thấp hơn tay cầm vợt và phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 90°, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
Câu 7. Hình sau mô phỏng kĩ thuật nào?
A. Kĩ thuật đánh cầu thấp thuận tay
B. Kĩ thuật đánh cầu thấp trái tay
C. Kĩ thuật giao cầu thuận tay
D. Kĩ thuật giao cầu trái tay
Đáp án: C
Giải thích:
Hình trên mô phỏng kĩ thuật giao cầu thuận tay.
Kĩ thuật giao cầu thuận tay:
- TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía sau, hai chân cách nhau khoảng hơn một bàn chân. Mũi bàn chân trước thẳng với hướng giao cầu, bàn chân sau xoay ngang khoảng 90° so với hướng giao cầu. Trọng tâm rơi vào chân sau vai theo hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phía trước, tay thuận cầm vợt ở phía sau mặt vợt cao hơn vai.
- Thực hiện: Tay không thuận thả cầu, lúc này, trọng tâm chuyển từ chân sau lên chân trước, đồng thời tay thuận nhanh chóng lăng vợt từ trên xuống dưới, từ sau ra trước tiếp xúc đánh cầu đi. Vị trí tiếp xúc cầu ở chếch trước bên phải, cách thân người khoảng 60 - 70 cm.
- Kết thúc: Tay thuận tiếp tục lăng vợt lên trên và sang phía tay không thuận, gấp khuỷu tay, thân người hơi ngả về phía trước, trọng tâm rơi vào chân trước.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi thực hiện kĩ thuật giao cầu thuận tay?
A. Tay không thuận thả cầu, lúc này, trọng tâm chuyển từ chân sau lên chân trước.
B. Vị trí tiếp xúc cầu ở chếch trước bên phải, cách thân người khoảng 40 cm.
C. Thực hiện động tác lăng vợt từ trên xuống dưới, từ sau ra trước tiếp xúc đánh cầu đi.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: B
Giải thích:
Vị trí tiếp xúc cầu ở chếch trước bên phải, cách thân người khoảng 60 - 70 cm.
Câu 9. Hai chân đứng như thế nào trong tư thế chuẩn bị của kĩ thuật giao cầu thuận tay?
A. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía trước.
B. Đứng hai chân song song, rộng bằng vai.
C. Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía sau.
D. Đứng hai chân song song, rộng bằng vai, gối hơi khuỵu.
Đáp án: C
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu thuận tay:
- TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân bên tay thuận ở phía sau, hai chân cách nhau khoảng hơn một bàn chân. Mũi bàn chân trước thẳng với hướng giao cầu, bàn chân sau xoay ngang khoảng 90° so với hướng giao cầu. Trọng tâm rơi vào chân sau vai theo hướng giao cầu. Tay không thuận cầm cầu ở phía trước, tay thuận cầm vợt ở phía sau mặt vợt cao hơn vai.
Câu 10. Đâu là chú ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu thuận tay?
A. Kiểm soát mặt vợt so với tay cầm và vai.
B. Xác định vị trí tiếp xúc cầu phù hợp khi giao cầu.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu thuận tay: Kiểm soát mặt vợt so với tay cầm và vai; xác định vị trí tiếp xúc cầu phù hợp khi giao cầu.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi thực hiện kĩ thuật giao cầu?
A. Xác định vị trí tiếp xúc cầu phù hợp khi giao cầu.
B. Người giao cầu và người nhận giao cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu và ô nhận giao cầu.
C. Mặt vợt của người giao cầu phải tiếp xúc đầu tiên vào thân cầu.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C
Giải thích:
Mặt vợt của người giao cầu phải tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu.
Câu 12. Tại thời điểm đánh quả cầu, mặt vợt của người giao cầu phải?
A. Thấp hơn tay cầm vợt dưới thắt lưng người giao cầu.
B. Cao hơn tay cầm vợt và cao hơn thắt lưng người giao cầu.
C. Ngang với tay cầm vợt
D. Mặt vợt để tự nhiên.
Đáp án: A
Giải thích:
Tại thời điểm đánh quả cầu, mặt vợt của người giao cầu phải thấp hơn tay cầm vợt dưới thắt lưng người giao cầu.
Câu 13. Trong kĩ thuật giao cầu trái tay, cẳng tay và cánh tay của người giao cầu tạo thành góc?
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 90o
Đáp án: D
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu trái tay: Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc khoảng 900, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
Câu 14. Chọn phát biểu sai về quy định cơ bản về giao cầu?
A. Mặt vợt của người giao cầu phải thấp hơn tay cầm vợt dưới thắt lưng người giao cầu.
B. Mặt vợt của người giao cầu phải tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu.
C. Khi giao cầu, cả người giao cầu và người nhận cầu đứng ở vị trí bất kì.
D. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi.
Đáp án: C
Giải thích:
C sai vì: Khi giao cầu, người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu và ô nhận giao cầu đối diện theo đường chéo.
Câu 15. Kết thúc kĩ thuật giao cầu thuận tay, trọng tâm rơi vào đâu?
A. Chân trước
B. Chân sau
C. Chân bên tay không thuận
D. Cả hai chân
Đáp án: A
Giải thích:
Kĩ thuật giao cầu thuận tay:
- Kết thúc: Tay thuận tiếp tục lăng vợt lên trên và sang phía tay không thuận, gấp khuỷu tay, thân người hơi ngả về phía trước, trọng tâm rơi vào chân trước.
Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay
Trắc nghiệm Bài 3: Kĩ thuật đánh cầu cao trái tay
Trắc nghiệm Bài 4: Kĩ thuật đánh cầu cao xa
Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật đập cầu
Trắc nghiệm Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo