TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kĩ thuật dẫn bóng và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.

1 413 lượt xem
Tải về


Bài 1: Kĩ thuật dẫn bóng và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân

Câu 1. Đối với Sân bóng đá 11 người, sân được phủ:

A. Cỏ tự nhiên.

B. Cỏ nhân tạo.

C. Cát.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đối với sân bóng đá 11 người, sân cỏ tự nhiên hoặc cỏ nhân tạo hình chữ nhật.

Câu 2. Đường biên dọc có chiều dài tối đa là bao nhiêu mét?

A. 90m.

B. 100m.

C. 120 m.

D. 125 m.

Đáp án: C

Giải thích:

Chiều dài của sân (đường biên dọc) có kích thước từ 90 – 120m.

Câu 3. Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, chân nào là chân trụ?

A. Chân trái.

B. Chân phải.

C. Chân không thuận.

D. Chân thuận.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, chân không thuận đặt trước và chân trước là chân trụ.

Câu 4. Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, sau khi đẩy bóng đi thì chân nào là chân trụ?

A. Chân trái.

B. Chân phải.

C. Chân không thuận.

D. Chân thuận.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, sau khi đẩy bóng đi, chân thuận chạm mặt sân, chân không thuận bước lên một bước, đặt làm trụ.

Câu 5. Đâu là chú ý khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân?

A. Đảm bảo tiếp xúc bóng đúng vị trí của mu giữa bàn chân.

B. Lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độ chạy.

C. Bước chân không bị quá dài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, cần chú ý đảm bảo tiếp xúc bóng đúng vị trí của mu giữa bàn chân, lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độ chạy, bước chân không bị quá dài.

Câu 6. Kỹ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng khi nào?

A. Khi dừng bóng bổng và có độ vòng cung nhỏ.

B. Khi dừng bóng bổng và có độ vòng cung lớn.

C. Khi dừng bóng lăn sệt và bước chân không bị quá tải.

D. Khi dừng bóng lăn sệt và bước chân bị quá tải.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi dừng bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng khi dừng bóng bổng, có độ vòng cung lớn.

Câu 7. Đối với đường bóng lăn sệt, khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân: Từ TTCB, khi bóng lăn tới gần, chuyển trọng tâm sang chân trụ, chân lăng đưa ra trước đón bóng, đầu gối và bàn chân hướng như thế nào?

A. Thẳng hướng bóng đến.

B. Ngược hướng bóng đến.

C. Chếch bên phải hướng bóng đến.

D. Chếch bên trái hướng bóng đến.

Đáp án: A

Giải thích:

- Đối với đường bóng lăn sệt, khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân: Từ TTCB, khi bóng lăn tới gần, chuyển trọng tâm sang chân trụ, chân lăng đưa ra trước đón bóng, đầu gối và bàn chân thẳng hướng bóng đến.

Câu 8. Đối với đường bóng lăn sệt, khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân, cần làm gì để hoãn xung khi tiếp xúc bóng?

A. Chân lăng kéo về sau ngược hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng.

B. Chân lăng kéo về sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng.

C. Chân lăng kéo về sau ngược hướng bóng đến với tốc độ nhanh hơn tốc độ bay của bóng.

D. Chân lăng kéo về sau theo hướng bóng đến với tốc độ nhanh hơn tốc độ bay của bóng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Đối với đường bóng lăn sệt, khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân, chân lăng kéo về sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng.

Câu 9. Đối với đường bóng bổng, khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân, cần làm gì để hoãn xung?

A. Khi bóng gần chạm mu bàn chân, thực hiện nâng đùi, đưa chân ra sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng, duỗi bàn chân tiếp xúc bóng, đồng thời hạ xuống.

B. Khi bóng gần chạm mu bàn chân, thực hiện hạ đùi, đưa chân ra sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng, duỗi bàn chân tiếp xúc bóng, đồng thời nhấc lên.

C. Khi bóng gần chạm mu bàn chân, thực hiện hạ đùi, đưa chân ra sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng, duỗi bàn chân tiếp xúc bóng, đồng thời hạ xuống.

D. Khi bóng gần chạm mu bàn chân, thực hiện hạ đùi, đưa chân ra trước theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng, duỗi bàn chân tiếp xúc bóng, đồng thời hạ xuống.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi bóng gần chạm mu bàn chân, thực hiện hạ đùi, đưa chân ra sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng, duỗi bàn chân tiếp xúc bóng, đồng thời hạ xuống để hoãn xung.

Hình 1. Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân

Câu 10. Đâu là lưu ý khi thực hiện kỹ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân?

A. Khi chuẩn bị đón bóng, bàn chân lăng xoay ra ngoài sao cho lòng bàn chân vuông góc với hướng bóng đến.

B. Đưa chân ra sau theo hướng bóng đến để hoãn xung.

C. Giữ tư thế thân người thăng bằng trong quá trình thực hiện động tác

D. Đáp án B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi thực hiện kỹ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân, cần lưu ý: Giữ tư thế thân người thăng bằng trong quá trình thực hiện động tác, đua chân ra sau theo hướng bóng đến để hoãn xung.

Câu 11. Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, các đường kẻ trên sân rộng bao nhiêu?

A. 12 cm.

B. 13 cm.

C. 14 cm.

D. 15 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, các đường kẻ trên sân rộng 12 cm.

Câu 12. Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, cung phạt góc có số đo như thế nào?

A. Có đường kính 1,5 m.

B. Có bán kính 1,5 m.

C. Có bán kính 1m.

D. Có đường kính 1m.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, cung phạt góc có bán kính 1m.

Câu 13. Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, đường tròn giữa sân có số đo như thế nào?

A. Đường kính 9,15 m.

B. Bán kính 9,15 m.

C. Bán kính 9,15 dm.

D. Đường kính 9,15 dm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, đường tròn giữa sân có số đo bán kính 9,15m.

Câu 14. Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, bóng được sử dụng chất liệu gì?

A. Sợi nilon.

B Vải cotton.

C. Cao su đàn hồi.

D. Cao su tổng hợp.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, bóng được làm bằng chất liệu cao su tổng hợp.

Câu 15. Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, bóng có chu vi bao nhiêu?

A. 58 – 60cm.

B. 68 – 70cm.

C. 78 – 80cm.

D. 88 – 90cm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Trong quy định về thi đấu bóng đá 11 người, bóng được làm bằng chất liệu cao su tổng hợp, có chu vi 68 – 70cm, có trọng lượng 410 – 450g.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật dừng bóng bằng đùi

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật tại chỗ ném biên và kĩ thuật bắt bóng lăn sệt

Trắc nghiệm Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu

1 413 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: