Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 562 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (ngắn nhất)

A. Soạn bài Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học ngắn gọn:

Đề 1: Thuyết minh về một tác phẩm văn học: Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

I. Dàn bài

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

2. Thân bài:

a. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

b. Thể loại cáo

- Một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Hoa.

- Được viết bằng chữ Hán, có thể được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần nhưng phổ biến hơn cả là văn biền ngẫu.

- Cáo là thể văn thường được vua, chúa hoặc thủ lĩnh dùng để thông báo rộng rãi tới toàn thể mọi người một sự việc hay một vấn đề trọng đại nào đó.

- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, lập luận sắc bén và lí lẽ thuyết phục.

c. Bố cục: Gồm bốn đoạn:

- Đoạn một: nêu lên luận đề chính nghĩa để làm cơ sở, nền tảng vững chắc cho bài cáo.

- Đoạn hai: vạch rõ những tội ác man rợn, dã man của kẻ thù và làm bật nổi ý chí và lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta

- Đoạn ba: tái hiện lại một cách chân thực, sâu sắc và rõ nét quá trình chiến đấu, chinh phạt với thật nhiều những khó khăn, vất vả và sự tất thắng của quân và dân ta.

- Đoạn bốn: lời tuyên bố độc lập, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

d. Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

- Kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa và hợp lí giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chương với nhiều hình ảnh độc đáo, hấp dẫn.

- Giọng điệu hết sức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với từng nội dung mà báo cáo thể hiện – tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc, căm phẫn khi vạch rõ tội ác của kẻ thù, trịnh trọng, nghiêm trang khi tuyên bố độc lập,…

3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của văn bản trong nền văn học và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài minh hoạ

Nguyễn Trãi là một trong những nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Ông là một con người tài hoa, xuất chúng không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn trong cả thi ca, văn học. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông chính là tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

“Bình Ngô đại cáo” được viết bởi Nguyễn Trãi khi ông thừa lệnh của lãnh tụ Lê Lợi sau chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, công bố trước nhân dân về nền độc lập dân tộc và ca ngợi chiến thắng hào hùng của đất nước ta. Tác phẩm được xem như là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta, mở ra một thời kỳ độc lập, đập tan đi cái bóng đen u tối và mở ra một thời kỳ thịnh vượng, tươi sáng phía trước của dân tộc.

“Bình Ngô đại cáo” là thể cáo bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa cổ đại. Ngược dòng thời gian, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thể cáo đã từng là một thể loại văn học thịnh hành một thời, là thể văn thường được vua, chúa, thủ lĩnh thông báo tới toàn thể nhân dân hay là quan lại dùng để trình bày, báo cáo, kiến nghị lên cấp trên của mình. Bằng với tài hoa của mình, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhuần nhuyễn lối văn biền ngẫu cùng kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sáo để hoàn thành bài cáo này. Có thể nói, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ hội tụ đầy đủ những yếu tố căn bản nhất của thể cáo mà còn là kết tinh của tinh hoa văn học nước nhà.

Bài cáo được chia làm bốn phần. Phần một là nêu lên tư tưởng nhân nghĩa phát xuất từ trong chính tầng lớp nhân dân. Phần hai là vạch trần, là tố cáo tội ác dã man, sự tàn bạo, điên cuồng của bọn giặc Minh khi chúng lấy việc sát hại sinh mệnh của con người như thú vui của mình. Từ đó, làm nổi bật lên sự căm phẫn trong làn sóng đấu tranh của nhân dân, tinh thần yêu nước bất khuất và ý chí chiến đấu sục sôi trong huyết mạch của con cháu Lạc Hồng. Phần ba là tái hiện là quá trình thành lập, chinh chiến với khởi đầu vất vả, khốn khó của nghĩa quân cũng như nổi bật lên tài trí chiêu mộ quân sĩ, tập hợp lương thảo của lãnh tụ Lê Lợi. Nhờ vậy mà quân ta từng bước từng bước chiếm cứ được tiên cơ, giành được thắng lợi huy hoàng và ép quân Minh phải thừa nhận thua cuộc, rút quân về nước. Và phần cuối là lời tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, kết thúc những năm tháng tang thương, đau khổ của quân và dân, khẳng định lại nền độc lập, hòa bình của dân tộc cũng như niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước.

Là một tác phẩm thành công về nội dung và ấn tượng về nghệ thuật. Bài cáo là sự kết hợp độc đáo và nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và trữ tình cùng với những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sinh động, để lại trong tâm trí người đọc ấn tượng đậm nét. Bài cáo mang giọng ca hào hùng, linh hoạt, đầy tự hào khi kể về truyền thống văn hóa, khi nói về lịch sử chiến đấu của dân ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

“Bình Ngô đại cáo” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam trong chiều dài của văn học lịch sử nước nhà. Với tác phẩm này, Nguyễn Trãi xứng đáng trở thành một danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc và là niềm tự hào, là vị trí hướng đến của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam chân chính.

Đề 2: Thuyết minh về một tác giả văn học: Nguyễn Du

I. Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Du.

- Nguyễn Du nổi tiếng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa mà cả thế giới biết đến.

- Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cùng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.

Thân bài

1. Cuộc đời

- Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.

- Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.

- Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.

- Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.

- Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

- Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.

- Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.

- Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.

- Được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Kết bài

- Nguyễn Du là một trong những thi sĩ góp công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Ông xứng đáng là đại thi hào tài hoa trong nền văn học nước nhà.

II. Bài minh hoạ

Nguyễn Du danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thìa nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.

Ông sống trong thời kỳ rối ren khi có cả triều đó là Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn. Ông có lí tưởng sống và hoài bão nhưng cuộc đời lại sóng gió liên miên, Nguyễn Du đứng giữa giông tố cuộc đời và nhiều giai đoạn biến cố nên đã viết ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Ông có ba tập thơ chữ Hán đó là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có một số tác phẩm nổi tiếng như Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) cùng các sáng tác đậm chất dân gian khác.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu. Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.

Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà.

Đề 3: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

- Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

II. Bài minh hoạ

Trương Hán Siêu sinh năm (?-1354). Tự là Thăng Phủ, người làng Phúc An, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, là một danh sĩ thời Trần. Năm 1351 ông được thăng tham tri chính sự. Khi mất ông được vua tặng tước Thái Bảo,Thái phó và được thở ở Văn Miếu (Hà Nội). Trương Hán Siêu được người đời nhận xét là một người có tình tình cương trực, hào phóng có tâm hồn lãng mạn, thích đi du ngoạn và tìm cho mình một phong cảnh tuyệt vời. Và ông đã tìm đến Phú sông Bạch Đằng để ngắm cảnh thiên nhiên ở đây.

Như ta đã biết, Phú sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán và năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông - Nguyên.

Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, Bùi Văn Nguyên đã dịch khá thành công áng văn này. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục, hoặc tính tình. Mỗi bài phú thường bao gồm bốn phần. Ở bài Phú sông Bạch Đằng cũng không ngoại lệ, phần một của bài phú này từ đầu cho đến tiếc thay dấu vết luống còn lưu, phần này giới thiệu về nhân vật khách khi du ngoại ở sông Bạch Đằng. Với câu thơ “Khách” có kẻ trong bài phú là nơi nhà cao ghế tựa, trưa mùa hạ nắng nóng, áo trong ngắn, làn nước biếc. “Khách” ở đây Mạch Đình Chi đã biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Trương Hán Siêu là một danh sĩ nổi tiếng, với chín câu đầu cho ta thấy Trương Hán Siêu có tâm hồn hiểu biết rộng, có chí khí lớn, ham thích với cuộc sống phong ba cùng thiên nhiên mây gió, thích thú tiêu dao và tâm hồn tự do. Đêm thì “chơi trăng” ngày thì “sớm gõ thuyền chờ Vũ Nguyệt”. Các danh lam thắng cảnh trong bài phú như: Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “Giang hồ” của mình, bên cạnh đó với đoạn thơ:

Đầm vân mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều

Bát ngát song kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Đã nói lên cảnh đẹp hùng vĩ, bát ngát ngoài ra còn thể hiện được cảnh đẹp đó là một danh lam thắng cảnh của đất nước. Qua phần hai “từ đoạn tiếp theo cho đến hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã”. Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện bô lão, các bô lão đã đón tiếp khách rất chu đáo và hiếu khách. Các bô lão là người kể chuyện và cũng là người bình luận những chiến tích xưa. Đặc biệt hơn, các bô lão cũng là người đã từng tham gia trận chiến và nhân vật “Khách” đã đối thoại để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình với các bô lão xuất hiện giữa lúc nhân vật “Khách” đang ngậm ngùi nhớ tiếc. Với giọng kể hào hùng, rành rọt và sôi nổi như đang diễn ra chiến tranh vậy. Đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Phần ba là tiếp theo cho đến nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Lời bình của các bô lão đã nhấn mạnh những trận chiến lẫy lừng và các nhân tài, đồng thời đã mang ý nghĩa tổng kết giống như tuyên ngôn chân lý. Phần bốn là phần còn lại. Đây là lời bình của nhân vật khách, đây là lời tiếp nối lời các bô lão, là bài ca ngợi sự anh minh của vị thánh quân, ca ngợi giá trị của những chiến công, đem lại nền thái bình muôn thuở. Tiếp nối phần bình luận của các vị bô lão về lịch sử. Hai câu cuối của bài ca này là lời kết thúc một chân lý về mối quan hệ giữa đất hiểm và người tài.

Qua bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho ta đây là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và là niềm tự hào cho dân tộc, tự hào truyền thống đạo lý, nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cập vai trò và vị trí của con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận 

Soạn bài Truyện Kiều – Phần một: tác giả 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Trao duyên)

1 562 10/03/2022
Tải về