Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 505 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) (ngắn nhất)  

A. Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Các từ "vội", "xăm xăm", "băng" mang hàm nghĩa: Một phần diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, một phần diễn tả động tác vội vàng, khẩn trương đi theo tiếng gọi của tình yêu bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Không gian bên ngoài tràn ngập ánh trăng sáng

- Thư phòng lung linh ánh nến, đậm đà mùi hương

- Vật đính ước và thề nguyền: "tiên thề" (tờ giấy để viết lời thề), "tóc mây" và "dao vàng".

=> Không gian thơ mộng, thiêng liêng, có mặt trăng ánh nến chứng giám, có lời thề nguyện được ghi lại và có vật đính ước khắc cốt ghi tâm. Trong đó, hai nhân vật đều rất đỗi trân trọng, nâng niu, đồng điệu với nhau và giữ gìn lễ nghi trong sáng.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Quan niệm về tình yêu của Kiều qua đoạn Thề nguyền: Tình yêu chân thành, chủ động, thiêng liêng, sắt son, chung thủy.

- Những kỉ vật trong đêm thề nguyền lại xuất hiện trong đêm Kiều trao duyên cho Vân: vì tình yêu thiêng liêng, sâu nặng như thế nên khi phải chọn chữ hiếu, hi sinh chữ tình, Kiều vẫn tìm cách để cố gắng thực hiện lời thề nguyện bằng cách trao duyên, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài làm văn số 6 

Soạn bài Văn bản văn học 

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối 

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Soạn bài Các thao tác nghị luận                      

1 505 10/03/2022
Tải về