Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 552 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) (ngắn nhất)

A. Soạn bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viênngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa:

- Ý kiến B và D: đều đúng bởi truyện đã giới thiệu, Tử Văn là một người có tính khảng khái, nóng nảy, cương trực, diệt trừ hồn ma của tên giặc cũng là diệt trừ kẻ thù cho đất nước, để nhân dân được sống yên ổn.

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

* Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên:

- Ý kiến A: thể hiện niềm tin của con người trung đại vào việc có một thế giới khác công bằng.

- Ý kiến B: thể hiện khát vọng công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

- Ý kiến C: nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào

- Ý kiến D: khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

Ý kiến đúng là cả A, B, C, D.

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Là sự đền đáp xứng đáng dành cho con người đã dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

- Khích lệ mọi người cần phải đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải.

Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn của Nguyễn Dữ:

- Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic

- Đan xen các yếu tố kì ảo dày đặc: chuyện người đan xen chuyện thần, ma, địa ngục, trần gian,…

- Câu chuyện có thắt nút và mở nút tạo hứng thú cho người đọc

- Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

-  Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác.

- Thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ. Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh 

Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt 

Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh 

Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)

Soạn bài Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa)

1 552 10/03/2022
Tải về