Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật | Ngắn nhất Soạn văn 10
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngắn nhất)
A. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ngắn gọn:
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đôi khi còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
- Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành ba loại:
+ Ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…
+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau)...
+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…
- Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.
=> Tổng kết: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…
- Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa: từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.
- Tính đa nghĩa có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý nghĩa sâu xa, rộng lớn.
2. Tính truyền cảm
- Trong lời nói đã chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu…
- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói (viết).
- Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa
3. Tính cá thể hóa
- Ngôn ngữ là phương tiện chung của cộng đồng, nhưng khi được các tác giả sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ để bắt chước, hay bị pha trộn.
- Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Từ đó tạo ra phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
- Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở vẻ đẹp riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật, nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc từng hình ảnh từng tình huống trong tác phẩm.
=> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Các biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật:
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nói quá
- Nói giảm nói tránh
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nguyên nhân: Tình hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Ngoài ra, bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Lựa chọn từ ngữ thích hợp:
a. Thấm đượm/canh cánh: những từ có tính truyền cảm cao.
b. Rắc (phù hợp với hành động độc ác) + diệt/giết (lột tả sự hủy diệt ghê gớm).
Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đoạn thơ |
Từ ngữ |
Nhịp điệu |
Hình tượng thơ |
“Thu vịnh” |
+ Nhiều tính từ chỉ đặc điểm, màu sắc (xanh ngắt, cao, biếc, hắt hiu). + Từ láy gợi cảm: lơ phơ, hắt hiu. + Biện pháp so sánh. |
Nhịp thơ chậm rãi, ung dung: 4/3 và 2/2/3 (nhịp quen thuộc trong thơ thất ngôn bát cú). |
+ Quen thuộc, gần gũi: trời xanh, cần trúc, gió, nước biếc, song cửa, trăng. + Hình ảnh trong sáng, gợi cảm, mang nét riêng của thu Bắc Bộ. |
“Tiếng thu” |
+ Từ láy xào xạc, ngơ ngác gợi âm thanh, gợi trạng thái. + Ngôn ngữ gần gũi, giản dị. |
Nhịp thơ nhẹ nhàng, dịu dàng. |
Hình tượng thơ trẻ trung, thơ mộng, đẹp đẽ: em, lá thu,, con nai vàng, lá vàng. |
“Đất nước” |
+ Từ ngữ bình dị, dùng từ láy (phấp phới, thiết tha). + Biện pháp nhân hóa. |
Nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, ngắt nghỉ tự do theo cảm xúc. |
Hình tượng thơ gợi cảm, trong sáng (mùa thu, núi đồi, gió, rừng tre, trời thu) gắn với những trạng thái, hành động, cử chỉ phấn chấn, vui tươi. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Trao duyên)
Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình)
Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)