Soạn bài Phương pháp thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 706 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Phương pháp thuyết minh (ngắn nhất)

A. Soạn bài “Phương pháp thuyết minh ngắn gọn:

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

Câu hỏi (trang 48 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Phương pháp thuyết minh giúp người nói/viết có được cách thức trình bày, truyền đạt hiệu quả để đưa tri thức về đối tượng đến với người nghe/đọc, từ đó mà đạt được mục đích thuyết minh.

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Câu hỏi (trang 48,49 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

- Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn: phương pháp liệt kê, nêu ví dụ → tăng tính chính xác và thuyết phục.

- Đoạn trích về Ba-sô: phương pháp giải thích, phân tích → cung cấp hiểu biết bất ngờ, thú vị.

- Đoạn trích trong văn bản “Con người và con số”: phương pháp dùng số liệu và so sánh → tạo ấn tượng và sự hấp dẫn.

- Đoạn trích về nhạc cụ: phương pháp giải thích, phân tích → cung cấp hiểu biết mới mẻ, thú vị.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

Câu hỏi (trang 50 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

- Câu văn "Ba-sô là bút danhkhông dùng phương pháp định nghĩa (vì không nêu bản chất giúp phân biệt Ba-sô với những nhà thơ khác) mà dùng cách chú thích (cung cấp thêm một thông tin để làm rõ hơn về đối tượng)

- So sánh phương pháp nêu định nghĩa và phương pháp chú thích:

Tiêu chí

Phương pháp nêu định nghĩa

Phương pháp chú thích

Giống

Đều có công thức A là B

Khác

+ Nêu thuộc tính, tính chất cốt lõi nhất của đối tượng, nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.

+ Đòi hỏi độ chính xác và tính toàn diện cao.

+ Nêu tên gọi khác hoặc đặc điểm khác của đối tượng nhưng không có tác dụng phân biệt đối tượng với đối tượng khác vì không phản ánh bản chất, thuộc tính toàn diện của đối tượng.

+ Mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng.

b. Thuyết minh bằng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả

- Đoạn văn có hai mục đích: nói về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch bút danh Ba-sô, trong đó mục đích thứ 2 là chủ yếu.

- Các ý của đoạn văn có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì quá yêu cây chuối (nguyên nhân) mà lấy bút danh là Ba-sô (kết quả).

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Căn cứ mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh; phương pháp thuyết minh còn phải góp phần sinh động hoá văn bản thuyết minh để gây hứng thú cho người đọc.

IV. Luyện tập

Bài tập 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 tập 2):

Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn trích trên là:

a. Phương pháp chú thích:

- Hoa lan đã được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”.

- Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”.

b. Phương pháp phân tích, giải thích: Hoa lan thường được chia làm hai nhóm…

c. Phương pháp nêu số liệu […] Chỉ riêng 10 loài hoa của chi lan Hải Vệ nữ…

Ngoài sự vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh trên, tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn như: Với cánh môi cong lượn như gót hài… đang bay lượn.

Bài tập 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 tập 2):

Ở Việt Nam, cây lúa không còn xa lạ gì với người nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với lúa. Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.

Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm áp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa Lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ Tiên Vương.

Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10) âm lịch.

Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa. Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh 

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh 

Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt 

Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh 

1 706 10/03/2022
Tải về