Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 498 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm (ngắn nhất)

A. Soạn bài “Đại cáo bình Ngô” – phần hai tác phẩm ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phần 1 (“Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi”): Nêu cao luận đề chính nghĩa.

Phần 2 (“Vừa rồi...Ai bảo thần dân chịu được”): Vạch trần tội ác giặc Minh xâm lược.

Phần 3 (“Ta đây...chưa thấy xưa nay”): Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng.

Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, đất nước từ nay muôn thuở thái bình.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a.

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b.

- Tác giả không chỉ đưa ra chân lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

- Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng.

c. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật lên niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định: vốn có, từ lâu, đã chia, cũng khác cùng với nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫy (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều)

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Nguyễn Trãi viết bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.

- Âm mưu: xâm lược, thôn tính nước ta

- Tội ác

+ Huỷ hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.

+ Huỷ hoại môi trường sống.

+ Bóc lột và vơ vét.

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng

- Vận dụng, kết hợp những chi tiết, hình ảnh cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.

- Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng

- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần

- Lời văn khi uất hận, khi thiết tha, nghẹn ngào,…

=> Tố cáo tội ác của quân giặc diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a.

- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:

+ Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng.

+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

+ Nghĩa quân phải tự mình khắc phục.

=> Mặc dù vậy, nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được những chiến thắng quan trọng.

- Người anh hùng Lê Lợi căm giận, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, dốc lòng, gắng chí à ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

b.

- Những trận chiến nổi bật

+ Những trận tiến ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt động

+ Chiến dịch chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

- Biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và thất bại của giặc: giọng văn, nhịp điệu thay đổi, nhanh, mạnh, gấp gáp, hào hứng, với cảm hứng anh hùng ca, sử dụng nhiều hình ảnh khoa trương, phóng đại, nhiều dẫn chứng cụ thể nối nhau xuất hiện đối lập tương phản với sự thất bại của quân giặc.

- Tính chất hùng tráng: hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên, các động từ mạnh, nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng, hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố độc lập. Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do của dân tộc.

- Bài học lịch sử: Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước của lịch sử.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc

- Giá trị nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Học thuộc đoạn mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” 

Soạn bài Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ hai)

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt 

Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

1 498 lượt xem
Tải về