Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 591 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) (ngắn nhất)

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Bố cục: 4 phần

+ Đoạn 1 (Khách có kẻ… luống còn lưu): Giới thiệu nhân vật khách và tráng chí của ông, cảm xúc của khách khi đi du ngoan qua sông Bạch Đằng.

+ Đoạn 2 (Bên sông các bô lão … chừ lệ chan): Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.

+ Đoạn 3 (Rồi vừa đi… lưu danh): Lời bình luận của các bô lão

+ Đoạn 4 (Còn lại): Lời kết – bình luận của nhân vật khách – tác giả.

- Vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử:

+ Sông Bạch Đằng là một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng

+ Ở sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 1288, nhà Trần tiêu diệu giặc Mông Nguyên.

+ Sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương.

- Đọc kĩ chú thích

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “khách”: thăm ngoạn phong cảnh, mở rộng hiểu biết, di dưỡng tâm hồn, sống cuộc đời tự do, phóng khoáng.

+ Địa danh lịch sử Trung Quốc: thể hiện tráng trí bốn phương, tầm hiểu biết phong phú, hoài bão.

+ Địa danh đất Việt: mang tính cụ thể, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

“Khách” phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, khoáng đạt (Bát ngát sóng kình muôn dặm/Thướt tha đuôi trĩ một màu) và trong sáng, thơ mộng (Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu).

- “Khách” buồn thương, tiếc nuối vì cảnh đìu hiu, vắng vẻ (dấu hiệu lùi vào quá khứ của những giá trị lớn lao): Bờ lau san sát…/Sông chìm … gò đầy xương khô.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Vai trò của các bô lão:

+ Là người chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử hào hùng nhất để kể cho thế hệ mai sau.

+ Bộc lộ tâm tình

- Chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão với lời kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào. Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,...

- Qua lời bình luận của các bô lão “Tuy nhiên: Từ có vũ trụ… Nhớ người xưa chừ lệ chan”, yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng sông Bạch Đằng là yếu tố con người.

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí người bất nghĩa tất chuốc lấy tiêu vong, người anh hùng, nhân nghĩa sẽ chiến thắng và lưu danh thiên cổ.

- Lời của khách ca ngợi tài năng, đức độ của các vị thánh quân, ca ngợi chiến thắng lịch sử và khẳng định vai trò quyết định của yếu tố con người trong sự nghiệp giữ nước.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Giá trị nội dung: thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam; đề cao tư tưởng nhân văn cao đeph qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Kết cấu đơn giản, bố cục chặt chẽ

+ Hình tượng nghệ thuật được sử dụng sinh động, giàu tính chất triết lí

+ Ngôn từ trang trọng, tráng lệ, đầy suy tư

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Học thuộc một số câu trong bài phú mà anh (chị) thích.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

So sánh đoạn kết “Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ “Sông Bạch Đằng” (Nguyễn Sưởng:

* Giống nhau:

- Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng.

- Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng

- Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.

- Cùng viết bằng chữ Hán

* Khác nhau:

Các yếu tố so sánh

Sông Bạch Đằng

Bạch Đằng giang phú

Thể loại

Thơ Đường luật (ngắn)

Phú cổ thể (dài)

Quan hệ giữa thiên nhiên và con người

- Hai nửa: nửa…nửa

- Không thật nổi rõ, hơn yếu tố con người.

- Không rõ yếu tố phẩm chất người anh hùng.

- Bởi đâu… cốt mình

- Khẳng định yếu tố quyết định nhất là con người anh hùng với phẩm chất đạo đức cao cả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả 

Soạn bài Viết bài văn số 4: Văn thuyết minh 

Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) – Phần hai: Tác phẩm 

Soạn bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” 

1 591 10/03/2022
Tải về