Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 395 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh (ngắn nhất)

A. Soạn bài Viết bài văn số 5: Văn thuyết minh ngắn gọn:

Đề 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

I. Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về cảnh đẹp quê hương

- Đưa ra một vài nhận xét chung về cảnh đẹp.

2. Thân bài

+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nên danh lam đó?

+ Kết cấu, kiến trúc của danh lam thắng cảnh đó bao gồm những điều gỉ? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)

+ Có thể kể một vài câu chuyện lịch sử ngắn, một vị anh hùng dân tộc gắn liền với danh lam thắng cảnh đó?

+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của địa danh đó?

+ Nhà nước, địa phương đã có những biện pháp nào để trùng tu, tôn tạo và phát triển nó?

+ Cảm nghĩ cùa em về danh lam thắng cảnh đó?

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ: rất vui, tự hào về cảnh đẹp quê hương đất nước.

II. Bài minh hoạ

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

Đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

I. Dàn ý

1. Mở bài: 

Giới thiệu về loại hình ca nhạc (sân khấu) mà ta muốn thuyết minh (quan họ, tuồng, chèo, hát xoan, hát xẩm, …)

2. Thân bài:

- Vị trí của loại hình ca nhạc đó trong tổng thể nền nghệ thuật dân tộc Việt.

- Nguồn gốc hình thành, vùng đất phổ biến và phát triển loại hình đó.

- Thời gian diễn ra sinh hoạt văn hóa đó: trong lao động hay trong lễ hội.

- Đặc điểm của các câu hát (màn diễn với loại hình sân khấu) :

   + Giọng hát thanh cao, dễ đi vào lòng người, câu hát như các lời ru…

   + Cách phối khí của điệu nhạc.

   + Trang phục người hát, người diễn.

- Đánh giá, đưa ra cảm nhận của người nghe, người xem khi được thưởng thức màn diễn ca nhạc, hay sân khấu đó.

3. Kết bài: 

Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó.

II. Bài minh hoạ

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

          Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế bao gồm cà hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trẽn sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương.

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rủ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, dư khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xưa hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài cổ từ thời Võ vương Nguyền Phúc Khoát giữa thế kỉ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nổi trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ những con thuyền đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lững trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vần thân thuộc của cả một thời kì quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối.

Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cảnh. Đêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, Tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền kí ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không sao quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê li... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

   Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhung ca Huế trôn sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

Đề 3: Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: một món ăn đặc sản.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Giới thiệu về lịch sử ra đời của món ăn đặc sản: Món ăn được bắt nguồn từ đâu, vào khoảng thời gian nào.

- Nguyên liệu để làm nên món ăn đó gồm những gì? Món ăn được chế biến trong khoảng bao nhiêu lâu?

- Những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa mà món ăn đó mang lại cho địa phương nói riêng cũng như cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung là gì?

- Đánh giá về thực trạng của món ăn đặc sản đó trên thị trường: Hiện nay, món ăn có được ưa chuộng hay phổ biến hay không?

b. Thuyết minh chi tiết

- Để làm nên món ăn cần chuẩn bị những gì?

- Thuyết minh chi tiết về quá trình tạo ra món ăn: gồm những bước nào? Đâu là công đoạn quan trọng nhất?

- Thưởng thức món ăn như thế nào là ngon nhất?

- Hương vị của món ăn có gì đặc sắc, nổi bật?

c. Ý nghĩa, ưu điểm mà món ăn mang lại

- Món ăn đặc sản đó có ý nghĩa như thế nào với người dân địa phương và nền ẩm thực?

- Chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ món ăn đó và làm cho mọi người ngày càng biết đến nó nhiều hơn?

3. Kết bài

Khái quát lại món ăn đặc sản vừa thuyết minh, đồng thời liên hệ đến bản thân và rút ra bài học chung cho mọi người.

II. Bài minh hoạ

Trong tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”, nhà văn Thạch Lam bằng ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế của mình và tâm hồn cảm nhận mọi “vẻ đẹp man mác của vũ trụ” đã đưa ta đến với thế giới của những món ăn, thức quả: là cốm, là thưởng thức trà, là món phở,... Những thức quà tưởng chừng giản dị ấy, mà mỗi khi ta đọc, lại thấy đó như cả một nghệ thuật. Và nhắc đến phở bò- đó không chỉ là một thức quà trong trang văn của cây bút Tự lực văn đoàn mà còn trở thành một đặc sản, một món ăn ưa thích.

Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hà thành- vùng đất văn hiến, văn hóa.

Phở bò Hà Nội cũng như phở bò ở nhiều nơi khác, gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị khác nhưng bánh phở ở Hà ội sợi nhỏ, ngon, mềm và không khô, cứng như ở nhiều nơi khác. Bánh phở ấy được làm từ gạo chiêm của vụ trước, để hết nhựa rồi mới được đem nghiền trên cối xay đá rồi tráng móng trên nồi nước quạt than củi nên trắng, dai và rất thơm. Muốn vậy, người ta phải lựa chọn được gạo ngon, đạt tiêu chuẩn, khi xay xát phải thật trắng thì bánh phở mới trắng và bong. Khi có đạt tiêu chuẩn, người làm phở cho gạo vào ngâm nước trong khoảng thời gian nhất định để gạo ngấm đủ nước sau đó vớt gạo ra và vo đãi cho sạch nước gạo, gạo được cho vào cối xay bột, bột xay phải mịn thì bánh mới mềm, dai. Bột xay xong thì chuyển sang công đoạn tráng bánh. Bánh phở phải đạt yêu cầu là trắng, mềm, mỏng, dai. Thịt bò được thái mỏng, nhúng và vớt ra ngay, ăn rất mềm mà lại giữ được độ tươi ngon của thịt.

Công đoạn pha chế nước dùng của phở là quan trọng nhất, đó vừa là bí quyết gia truyền của những người thợ là phở, vừa là điều làm nên sự hấp dẫn của món phở. Nước dùng được ninh từ xương ống của bò cùng nhiều gia vị khác như ngò, hành khô, đinh hương. Xương phải được rửa sạch, cạo hết thịt bám vào xương rồi mới cho vào nồi để nấu cùng nước lạnh. Nước thứ nhất đun thì bỏ đi để bớt mùi hôi của xương, nước thứ hai mới được dùng làm nước phở. Khi đun, phải đun lửa thật lớn, khi sôi thì giảm lửa và bắt đầu hớt bọt. Cứ làm như vậy cho đến khi nước phở trong vắt và không còn bọt. Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu .. Nước phở cần cho thêm ít mắm và ít muối để tạo gia vị.

Trong những chiếc bát sứ trắng bằng thủy tinh, với những cọng phở vừa dai, vừa thơm, vừa ngon, những miếng thịt bò vừa đủ chín mà không quá dai, lại có thêm nước dùng tuyệt hảo mà người thưởng thức chỉ cần thêm chút hành, vài chiếc lá rau thơm, rau mùi hoặc có thể ăn kèm cùng những chiếc quẩy là đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn. Mà giá của một bát phở Hà Nội lại hợp lý, chỉ khoảng hai mươi lăm đến ba mươi nghìn đồng nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

2. Thân bài:

Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.

- Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

+ Địa điểm tổ chức lễ hội.

+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

- Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).

+ Chuẩn bị về địa điểm…

- Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

- Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

II. Bài minh hoạ

“Làng quan họ quê tôi

Tháng giêng múa hát hội

Những đêm trăng hát gọi

Con sông Cầu làng bao xanh

Ngang lưng làng quan họ xanh xanh”

Chỉ bằng ngần ấy câu ca thôi đã hiện lên trong ta bao nhiêu cảm xúc xốn xang về một lễ hội truyền thống được rất nhiều người dân chờ đón - Hội Lim. Nơi mà những câu ca quan họ đã ăn sâu thấm nhuần vào từng mạch máu thớ thịt của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Nhắc đến vùng Kinh Bắc là nhắc đến một mảnh đất đã in đậm những dấu ấn đặc sắc của văn hóa và lịch sử dân tộc. Mỗi bước đi trên mảnh đất này, mỗi công trình kiến trúc đều in đậm dấu ấn của thời gian, của những thăng trầm mà dân tộc ta đã trải qua. Và Hội Lim chính là một dấu ấn khó phai ở đó.

Hội Lim là một lễ hội truyền thống thường được tổ chức thường niên mỗi năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại huyện Tiên Du. Đây được coi là một trong những đặc trưng văn hóa của vùng Kinh Bắc. Dù cho thời gian chuyển động không ngừng thì những giá trị đó vẫn không hề bị mai một và mất đi. Đến ngày nay Hội Lim không chỉ còn là một đặc trưng văn hóa trong vùng nữa mà nó đã vượt lên trên cả không gian trở thành một điểm dừng chân lí tưởng cho du khách buổi đầu năm.

Theo như truyền thuyết kể lại rằng lễ hội Lim được bắt nguồn từ hội chùa liên quan đến tiếng hát của chàng Trương ở làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ dựa trên chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương và tính chất của Hội Lim cũng nghiêng về lễ hôi sinh hoạt văn hóa và hát quan họ.

Nói về tuổi thọ thì có lẽ hội Lim có lịch sử vô cùng lâu đời và phát triển từ quy mô hội hàng tổng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp hội Lim tạm ngưng hoạt động phải đến sau đổi mới nó mới bắt đầu quay trở lại với đời sống tinh thần người dân trong vùng.

Ngoài ra, hội Lim còn có một ý nghĩa đó là thể hiện sự kính trọng tưởng nhớ đến ông Hiếu Trung Hầu người sáng lập ra những làn quan họ ngọt ngào. Hội Lim diễn ra ở 3 xã chủ yếu là Nội Duệ, Liên Bảo và thị trấn Lim. Thời gian diễn ra lễ hội thường là 3- 4 ngày trong đó ngày 13 âm lịch là lễ chính bao gồm có nhiều hoạt động nhất như thi nấu cơm, hát quan họ, đấu vật....

Hội Lim mở đầu là màn rước kiệu với rất nhiều các thành viên mặc trang phục cổ trang, sau đó các liền anh liền chị sẽ đứng quanh lăng hát đối với nhau. Hội Quan họ được xem là phần hấp dẫn nhất của lễ hội Lim các liền anh liền chị sẽ ngồi trên thuyền thúng giữa ao sau đó hát đối những câu hát ngọt ngào. Đây cũng là dịp các bạn trẻ nam thanh nữ tú tụ họp để tìm ý trung nhân cho mình.

Hội Lim đã làm say lòng biết bao nhiêu du khách thập phương. Bằng những câu hát trao duyên ngọt ngào, trữ tình, những cử chỉ dịu dàng e ấp của các liền anh liền chị.... Nó không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà hơn thế còn thể hiện truyền thống yêu nước nhớ nguồn đáng quý của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) (22985)

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (22988)

Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (22992)

Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh (22997)

Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) (23000)

1 395 lượt xem
Tải về