Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 535 10/03/2022
Tải về


Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) (ngắn nhất)

A. Soạn bài Hồi trống cổ thành ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa. 

Soạn bài Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) | Ngắn nhất Soạn văn 10 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đoạn trích có tên là “Hồi trống cổ thành” bởi nó mang những biểu tượng nghệ thuật:

- Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.

- Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.

- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đồng ý với ý kiến, vì:

 - Nóng nảy, thiếu bình tĩnh: nghe nói Quan Công hàng Tào, Trương Phi tin ngay mà không cần xác minh, dù Quan Công hay hai chị dâu, Tôn Càn giải thích đều không được. Trương Phi chỉ tin vào những gì thấy trước mắt (rõ ràng Quan Công đã ở doanh trại Tào).

- Nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng muốn xác định phải trái đúng sai: đưa ra điều kiện ngặt nghèo buộc Quan Công phải chứng tỏ ngay, hành động đánh trống của Trương Phi cũng dứt khoát, gấp rút “thẳng cánh đánh trống”.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Là chi tiết cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.

- Là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

- Làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Sau thất thủ Từ Châu, ba anh em kết nghĩa Lưu – Quan - Trương phiêu bạt mỗi người một nơi. Quan Vũ túng thế đành phải tạm náu nhờ đất Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào, hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Ngay khi nghe tin Lưu Bị đang ở với Viên Thiệu, Quan Vũ rời bỏ đất Tào, vượt qua năm cửa ai, chém sáu tướng Tào cản đường, hộ tống hai chị dâu trở về. Trên đường đi, Quan Vũ gặp Trương Phi ở Cổ Thành. Quan Vũ hết sức mừng rỡ khi gặp lại người em kết nghĩa, nhưng không may, Trương Phi nghe tin Quan Công theo Tào phản bội an hem nên đem quân ra cửa Bắc "hỏi tội" Vân Trường. Mặc cho sự can ngăn của hai chị dâu, Trương Phi vẫn không dẹp bỏ mối nghi ngờ với Quan Công, thậm chí còn quát mắng, kể tội thậm chí múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. May thay Quan Công tránh kịp mũi mâu. Sau quá trình đối chất căng thẳng, Trương Phi càng nóng nảy. Mãi cho tới khi thấy quân Sái Dương đuổi theo Quan Công để trả thù việc giết Tần Kì, rồi nghe được tên lính cầm cờ hiệu kể lại đầu đuôi nông nỗi, Trương Phi mới tin anh mình, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy anh.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt.

- Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.

+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.

- Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.

=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Sự khác nhau trong tính cách của Trương Phí và Quan Công:

+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, đơn giản, ngay thẳng.

+ Quan Công: điềm tĩnh, trung nghĩa, tài trí, khiêm nhường

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa)

Soạn bài Trả bài làm văn số 5

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học 

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận 

1 535 10/03/2022
Tải về