Soạn bài Tổng kết phần văn học | Ngắn nhất Soạn văn 10

Soạn bài Tổng kết phần văn học lớp 10 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 10 một cách dễ dàng.

1 648 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tổng kết phần văn học (ngắn nhất)   

A. Soạn bài Tổng két phần văn học ngắn gọn:

Câu hỏi 1 (trang 146 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

Câu hỏi 2 (trang 146 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a.

- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành (ngoài ra còn có tính dị bản…).

- Những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại:

+ Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.

+ Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

+ Truyền thuyết: Thường kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

+ Cổ tích: Thường có yếu tố hoang đường. Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

+ Ngụ ngôn: Là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)

+ Truyện cười: thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ để có thể gây cười.

+ Tục ngữ: câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

+ Câu đố: bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.

+ Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

+ Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.

+ Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

+ Chèo: tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.

b. Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc đoạn trích tác phẩm văn học dân gian đã học để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

* Nội dung:

- Viết về đề tài lịch sử (kể về việc xây thành Cổ Loa của Thục Phán An Dương Vương với sự giúp sức của rùa ràng và bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy gắn với thất bại của Âu Lạc.

- Phản ánh lịch sử theo quan điểm và tình cảm của nhân dân: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành của An Dương Vương (nên sáng tạo nhân vật Rùa Vàng giúp vua xây thành; để An Dương Vương đi xuống biển hóa bất tử ở cuối truyện), vừa thương xót vừa trách than cho sự nhẹ dạ, cả tin của nàng Mị Châu (kết cục mất nước, Mị Châu bị chém đầu, sau khi chết được hóa giải nỗi oan).

- Gửi gắm bài học lịch sử: Cần đề cao cảnh giác với kẻ thù; Phải có cách giải quyết tỉnh táo, đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà và nước.

* Nghệ thuật: Kết hợp yếu tố lịch sử (việc xây thành Cổ Loa, chế tạo vũ khí, nhân vật lịch sử có thật An Dương Vương, Triệu Đà) và yếu tố hư cấu li kì (thần Rùa Vàng, móng rùa làm nỏ thần, sự hóa thân thành ngọc trai của Mị Châu sau khi chết…).

c. Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh chị thích:

- Kể lại Bánh chưng bánh giầy: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Câu hỏi 3 (trang 147 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại).

a. Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

b. Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh?

- Văn học viết được xây dựng trên nền tảng của văn học dân gian: Truyện Kiều được sáng tác theo thể thơ lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc), Truyền kì mạn lục mang nhiều yếu tố kì ảo của truyền thuyết...

- Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn học Trung Hoa: các tác phẩm thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật của Trung Quốc,

- Chuyển sang thời kỳ hiện đại văn học còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây: phong trào thơ Mới với sự xuất hiện của “cái tôi tuyệt đối”.

c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại:

- Về ngôn ngữ:

+ Văn học trung đại: sáng tác bằng chữ Hán, nhiều điển cố điển tích, theo lối ước lệ, tượng trưng, thường xuyên sử dụng lối văn biền ngẫu trong diễn đạt.

+ Văn học hiện đại: sáng tác bằng chữ quốc ngữ, lối diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh.

- Về hệ thống thể loại:

+ Văn học trung đại: thể loại trong văn học Hán như thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch…; ngoài ra còn có một số thể thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn...

+ Văn học hiện đại: các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, ký, phóng sự, tuỳ bút ra đời và chiếm ưu thế…

Câu hỏi 4 (trang 147 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a.

Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết XIX gồm hai thành phần: văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm. Văn học thời kì này phát triển thành 4 giai đoạn: từ thế kỉ X đến XIV, XV đến XVII, XVIII đến nửa đầu XIX và nửa cuối XIX.

- Đặc điểm nội dung của văn học trung đại: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

- Đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại: tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

 b.

Thể loại

Đặc trưng

Chiếu

Văn bản do nhà vua ban hành dùng để thông báo hoặc ban mệnh lệnh đến quan lại, dân chúng.

Cáo

Do vua hoặc thủ lĩnh bố cáo trước đông đảo quần thần và dân chúng về một nội dung mang tính chất trọng đại nào đó của đất nước.

Phú

Thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…

Hịch

Thể văn nghị luận được vua chúa hoặc tướng lĩnh thời xưa dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi chống thù trong giặc ngoài.

Thơ Đường luật

Thể thơ có quy định nghiêm ngặt và phức tạp được tiếp thu từ nhà Đường ở Trung Quốc (VD: thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật).

Truyện thơ

Truyện kể bằng thơ, vừa có yếu tố tự sự vửa có yếu tố trữ tình.

Ngâm khúc

Thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam thường được viết bằng thể thơ song thất lục bát để bày tỏ tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.

 c. Những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu:

STT

Tác giả

Tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài

Khát vọng lập công danh trả nợ.

2

Nguyễn Trãi

Cảnh ngày hè

Miêu tả bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè.

3

Nguyễn Trãi

Bình Ngô đại cáo

Tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

4

Trương Hán Siêu

Phú sông Bạch Đằng

Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

5

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn

Thể hiện thú nhàn, quan niệm sống của người ẩn sĩ.

6

Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh Kí

Nỗi đau trước số phận kẻ tài hoa bị vùi dập.

7

Nguyễn Du

Truyện Kiều

Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.

8

Nguyễn Dữ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa.

9

Đặc Trần Côn

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Câu hỏi 5 (trang 147, 148 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Nội dung yêu nước:

- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc.

- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Niềm tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thông lịch sử.

- Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh vì đất nước.

- Tình yêu thiên nhiên, đất nước.

b. Nội dung chủ nghĩa nhân đạo:

- Lòng thương cảm đối với số phận con người.

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người.

- Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khái vọng chân chính...

- Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Câu hỏi 6 (trang 148, 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. So sánh ba thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)

- Giống: đều phản ánh những đề tài lớn lao, những vấn đề chung của cộng đồng; đều xây dựng những hình tượng nhân vật có sức mạnh và vẻ đẹp đại diện cho cộng đồng; đều có yếu tố thần linh huyền bí.

- Khác:

+ Đăm Săn: có quy mô khiêm tốn hơn, phản ánh đề tài chiến tranh với hình tượng người tù trưởng anh hùng có sức mạnh vô biên.

+ Ô-đi-xê: quy mô cuốn sử thi lớn, phản ánh trí thông minh tuyệt đỉnh và sự chung thủy sắt son của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm hội ngộ trong hoàn cảnh ngặt nghèo.

+ Ra-ma-ya-na: đề cao danh dự và tình yêu, trong đó con người mang vẻ đẹp rực rỡ của danh dự và lòng tự trọng.

b. So sánh thơ Đường và thơ Hai-cư:

- Thơ Đường có đề tài phong phú, đa dạng, hình thức tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về luật thơ, ngôn ngữ cô đọng tinh luyện.

- Thơ Hai-cư có dung lượng ngắn nhất trên thế giới, sử dụng quý ngữ, chỉ ghi lại những cảnh vật đơn giản nhưng đem lại sức gợi lớn, phản ánh những cảm thức độc đáo của riêng người Nhật.

c. Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, có thể rút ra một số điều về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: lối kể chuyện: ngắn gọn, thiên về sự kiện, giàu kịch tính; nghệ thuật khắc họa nhân vật: nhân vật được cá thể hóa cao độ, sắc nét qua những yếu tố ngoại hiện như hành động, lời nói, sự lựa chọn đầy quyết liệt và mạnh mẽ.

 Câu hỏi 7 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

- Đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

- Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi văn bản văn học đều thuộc một thể loại nhất định.

b. Những tầng cấu trúc của văn bản văn học: tầng ngôn ngữ à tầng hình tượng à tầng hàm nghĩa.

c. Những khái niệm thuộc về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

Những khái niệm thuộc về nghệ thuật: ngôn từ, kết cấu, thể loại.

d. Nội dung và hình thức của văn bản văn học có mối quan hệ thống nhất, không tách rời. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung. Sự hài hòa giữa nội dung cao đẹp và hình thức hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt 

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận 

Soạn bài Viết quảng cáo 

Soạn bài Trả bài làm văn số 7 

Soạn bài Ôn tập phần làm văn                     

1 648 lượt xem
Tải về