Chương VIII Thông tư 156/2013/TT-BTC: Kiểm tra, thanh tra thuế, quản lý rủi ro
Số hiệu: | 156/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2013 |
Ngày công báo: | 23/12/2013 | Số công báo: | Từ số 917 đến số 918 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành biểu mẫu kê khai thuế mới 2014
Đầu tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC để hướng dẫn luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung, thay thế Thông tư 28/2011/TT-BTC.
Theo đó, từ 1/1/2014, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện kê khai thuế sẽ áp dụng theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư 156, không áp dụng theo các mẫu tờ khai trước đây.
Ngoài ra, Thông tư cũng có một số hướng dẫn mới về kê khai thuế như:
- Trong trường hợp đã nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà phát hiện sai sót thì người nộp thuế chỉ cần nộp bổ sung quyết toán thuế năm, không phải nộp tờ khai các tháng có sai sót.
- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra về thuế và sai sót này thuộc thời kỳ, phạm vi thanh tra, kiểm tra thì sẽ bị xử lý như trường hợp cơ quan thuế tự phát hiện.
Thông tư 156 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế
Trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế
a) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế hoặc hồi báo (nếu gửi qua đường bưu điện). Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu được lưu cùng với hồ sơ khai thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.
d) Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu 01/AĐTH ban hành kèm theo Thông tư này; hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.
2. Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu được hướng dẫn tại Điều 70 Thông tư này để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế về khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế đã hoàn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hoặc có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Khi xác định người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
3. Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
Căn cứ phân loại hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế quy định tại khoản 2, Điều 41 và kiểm tra sau hoàn thuế tại khoản 4, Điều 41 Nghị định số 83/2013//NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
4. Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề: Hàng năm, cơ quan thuế căn cứ nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra, số lượng người nộp thuế đang hoạt động và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. Việc hướng dẫn xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định.
5. Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điều này.
6. Phạm vi và tần suất kiểm tra
Kiểm tra đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được thực hiện kiểm tra tối đa 1 lần trong 1 năm với phạm vi kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của người nộp thuế; đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được kiểm tra theo nội dung cụ thể.
7. Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra
- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của các cơ quan cấp trên;
- Trường hợp kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thuế của Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, cơ quan thanh tra địa phương thì Cục trưởng Cục Thuế phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính để xử lý, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét quyết định khi cần thiết.
1. Ban hành quyết định kiểm tra thuế
a) Thủ trưởng Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp hướng dẫn tại Điều 61 Thông tư này. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 01 (một) ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình Thủ trưởng Cơ quan thuế gia hạn thời gian kiểm tra. Quyết định kiểm tra chỉ được gia hạn 01 (một) lần, dưới hình thức Quyết định theo mẫu số 18/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian gia hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc thực tế.
b) Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
c) Đối với trường hợp kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo xác định của cơ quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện theo pháp luật vắng mặt trong thời gian dài bởi lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang điều tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định. Khi bắt đầu kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra.
3. Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.
4. Trong thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phát sinh trường hợp bất khả kháng phải tạm dừng kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng để trình người ban hành quyết định ra thông báo về việc tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.
5. Trường hợp người nộp thuế không chấp hành quyết định kiểm tra thuế quá thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ chối trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 (sáu) giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
6. Biên bản kiểm tra thuế
Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và được ký trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính sau:
- Các căn cứ pháp lý để lập biên bản.
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra.
Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế được kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản), nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.
Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến cấp trên thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời của cấp trên thì đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc kiểm tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình người ban hành quyết định kiểm tra ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra và dữ liệu, số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm tra.
7. Xử lý kết quả kiểm tra thuế
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản (Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan thuế phải ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến không phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Kết luận kiểm tra.
- Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra), đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra, hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của người nộp thuế
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Nghĩa vụ của người nộp thuế
a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu (trường hợp người nộp thuế sử dụng phần mềm kế toán thì cung cấp cả file mềm) liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời gian ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật Quản lý thuế;
c) Gia hạn kiểm tra tạm dừng kiểm tra, hoãn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức thuế.
2. Công chức thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xác nhận số liệu, Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
1. Các trường hợp thanh tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá; hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Kế hoạch thanh tra hàng năm
a) Kế hoạch thanh tra hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành thuế; căn cứ hướng dẫn, định hướng của Bộ Tài chính và việc đánh giá, phân tích thông tin, xác định rủi ro của người nộp thuế.
b) Kế hoạch thanh tra hàng năm khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các tài liệu: thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục người nộp thuế được thanh tra và dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
c) Danh mục người nộp thuế được thanh tra bao gồm:
- Tên, mã số thuế người nộp thuế;
- Chuyên đề thanh tra (nếu có)
- Trường hợp cần thiết ghi rõ: kỳ thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thực hiện.
3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế hướng dẫn kế hoạch thanh tra ngành thuế trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
Tổng cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Tổng cục Thuế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra của Cục Thuế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.
Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.
4. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm
a) Kế hoạch thanh tra hàng năm đã phê duyệt được điều chỉnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên:
Căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên, cơ quan thuế cấp dưới dự thảo nội dung điều chỉnh kế hoạch thanh tra và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra.
- Đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thuế được giao nhiệm vụ kế hoạch thanh tra:
Căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu quản lý, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thanh tra đề xuất điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét.
b) Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Cục Thuế.
- Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế.
c) Nội dung, thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra như nội dung, thủ tục phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh.
Hàng năm, trước ngày 30 tháng 9, các Cục Thuế, Chi cục Thuế xem xét việc thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm (nếu có) trước ngày 5 tháng 10 hàng năm.
5. Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
Trường hợp cơ quan thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế thì ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành xử lý chồng chéo phát sinh; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
6. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm.
Kế hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra do trùng với kế hoạch cấp trên thì thông báo lại cho người nộp thuế.
7. Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thanh tra nhưng người nộp thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, hoặc người đại diện vắng mặt trong thời gian dài bởi lý do bất khả kháng, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang điều tra thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định thanh tra thuế theo mẫu số 19/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ban hành quyết định thanh tra thuế.
a) Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Căn cứ ban hành quyết định thanh tra:
- Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Yêu cầu của việc quyết toán thuế cho các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa doanh nghiệp.
c) Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Người nộp thuế được thanh tra (trường hợp người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định thanh tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên được thanh tra theo Quyết định);
- Nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn tiến hành thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thanh tra.
d) Thời hạn thanh tra thuế do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 (bẩy mươi) ngày làm việc; do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 (ba mười) ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 05(năm) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn thanh tra theo quyết định, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành Quyết định thanh tra để gia hạn thanh tra. Quyết định gia hạn thời gian thanh tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức Quyết định. Thời gian của quyết định thanh tra và quyết định gia hạn thanh tra không quá thời hạn quy định có thể kéo dài cho một cuộc thanh tra phức tạp.
2. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu
Đoàn thanh tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra trước khi tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
3. Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian thanh tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian thanh tra.
a) Công bố Quyết định thanh tra
Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ban hành quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế được thanh tra.
Trước khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế được thanh tra. Trường hợp cần thiết, bộ phận thanh tra thông báo bằng văn bản đến người nộp thuế được thanh tra về thời gian, thành phần tham dự. Khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải: giải thích về nội dung quyết định thanh tra để người nộp thuế được thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm chấp hành Quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa Đoàn thanh tra với người nộp thuế được thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập biên bản theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi bắt đầu tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra như hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình trạng đăng ký sử dụng hóa đơn, hồ sơ, báo cáo hóa đơn, sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế... Người nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu (trường hợp người nộp thuế có sử dụng phần mềm kế toán thì cung cấp cả file mềm) liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra. Đối với những thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, người nộp thuế có quyền từ chối cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi tiếp nhận các tài liệu do người nộp thuế cung cấp, Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp có căn cứ xác định người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan tới nội dung thanh tra. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc hủy bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra thực hiện việc đối chiếu thông tin trong hồ sơ khai thuế với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của người nộp thuế trong phạm vi nội dung của Quyết định thanh tra thuế để phát hiện, làm rõ các vấn đề, các sự việc và kết luận chính xác, trung thực, khách quan về nội dung thanh tra.
- Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra chuẩn bị chi tiết nội dung yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản. Trường hợp giải trình bằng văn bản của người nộp thuế chưa rõ, Đoàn thanh tra tổ chức đối thoại, chất vấn người nộp thuế để làm rõ nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Cuộc đối thoại, chất vấn phải được lập biên bản có chữ ký xác nhận của các bên và được ghi âm trong trường hợp cần thiết.
- Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ban hành quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra. Đoàn thanh tra lập biên bản thu giữ tài liệu ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để chuyển cơ quan giám định.
- Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác, hoặc dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp thì cơ quan thuế có quyền áp dụng các biện pháp trong thanh tra theo quy định tại Điều 89, Điều 90, Điều 91 của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 69 Thông tư này.
- Trong thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định; lập biên bản xác nhận tình hình và số liệu qua thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
- Đoàn thanh tra thực hiện lập hồ sơ thanh tra làm tài liệu để lập Biên bản thanh tra.
c) Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra:
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra chậm nhất là 10 (mười) ngày 1 lần (theo mẫu số 21/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này) kể từ khi tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra.
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được báo cáo bằng văn bản, gồm các nội dung: Nội dung đã triển khai; Các nội dung đã hoàn thành; Các nội dung đang tiến hành; Các nội dung thực hiện trong thời gian tới; Vướng mắc, kiến nghị, đề xuất (nếu có).
d) Trong thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế phát sinh trường hợp bất khả kháng phải tạm dừng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng để trình người ban hành quyết định ra thông báo về việc tạm dừng thanh tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn thanh tra.
đ) Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện vi phạm không thuộc phạm vi thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành quyết định bổ sung nội dung thanh tra.
e) Trong trường hợp người nộp thuế không chấp hành quyết định thanh tra thuế quá thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ chối trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 (sáu) giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
g) Lập biên bản thanh tra thuế:
Biên bản thanh tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Các căn cứ pháp lý để lập biên bản.
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành thanh tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của Đoàn thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được công bố công khai trước Đoàn thanh tra và người nộp thuế được thanh tra. Biên bản thanh tra phải được Trưởng đoàn thành tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản) nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng.
Người nộp thuế được quyền nhận Biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung Biên bản thanh tra thuế và bảo lưu ý kiến trong Biên bản thanh tra thuế.
Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến cấp trên thì ghi nhận tại biên bản; khi có văn bản trả lời của cấp trên thì đoàn thanh tra hoặc bộ phận thanh tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thuế thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra trình người ban hành Quyết định thanh tra ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản thanh tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản thanh tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế và kết luận thanh tra thuế theo nội dung biên bản thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thanh tra
a) Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra với lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành Quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
b) Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
- Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý.
6. Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính
a) Thủ trưởng cơ quan thuế đã ban hành Quyết định thanh tra thuế phải có văn bản Kết luận thanh tra thuế theo mẫu số 06/KTTT và Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này;
Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của người nộp thuế được thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Trong quá trình ban hành văn bản Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thuế đã ban hành Quyết định thanh tra thuế có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu người nộp thuế giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ban hành Kết luận thanh tra thuế và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra.
d) Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra: phải được gửi cho người nộp thuế được thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người nộp thuế được thanh tra (nếu có). Việc gửi kết luận thanh tra trong nội bộ ngành thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 19/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Tài chính.
đ) Công khai kết luận thanh tra phải được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
e) Cơ quan Thuế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người nộp thuế được thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì đoàn thanh tra lập biên bản tạm dừng thanh tra tại đơn vị và có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành quyết định thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền thanh tra lại các vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ngành Thuế như sau:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
c) Cục trưởng Cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 66 Thông tư này. Chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và người nộp thuế được thanh tra lại.
3. Căn cứ thanh tra lại được quy định như sau:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người nộp thuế chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
4. Trình tự thủ tục, nhiệm vụ quyền hạn thanh tra lại như quy định chung về thanh tra.
5. Thời hiệu thanh tra lại là 01 (một) năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
6. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Kết luận thanh tra lại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính. Kết luận thanh tra lại của Cục trưởng Cục Thuế gửi đến Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có: Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của người nộp thuế được thanh tra (nếu có); báo cáo kết quả thanh tra; Kết luận thanh tra; Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
Trưởng đoàn có trách nhiệm lập danh mục hồ sơ và bàn giao hồ sơ thanh tra cho bộ phận lưu trữ hồ sơ thanh tra
1. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Thủ trưởng cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản:
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin được lập theo mẫu số 07/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin.
- Thời điểm để tính thời hạn cung cấp thông tin là thời điểm giao văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc cho người thứ ba có trách nhiệm chuyển văn bản đến người có trách nhiệm cung cấp thông tin.
- Văn bản cung cấp thông tin phải bảo đảm định danh được người có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trường hợp người cung cấp thông tin là đại diện của tổ chức nộp thuế thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, chức danh của người cung cấp thông tin và đóng dấu của tổ chức. Trường hợp người cung cấp thông tin là cá nhân thì văn bản phải có chữ ký, họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thông tin tương đương khác của người cung cấp thông tin.
- Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong thời hạn cơ quan thuế yêu cầu; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp:
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp được lập theo mẫu số 08/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, nội dung thông tin cần cung cấp, tài liệu cần mang theo, thời gian, địa điểm có mặt.
- Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế được giao nhiệm vụ thu thập thông tin phải xuất trình thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Thuế khi thu thập thông tin.
- Địa điểm thu thập thông tin là trụ sở cơ quan thuế .
- Khi thu thập thông tin, Công chức thanh tra chuyên ngành Thuế phải lập biên bản mẫu số 09/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó có các nội dung chính sau đây:
+ Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, nội dung hỏi và trả lời, tài liệu cung cấp, việc ghi âm, ghi hình, chữ ký của người cung cấp thông tin và chữ ký của công chức thanh tra chuyên ngành thuế thực hiện khai thác thông tin.
+ Người cung cấp thông tin được đọc hoặc nghe nội dung biên bản, ghi ý kiến trong biên bản.
+ Người cung cấp thông tin được giữ một biên bản cung cấp thông tin.
- Người có trách nhiệm cung cấp thông tin được cơ quan thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, bút tích, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin.
2. Tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép
a) Thủ trưởng cơ quan thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
b) Việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
c) Trong quá trình thanh tra thuế, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp luật các khoản tiền, đồ vật, giấy phép mà xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ban hành quyết định thanh tra ban hành quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép.
Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập theo mẫu số 10/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, cách thức tạm giữ (niêm phong tại chỗ, đưa đến nơi tạm giữ khác), trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ. Đối với đồ vật, giấy phép xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện.
d) Khi tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Đoàn thanh tra phải lập Biên bản tạm giữ theo mẫu số 11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tiền, đồ vật, giấy phép vi phạm. Đoàn thanh tra có trách nhiệm bảo quản tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt người có tiền, đồ vật, giấy phép; nếu người có tiền, đồ vật, giấy phép vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
đ) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người ban hành quyết định tạm giữ phải ban hành Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo mẫu số 12/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này, xử lý những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tiền, đồ vật, giấy phép. Thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải do người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ quyết định. Việc trả lại tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ cho người có tiền, đồ vật, giấy phép phải được lập thành biên bản ghi nhận giữa các bên theo mẫu số 13/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Cơ quan thuế phải giao một bản Quyết định tạm giữ, Biên bản tạm giữ, Quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép, biên bản trả tiền, đồ vật, giấy phép cho tổ chức, cá nhân có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ.
g) Trường hợp tiền, đồ vật, giấy phép bị mất, đánh tráo, hư hỏng hoặc trả quá thời hạn, gây thiệt hại cho người có thì cơ quan thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
h) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
3. Niêm phong tài liệu
a) Trong quá trình thanh tra, khi xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.
Quyết định niêm phong tài liệu phải được lập theo mẫu số 14/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài liệu cần niêm phong, thời hạn niêm phong, nghĩa vụ của người nộp thuế. Trường hợp cần thiết thì lập biên bản về danh mục tài liệu niêm phong, biên bản phải có chữ ký của đối tượng thanh tra và đại diện Đoàn thanh tra.
b) Việc niêm phong tài liệu phải lập thành biên bản theo mẫu số 15/KTTT có chữ ký của người nộp thuế và trưởng đoàn thanh tra.
c) Thời hạn niêm phong tài liệu không được dài hơn thời gian thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra. Việc khai thác tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra.
d) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong thì người ra quyết định niêm phong phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
4. Kiểm kê tài sản
a) Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênh lệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu chiếm dụng, chiếm đoạt, có hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm kê tài sản.
Quyết định kiểm kê tài sản phải được lập theo mẫu số 16/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này và thể hiện các nội dung chính sau: tài sản kiểm kê, thời gian, địa điểm tiến hành, trách nhiệm của những người tiến hành, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản kiểm kê.
b) Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản theo mẫu số 17/KTTT có chữ ký của người nộp thuế được thanh tra và trưởng đoàn thanh tra.
c) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyết định kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó.
d) Đối với tài sản xét thấy cần giao cho cơ quan chức năng tạm giữ thì yêu cầu cơ quan đó thực hiện việc tạm giữ.
đ). Đối với tài sản riêng của cá nhân thì việc kiểm kê tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Thu thập thông tin người nộp thuế phục vụ cho việc quản lý rủi ro về thuế, bao gồm:
a) Thông tin về hồ sơ pháp lý của người nộp thuế.
b) Thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế.
c) Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế.
d) Thông tin từ các đơn vị thuộc, trực thuộc các Bộ, Ban, Ngành.
đ) Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh của người nộp thuế.
e) Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
g) Thông tin thu thập ở nước ngoài quy định tại khoản 1, Điều 46, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
h). Thông tin khác (bao gồm cả thông tin được phép mua theo quy định của pháp luật).
2. Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ quản lý rủi ro.
a) Tổng cục Thuế căn cứ tình hình thực tế để xây dựng các bộ tiêu chí quản lý rủi ro phù hợp với các nghiệp vụ quản lý thuế trong từng thời kỳ.
b) Bộ tiêu chí quản lý rủi ro phải phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nước.
c) Tổng cục Thuế trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro.
3. Cơ quan thuế xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tự động đánh giá rủi ro của người nộp thuế theo mức độ tuân thủ pháp luật về thuế được khách quan, minh bạch và hiệu quả.
4. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm căn cứ quy định về quản lý rủi ro đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế để thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong quản lý thuế và lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế.
TAX EXAMINATION, TAX INSPECTION AND RISK MANAGEMENT
Article 60. Examination of tax declarations at tax authorities
1. Examination sufficiency of tax declarations
If a tax declaration is found insufficient, the tax authority shall request the taxpayer to complete the declaration within 03 working days from the date of receipt.
2. Examination to determine the information that needs supplementing
a) During the examination, if the information or figures provided are inaccurate, or information about the tax payable, reduced, exempt, refunded tax needs verifying, the tax authority shall request the taxpayer in writing (form 01/KTTT enclosed herewith) to provide additional information/documents.
Explanation or additional information/documents must be provided within 10 working days from the day on which the taxpayer receives the request from the tax authority. The taxpayer may give explanation in writing or directly at the tax authority.
If the taxpayer gives explanation directly at the tax authority, a record must be made (form 02/KTTT enclosed herewith).
b) If the taxpayer has provided satisfactory explanation or additional information/documents at the request of the tax authority, and proves the truthfulness of the declared tax, the explaining documents, additional information/documents shall be kept together with the tax declaration.
c) If the taxpayer has provided satisfactory explanation or additional information/documents but is not able to prove the truthfulness of the declared tax, the tax authority shall request the taxpayer to adjust the declaration. The declaration must be adjusted within 10 working days from the day on which the tax authority makes the requests for adjustment.
d) By the deadline imposed by the taxpayer, if the taxpayer fails to provide explanation, additional information/documents, adjust the declaration, or does so without being able to prove the truthfulness of the declared tax, the tax authority shall impose tax and notify the taxpayer using form 01/ADTH enclosed herewith, or makes a decision on tax examination at the taxpayer’s premises if the basis for imposing tax is not ample.
Article 61. Tax examination at taxpayer’s premises
1. An examination shall be carried out at the taxpayer’s premises if the taxpayer fails to provide explanation or additional information/documents at the request of the tax authority, fails to satisfactorily, adjust the declaration, or does so without being able to prove the truthfulness of the declared tax, or the tax authority does not have ample basis to impose tax as mentioned in Article 60 of this Circular.
2. An examination shall be carried out if the taxpayer is suspected of committing tax offences.
The database mentioned in Article 70 of this Circular shall be used to determine the signs of tax offences such as false statement of tax payable, reduced, exempt, refunded tax, using illegal invoices, tax evasion, or tax fraud.
The tax authority shall issue a decision to carry out an inspection at the taxpayer’s premises if the taxpayer is suspected of committing tax offences.
3. Examination before tax refund and examination after tax refund:
The basis for examination before tax refund in Clause 2 Article 41 and the basis for examination after tax refund in Clause 4 Article 41 of the Decree No. 83/2013/ND-CP shall be applied to decide the inspection at the taxpayer’s premises.
4. Planned examination: Annually, tax authority shall formulate an examination plan according to the manpower for examination, the number of operative taxpayers, and the situation of the locality. The head of the superior tax authority shall provide instructions, examine, and adjust the examination plan.
5. Tax authority may apply any of the aforesaid methods to carry out examinations upon division, splitting, amalgamation, merger, dissolution, equitization, relocation of an entity, or to carry out unscheduled examinations and other examinations at the request of competent authorities.
6. Examination scope and frequency
In the cases mentioned in Clause 2 and Clause 4 of this Article, no more than one examination of the taxpayer’s adherence to tax laws shall be carried out in a year. Examination of separate operations shall be carried out in Clause 1 and Clause 3 of this Article.
7. Elimination of overlapping examinations:
- If the examination plan made by an inferior tax authority and an examination plan of Government Inspectorate, State Audit Agency, Inspectorate of the Ministry of Finance, or a superior tax authority are overlapping, the plan of the superior authority shall apply.
- If an examination plan is overlap with that of a provincial inspectorate, Service of Finance, or local inspectorate, the Director of the Department of Taxation shall cooperate with the chief inspector of the province or the Director of the Service of Finance in considering the case and requesting the Director of the General Department of Taxation to decide.
Article 62. Procedure for tax examination at taxpayer’s premises
Issuance of decision on tax examination
a) The head of the tax authority issues a decision on tax examination in accordance with Article 61 of this Circular. Tax examination shall only be carried out at the taxpayer’s province after a decision on tax examination at the taxpayer’s premises is issued. The taxpayer is entitled to refuse the examination if no decision on tax examination is presented.
The decision on tax examination at the taxpayer’s premises shall be issued by the head of the tax authority (form 03/KTTT enclosed herewith).
The examination must not extend beyond 05 working days from the day on which the decision on inspection is announced. If more time is needed to verify information and collect evidence, the chief examiner must request the head of the tax authority to extend the deadline. The deadline shall only be extended once (form 18/KTTT enclosed herewith). The extended period must not exceed 05 working days.
b) The decision on tax examination must be sent to the taxpayer within 03 days from its date of issue.
c) In the case mentioned in Clause 2 Article 60 of this Circular, within 05 working days from the receipt of the decision on tax examination, or before the decision on tax examination, if the taxpayer is able to prove the truthfulness of the declared tax, or pays off the tax and fines, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax examination using form 19/KTTT enclosed herewith.
d) If the decision on tax examination has been issued but the taxpayer has left the business premises, or the legal representative is absent for a long time because of force majeure circumstances, or a competent authority is conducting an investigation at the taxpayer’s premises, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax examination using form 19/KTTT enclosed herewith.
2. The examination must be carried out within 10 working days from the day on which the decision on tax examination is issued. When initiating the examination, the chief examiner must announce the decision on tax examination make an announcement record (form 05/KTTT enclosed herewith), and explain the decision to the taxpayer.
3. When receiving the decision on examination, if the taxpayer wishes to delay the examination, a written request must be sent to the tax authority, specifying the reasons and the delay length. Within 05 working days from the receipt of the request for delay, the tax authority shall notify the taxpayer of their approval or refusal.
4. If the tax examination must be suspended because of force majeure circumstances, the chief examiner shall send a report to the head of the examination department, specifying the causes and the suspension period. The suspension period is not included in the examination period.
5. If the taxpayer fails to comply with the decision on tax examination within 03 working days, delays or avoids providing documents, invoices, receipts, and accounting documents related to tax liability within 06 working hours from the receipt of the request from a competent authority, the taxpayer shall incur administrative penalties as prescribed.
6. Tax examination record
The tax examination record (form 04/KTTT enclosed herewith) must be made and signed within 05 working days from the end of the examination.
The examination record must contain:
- The legal basis.
- The conclusion about the inspected operations, the offences, the penalties within and beyond the competence of the examiners.
The examination record must be announced to the examiners and the taxpayer. Every page of the examination record must bear the signatures and seals of the chief examiner and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer).
The difficulties with policies that need opinions from superior authorities shall be written in the province. When a written response is made by a superior authority, the examiner and the taxpayer shall make an appendix.
If the taxpayer refuses to sign the examination record, the chief examiner shall request the person that issues the decision on examination to issue a decision on penalty imposition within 05 working days from the announcement of the examination record, and request the taxpayer to sign the examination record. If the taxpayer still refuses to sign the examination record, within 30 working days from the announcement of the examination record, the head of the tax authority shall issue a decision to collect tax arrears, impose penalties for tax offences according to the examination record and the information collected during the examination.
7. Handling tax examination results
- Within 05 working days from the day on which the examination record is signed, the chief examiner must report the examination results to the issuer of the decision on examination. If the examination result leads to tax collection and imposition of penalties, within 07 working days from the day on which the record is signed (or 30 working days if the case is complicated), the head of the tax authority shall issue a decision on penalties for tax offences using form 20/KTTT enclosed herewith. If the examination result does not lead to tax collection or imposition of penalties, the head of the tax authority shall issue a conclusion about the examination.
- If tax evasion or tax noncompliance is suspected during the examination, within 07 working days from the end of the examination (or 30 working days if the case is complicated), the examiners shall request the tax authority to decide necessary actions or transfer the case to the investigation department.
Article 63. Rights and obligations of the taxpayer during examination
1. The taxpayer is entitled to:
a) Refuse the examination if no decision on tax examination is presented;
b) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the examination;
c) Receive the examination record and demand explanation for its contents;
d) Conserve their opinions in the examination record;
dd) Lodge complaints, lawsuits, and claim damages in accordance with law;
e) Report violations of law during the examination.
2. The taxpayer is obliged to:
a) Comply with the decision on tax examination;
b) Provide accurate and sufficient information/documents (and soft copies if the taxpayer uses accounting software) related to the examination at the request of the examiner; take responsibility for the accuracy and truthfulness of the provided information/documents;
c) Sign the examination record within 05 working days from the end of the examination;
d) Comply with the decision to handle examination results.
Article 64. Tasks and entitlements of the head of the tax authority that issues the decision on tax examination and tax officials
1. Tasks and entitlements of the head of the tax authority that issues the decision on tax examination:
a) Direct the implementation of the decision on tax examination;
b) Impounding money, items, and licenses related to tax evasion or tax fraud according to Article 90 of the Law on Tax administration;
c) Delay or suspend the tax examination where necessary;
d) Decide collection of tax arrears and imposition of penalties for administrative violations, or request competent persons to do so;
d) Settle the complaints and denunciations related to the acts and decisions of tax officials.
2. Tasks and entitlements of tax officials during an examination:
a) Comply with the decision on tax examination;
b) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the examination;
c) Make a record certifying the figures and an examination record; report the examination results to the issuer of the decision on tax examination and take responsibility for the accuracy and truthfulness of such reports and records;
d) Impose penalties for administrative violations, or request competent persons to do so.
Article 65. Inspection at taxpayer’s premises
Cases of inspection at taxpayer’s premises:
- Inspections according to plan.
- Unscheduled inspections when taxpayers are suspected of committing tax offences; inspections to settle complaints and lawsuits; inspections upon division, splitting, merger, amalgamation, dissolution, bankruptcy, equitization; inspections at the request of heads of tax authorities or the Minister of Finance.
2. Annual inspection plan:
a) Annual inspection plans shall be according to the requirements for tax administration, instructions of the Ministry of Finance, taxpayers’ information analysis and risk assessment.
b) An annual inspection plan consists of: the basis for planning, list of inspected taxpayers, and the draft decision to approve the inspection plan.
c) A list of inspected taxpayers consists of:
- Names and TINs of taxpayers;
- The inspection subject (if any).
- The date and contents of inspection if necessary.
3. Formulating and approving annual inspection plans:
According to the orientation, instructions of the Ministry of Finance and requirements for tax administration, the General Department of Taxation shall provide instructions on inspection plans by October 15.
The General Department of Taxation shall make their own inspection plan and send it to the Ministry of Finance by November 01.
The Ministry of Finance shall approve the inspection plan of the General Department of Taxation by November 25.
Departments of Taxation shall make their inspection plans to the General Department of Taxation by November 25.
The Director of the General Department of Taxation shall approve the inspection plans sent by Departments of Taxation by November 25.
Sub-departments of taxation shall make their inspection plans to Departments of Taxation by December 05.
The Directors of Departments of Taxation shall approve the inspection plans sent by Sub-departments of Taxation by December 20.
4. Adjustment to annual inspection plan:
a) An annual inspection plan that has been approved shall be adjusted in the following cases:
- The adjustment is requested by the Ministry of Finance or the head of a superior tax authority:
According to the request of the Ministry of Finance or the head of a superior tax authority, the inferior tax authority shall draft an adjustment to the inspection plan and send it to the person entitled to approve inspection plans for consideration.
- The adjustment is requested by the head of the tax authority assigned to implement the inspection plan:
The head of the tax authority assigned to implement the inspection plan shall adjust the approved inspection plan and request the person entitled to approve inspection plans to consider the adjustment.
b) Entitlements to approve adjustments to annual inspection plans:
- The Minister of Finance shall approve adjustments to inspection plans of the General Department of Taxation.
- The Director of the General Department of Taxation shall approve adjustments to inspection plans of Departments of Taxation.
- Directors of Departments of Taxation shall approve adjustments to inspection plans of Sub-departments of taxation.
c) The procedure for approving adjustments to an inspection plan is similar to the procedure for approving annual inspection plans. The reasons for adjustment must be stated.
Annually before September 30, Departments of Taxation and Sub-departments of taxation shall consider implementing the approved inspection plans and report the adjustments to annual inspection plans (if any) by October 05.
5. Elimination of overlapping inspections:
If an inspection plan of an authority overlaps with that of a superior authority, the latter shall apply.
If the inspection plan of a tax authority overlaps with that of Government Inspectorate, State Audit Agency, or Inspectorate of the Ministry of Finance, the latter shall apply.
The Director of the General Department of Taxation shall settle the overlapping inspection plans of inferior units, and request the Chief Inspector of the Ministry of Finance to consider where necessary.
6. Disclosure of annual inspection plan:
The annual inspection plan must be notified to taxpayers and tax authorities within 30 days from the day on which the decision to approve the inspection plan is issued.
The taxpayer must be notified if the inspection plan is adjusted because of overlapping with the plan of a superior authority.
7. If a decision on tax inspection has been issued but the taxpayer has left the business premises, or the legal representative is absent for a long time because of force majeure circumstances, or a competent authority is conducting an investigation, the head of the tax authority shall issue a decision to revoke the decision on tax inspection using form 19/KTTT enclosed herewith.
Article 66. Procedure for tax inspection at taxpayer’s premises
Issuance of decision on tax inspection
a) Heads of tax authorities shall issue decision on inspections using form 03/KTTT enclosed herewith.
b) A decision on tax inspection shall be issued when:
- The inspection plan has been approved;
- The inspection is requested by the head of a state authority;
- Tax offences are suspected;
- The inspection is necessary for taking actions against the taxpayer’s tax offences
- The inspection is necessary for making the terminal declaration of tax upon the division, split, merger, amalgamation, dissolution, bankruptcy, or equitization of a company.
c) A decision on tax inspection must contain:
- The legal basis;
- The inspected taxpayer (if the taxpayer has affiliates, the decision on inspection must enumerate such affiliates);
- Inspection tasks;
- Inspection period;
- The chief and members of the inspectorate. A deputy may be appointed to assist the chief where necessary, and is responsible to the chief for the assigned tasks.
The decision on tax inspection must be sent to the taxpayer within 03 days from its date of issue.
d) The inspection carried out by the General Department of Taxation must not extend beyond 45 working days (or 70 working days if the case is complicated); that carried out by a Department of Taxation or Sub-department of taxation must not extend beyond 30 working days (or 45 working days if the case is complicated).
The inspection period begins on the day the decision on tax inspection is announced and ends when the inspection is finished.
If more time is needed to verify information and collect evidence, the chief of the inspectorate must request the issuer of the decision on tax inspection to extend the deadline at least 05 days before the end of the inspection period. The inspection period shall only be extended once. The total duration of an inspection after extension must not exceed the duration of a complicated case.
2. Request for information and documents from taxpayers:
The inspectorate is entitled to request the taxpayer to provide information, documents, or explanation related to the inspection before carrying out the inspection.
3. When receiving the decision on inspection, if the taxpayer wishes to delay the inspection, a written request must be sent to the tax authority, specifying the reasons and the length of delay. Within 05 working days from the receipt of the request for delay, the tax authority shall notify the taxpayer of their approval or refusal.
4. Carrying out the inspection
a) Announcing the decision on tax inspection
Within 15 days from the issuance of the decision on tax inspection, the chief of the inspectorate must announce it to the inspected taxpayer.
Before announcing, the chief of the inspectorate must notify the taxpayer of the announcement. If necessary, the taxpayer shall notify the taxpayer in writing of the time and participants. When announcing the decision on tax inspection, the chief of the inspectorate must explain the contents of the decision, announce the inspection schedule and other tasks related to the inspection.
A record on the announcement must be made using form 05/KTTT enclosed herewith.
b) Initiating the inspection
- The inspectorate shall request the taxpayer to provide relevant information and documents such as documents about business registration and tax registration, invoices, invoicing reports, accounting books, accounting documents, financial statements, tax declarations, etc. The taxpayer must provide accurate and sufficient information/documents (and soft copies if the taxpayer uses accounting software) related to the inspection at the request of the inspectorate. The taxpayer is entitled to refuse to provide the information and documents that are not relevant to the inspection, the information and documents classified as state secrets, unless otherwise prescribed by law. When receiving the documents provided the taxpayer, the inspectorate must check, preserve, and use them properly without losing any of them. If there is evidence that the taxpayer commits tax offences, the chief of the inspectorate shall seal part or all of the relevant documents. The seal shall be broken in accordance with law.
- During the inspection, the inspectorate shall compare information in the declarations and accounting documents, financial statements, relevant documents, or check the taxpayers’ assets if necessary to clarify the issues and draw an objective conclusion.
- The inspectorate shall request the taxpayer to explain the vague events and unclear documents in writing. If the written explanation of the taxpayer is not satisfactory, the inspectorate shall hold a discussion with the taxpayer to clarify the issues and responsibilities. A record on the discussion must be made, bearing the signatures of both parties and. The discussion may be recorded if necessary.
- If the documents must be verified, the chief shall send a report to the issuer of the decision on tax inspection. The inspectorate shall make a record on the documents (and items, if any) being verified, specifying their conditions and send it to the verifying authority.
- During the inspection, if the taxpayer is suspected of committing tax evasion or tax fraud that is complicated or related to another entity, the tax authority is entitled to take the measures mentioned in Article 89, Article 90, Article 91 of the Law on Tax administration and the Article 69 of this Circular.
- During the inspection, members of the inspectorate must report the progress, the accomplishment of their tasks, and the issues beyond their competence to the chief.
The chief of the inspectorate must consider the recommendations given by its members, and report the issues beyond their competence to the issuer of the decision on tax inspection.
c) Reporting inspection progress:
- The chief of the inspectorate must report the progress of the inspection to the issuer of the decision on tax inspection every 10 days (form 21/KTTT enclosed herewith) or at his request.
- The report must be made in writing, specifying the initiated works, the finished works, pending works, difficulties, and recommendations (if any).
d) If the tax inspection must be suspended because of force majeure circumstances, the chief of the inspectorate shall send a report to the head of the inspection department, specifying the causes and the suspension period. The suspension period is not included in the inspection period.
dd) If an offence beyond the decision on tax inspection is found during the inspection, the chief shall send request its issuer to expand the scope of inspection.
e) If the taxpayer refuses to comply with the decision on tax inspection within 03 working days, delays or avoids providing documents, invoices, receipts, and accounting documents related to tax liability within 06 working hours from the receipt of the request from a competent authority, the taxpayer shall incur administrative penalties as prescribed.
g) Tax inspection records:
The record on the tax inspection shall be made using form 04/KTTT enclosed herewith.
The record must contain:
- The legal basis.
- Conclusion about the inspected operations, the offences, and penalties.
The inspection record must be announced to the inspectorate and the taxpayer. Every page of the inspection record must bear the signatures and seals of the chief of the inspectorate and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer).
The taxpayer is entitled to receive the inspection record, request explanation for the record, and conserve their opinions in the records.
The difficulties in the policies shall also be written in the record; When a written response is made by a superior authority, the inspectorate and the taxpayer shall make an appendix.
At the end of the inspection, if the taxpayer refuses to sign the inspection record, the chief of the inspectorate shall request the person that issues the decision on inspection to issue a decision on penalties within 05 working days from the announcement of the inspection record, and request the taxpayer to sign the inspection record. If the taxpayer still refuses to sign the inspection record, within 30 working days from the announcement of the inspection record, the head of the tax authority shall issue a decision to collect tax arrears, impose penalties for tax offences according to the inspection record and the information collected during the inspection.
5. Reporting inspection result
a) Within 15 working days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate must send a report on the inspection result to the issuer of the decision on tax inspection.
b) The report must contain:
- Result of every inspected operation;
- Difference between the opinions of members and opinions of the chief of inspectorate about the inspection result (if any);
- The laws being the basis for determining the nature and severity of the violations, and suggested actions.
6. Conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition
a) The head of the tax authority that issues the decision on tax inspection shall make a written conclusion (form 06/KTTT enclosed herewith) and a decision on penalties for tax offences (form 20/KTTT enclosed herewith)
Within 15 working days from receipt of the report on inspection result, the issuer of the decision on tax inspection must issue a conclusion, unless opinions from specialized agencies or competent organizations are being requested.
b) The record must contain:
- The assessment of the taxpayer’s adherence to tax law;
- The conclusion about the tax inspection;
- The nature and severity of the offences, causes and responsibilities of the violator (if any);
- Imposition of penalties for administrative violations.
c) While making the conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition, the head of the tax authority is entitled to request the chief or member of the inspectorate to report, and request the taxpayer to provide explanation necessary for making such conclusion and decisions.
d) The conclusion about the inspection, decision on tax arrears collection, and decision on penalty imposition must be sent to the taxpayer and the head of the superior authority of the taxpayer. The conclusions about internal inspections shall be sent in accordance with Article 5 of the Circular No. 19/2013/TT-BTC dated February 20, 2013 of the Ministry of Finance on finance inspection.
dd) The conclusion must disclosed in accordance with the Law on Inspection and its guiding documents.
e) The tax authority must supervise the implementation of the conclusion and the decision on penalty imposition, inspect the implementation of them by the taxpayer and relevant organizations and individuals.
7. During the inspection, if the taxpayer is suspected of committing criminal tax evasion, the inspectorate shall suspend the inspection, send a report to the head of the inspection department to request the issuer of the decision on tax inspection to transfer the case to an investigation agency.
Article 67. Reinspecting conclusion about tax inspection
1. The following persons are entitled to reinspect the cases that have been concluded but are suspected for tax offences:
a) The Chief Inspector of the Ministry of Finance shall decide the reinspection of the cases concluded by the General Department of Taxation but suspected of tax offences.
b) The Director of the General Department of Taxation shall decide the reinspection of the cases concluded by Directors of Departments of Taxation but suspected of tax offences.
c) Directors of Departments of Taxation shall decide the reinspection of the cases concluded by Directors of Sub-departments of Taxation but suspected of tax offences.
2. The contents of a decision on reinspection are prescribed in Point Clause 1 Article 66 of this Circular. Within 03 working days from the day on which the decision on reinspection is issued, the issuer must send it to the person that signs the decision on tax inspection and the inspected taxpayer.
3. A reinspection shall be carried out when:
- Serious violations are committed during the inspection procedure.
- Laws are erroneously applied when making the conclusion about the inspection
- The conclusion is not consistent with the evidence collected during the inspection.
- The issuer of the decision on tax inspection, the chief or members of the inspectorate, the officials appointed as inspectors deliberately falsify the case documents or make illegal conclusion.
- Serious offences committed by the taxpayer are not completely found during the inspection.
4. The reinspection procedure tasks and entitlements are the same as inspection.
5. The time limit for carrying out a reinspection is 01 year from the day on which the conclusion is signed.
6. The conclusion about reinspection made by the Chief Inspector of the Ministry of Finance shall be sent to the Minister of Finance and Government Inspectorate. The conclusion about reinspection made by the Director of the General Department of Taxation shall be sent to the Inspectorate of the Minister of Finance. The conclusion about reinspection made by the Directors of Departments of Taxation shall be sent to the Director of the General Department of Taxation.
Article 68. Inspection documentation
Inspection documentation includes: the decision on inspection, inspection record; report, explanation of the inspected taxpayers (if any); report on inspection result; inspection conclusion; decision on tax arrears collection and decision on penalty imposition (if any);
The chief of the inspectorate shall make a list of documents and give the documents to the archive department.
Article 69. Dealing with suspicion of tax evasion, tax fraud, or obstruction of inspection
1. Collecting information related to tax evasion or tax fraud:
The head of the tax authority is entitled to request relevant organizations and individuals to provide information related to tax evasion tax fraud orally or in writing (if they have any).
a) Providing information in writing:
- A written request for information provision (form 07/KTTT enclosed herewith) shall be sent to the entity that has information.
- The time limit for providing information begins when the request is given to the person in charge of information provision (hereinafter referred to as information provider) or any third person assigned to receive and transfer the request to the information provider.
- The documents providing information must identify the information provider. If the information provider is a representative of a tax-paying organization, the documents must bear the signature, full name, position of the information provider, and the seal of the organization. If the information provider is a individual, the documents must bear the signature, full name, ID number or similar information about the information provider.
- Information must be provided by the deadline imposed by the tax authority. If information cannot be provided, a written response and explanation must be made.
b) Providing information orally:
- A written request for oral information provision (form 08/KTTT enclosed herewith) shall be made, specifying the name of the information provider, the necessary information and documents, time and place.
- The official assigned to collect information must present the official’s card when collecting information.
- Information shall be provided at the tax authority office.
- When collecting information, the official shall make a record using form 09/KTTT enclosed herewith, which specifies:
+ The beginning time, ending time, questions and answers, provided documents, audio and video recordings, signature of the information provider and the official.
+ The information provider may read or listen to the record, and give his opinions in the record.
+ The information provider may keep a copy of the record.
- The information provider shall have the reasonable cost of traveling and accommodation covered by the tax authority.
- The tax authority must keep secret about the information provider, the documents, handwriting, and evidence provided by the information provider.
2. Impounding money, items, and licenses
a) The head of the tax authority or chief of the inspectorate is entitled to decide the impoundment of the money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud.
b) The money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud shall be impounded if they are the basis for dealing with or preventing the tax evasion or tax fraud.
c) During the tax inspection, if the illegal use of money, items and licenses needs to be immediately stopped, the chief of the inspectorate shall request the issuer of the decision on tax inspection to issue a decision to impound the money, items and licenses.
The decision on impoundment (form 10/KTTT enclosed herewith) must specify the impounded money, items and licenses, duration and method of impoundment (sealed on site or taken to other places), responsibilities of the decision issuer and the entity that owns the impounded money, items, or licenses (hereinafter referred to as owner). The items and licenses may be sent to a suitable agency for impoundment.
d) When impounding the money, items, and licenses related to the tax evasion or tax fraud, the inspectorate must made an impoundment record using form 11/KTTT enclosed herewith. The record must specify the names, quantity, categories of the money, items and licenses impounded, bear the signatures of the person in charge of impoundment. The inspectorate is responsible for preserving the impounded money, items and licenses, and is responsible if they are lost, sold, swapped, or damaged.
If the money, items and licenses must be sealed, they must be sealed in front of the owner. If the owner is absent, they shall be sealed in front of a representative of his family or the organization, the representative of the commune authority, and the witness.
dd) Within 10 working days from the day on which the decision on impoundment is issued, a decision on handling impounded money, items and licenses (form 12/KTTT enclosed herewith) shall be issued, then the measures written in the decision shall be taken or the impounded money, items, and licenses shall be returned to the owner if they are not confiscated as a punishment. The time limit for impoundment may be extended if the case is complicated, but must not exceed 60 days. The extension of time limit shall be decided by the issuer of the decision on impoundment. The return of impounded money, items, and licenses must be recorded in writing using form 13/KTTT enclosed herewith.
e) One copy of the Decision on impoundment, impoundment record, and decision to return the impounded money, items, and licenses shall be given to the owner.
g) If the money, items, or licenses are lost, swapped, damaged, or returned behind schedule, the tax authority must pay compensation to the owner.
h) If the impoundment is considered unnecessary, the issuer of the decision on impoundment must revoke it.
3. Sealing documents
a) During the inspection, if the documents must be kept intact, the chief of the inspectorate may seal part or all of the documents related to the inspection.
The decision to seal documents (form 14/KTTT enclosed herewith) must specify the documents that need sealing, the sealing duration, and responsibilities of the taxpayer. A list of sealed documents may be made if necessary. The list must bear the signatures of the taxpayer and representative of the inspectorate.
b) A record on sealing documents (form 15/KTTT) must be made and signed by the taxpayer and the chief of the inspectorate.
c) The sealing duration must not exceed the inspection period. The use of sealed documents is subject to approval by the chief of the inspectorate.
d) If sealing documents is considered unnecessary, the issuer of the decision on sealing documents must revoke it.
4. Inventory checking
a) The chief of the inspectorate or the issuer of the decision on tax inspection shall decide the inventory checking if the figures in books are different from the actuality, or the taxpayer is suspected of embezzlement.
The decision to inventory checking (form 16/KTTT enclosed herewith) must specify the assets that need checking, time, location, responsibilities of the checker and the asset owner.
b) A record on inventory (form 17/KTTT) must be made and signed by the taxpayer and the chief of the inspectorate.
c) If inventory checking is considered unnecessary, the issuer of the decision on inventory checking must revoke it.
d) The assets may be sent to a suitable agency for impoundment.
dd) The assets under private ownership shall be checked in accordance with law.
Article 70. Risk management by tax authorities
1. The following information about the taxpayer shall be collected for risk management:
a) Information about legal records of the taxpayer.
b) Information about the taxpayer’s tax declarations.
c) Information about the taxpayer’s adherence to tax laws in terms of tax declaration, tax payment, tax refund, tax exemption or reduction, tax examination, and tax inspection.
d) Information from the units affiliated to Ministries and agencies.
dd) Information from third parties such as business associations or business partners of the taxpayer.
e) Information from denunciations of tax evasion or tax fraud.
g) Information from abroad according to Clause 1 Article 46 the Decree No. 83/2013/ND-CP.
h) Other information (including purchasable information prescribed by law).
2. Establishing criteria serving risk management.
a) According to the actual situation, the General Department of Taxation shall establish various sets of criteria that are suitable for various periods of tax administration.
b) The sets of criteria must conform with tax law and state management policies.
c) The General Department of Taxation shall submit the sets of criteria to the Minister of Finance for adoption.
3. Tax authorities shall develop information technology application systems that automatically assess the risks posed by taxpayers according to their adherence to tax laws.
4. According to the regulations on risk management, tax authorities shall assess taxpayers’ adherence to tax laws in terms of tax registration, tax declaration, tax payment, tax debt, tax exemption, tax reduction, or tax refund in order to assist in tax administration and select the taxpayers that need inspecting.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực