Chương IX Thông tư 156/2013/TT-BTC: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế
Số hiệu: | 156/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2013 |
Ngày công báo: | 23/12/2013 | Số công báo: | Từ số 917 đến số 918 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành biểu mẫu kê khai thuế mới 2014
Đầu tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC để hướng dẫn luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung, thay thế Thông tư 28/2011/TT-BTC.
Theo đó, từ 1/1/2014, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện kê khai thuế sẽ áp dụng theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư 156, không áp dụng theo các mẫu tờ khai trước đây.
Ngoài ra, Thông tư cũng có một số hướng dẫn mới về kê khai thuế như:
- Trong trường hợp đã nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà phát hiện sai sót thì người nộp thuế chỉ cần nộp bổ sung quyết toán thuế năm, không phải nộp tờ khai các tháng có sai sót.
- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra về thuế và sai sót này thuộc thời kỳ, phạm vi thanh tra, kiểm tra thì sẽ bị xử lý như trường hợp cơ quan thuế tự phát hiện.
Thông tư 156 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của cơ quan thuế:
a) Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;
b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
c) Quyết định hoàn thuế;
d) Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
đ) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
e) Kết luận thanh tra thuế;
g) Quyết định giải quyết khiếu nại;
h) Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo... nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.
2. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
3. Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại tố cáo.
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
b) Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:
b.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
b.2) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền:
c.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
c.2) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
d) Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
d.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
d.2) Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
b) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
c) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp và tổ chức việc tiếp người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp người đến khiếu nại, tố cáo.
2. Việc tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Cơ quan thuế phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để người đến khiếu nại, tố cáo trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi.
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
3. Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Cục trưởng Cục Thuế mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Ngoài việc tiếp công dân định kỳ, Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải tiếp công dân khi có yêu cầu cấp thiết.
4. Người đứng đầu bộ phận làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
a) Ở cấp Chi cục Thuế mỗi tuần ít nhất ba ngày;
b) Ở cấp Cục Thuế mỗi tuần ít nhất hai ngày;
c) Ở cấp Tổng cục mỗi tháng ít nhất bốn ngày.
1. Cơ quan thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi tính trên số tiền nộp thừa của tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.
Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, AND LAWSUITS OVER TAXATION
Article 71. Administrative decisions and administrative acts against with complaints or lawsuits may be filed
1. Taxpayers, organizations, and individuals are entitled to file complaints against the following administrative decisions of tax authorities:
a) Decisions on tax imposition; Tax notices;
b) Decisions on tax exemption or reduction;
c) Decisions to refund tax;
d) Decisions on penalties for tax offences;
dd) Decisions on enforcement of tax decision;
e) Conclusion about tax inspection;
g) Decisions on complaint settlement;
h) Other administrative decisions prescribed by law.
The documents of a tax authority in the form of dispatches, notifications, etc. that indicate a decision of the tax authority on a particular issue that is applied to one or multiple subjects are also considered administrative decisions of the tax authority.
2. Taxpayers, individuals, and organizations are entitled to file complaints against administrative acts committed by the tax authorities, tax officials, and other persons in charge of tax administration when there are evidence that such acts are illegal or infringe their the lawful rights and interests. Omission is also considered an administrative act.
3. Tax authorities, tax officials, and other persons in charge of tax administration must reconsider their administrative decisions or administrative acts, rectify them if unlawful to avoid complaints and denunciations.
Article 72. Entitlements of tax authorities to settle complaints and denunciations
1. Entitlements of tax authorities to settle complaints:
a) Directors of Sub-departments of taxation are entitled to settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or those committed by the persons under their management.
b) Directors of Departments of Taxation are entitled to:
b.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.
b.2) Settling the complaints that are not completely settled by Directors of Sub-departments of taxation.
c) The Director of the General Department of Taxation is entitled to:
c.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.
c.2) Settling the complaints that are not completely settled by Directors of Departments of taxation.
d) The Minister of Finance is entitled to:
d.1) Settling complaints against administrative decisions and administrative acts committed by their subordinates.
d.2) Settling the complaints that are not completely settle by the Director of the General Department of Taxation.
2. Entitlements of tax authorities to settle denunciations:
a) Tax authorities shall settle the denunciations against the persons under their management.
b) The head of a tax authority shall settle the denunciations against its staff.
c) The tax authority shall settle the denunciations against the heads of its inferior tax authorities.
Article 73. Discussion with complainants and denunciators (hereinafter referred to as plaintiffs)
1. The head of the tax authority must directly discuss with plaintiffs and organize the discussions with plaintiffs; appoint the officials that are righteous, responsible, and knowledgeable about laws and policies to discuss with plaintiffs.
2. Discussions with plaintiffs shall be held in a separate office. The tax authority must prepare a suitable office to hold discussions with plaintiffs.
Discussion schedule and regulations must be put up in the discussion office.
3. Responsibility of heads of tax authorities to discuss with plaintiffs:
a) Directors of Sub-departments of taxation shall discuss with plaintiffs at least one day in a month;
b) Directors of Departments of taxation shall discuss with plaintiffs at least two days in a month;
c) The Director of the General Department of Taxation shall discuss with plaintiffs at least one day in a month;
d) Apart from periodic discussions, heads of tax authorities must hold a discussion with plaintiffs whenever a discussion is urgent.
4. Responsibility of heads of the department in charge of settling complaints and denunciations to discuss with plaintiffs:
a) At Sub-departments of taxation: at least 03 days a week;
b) At Departments of taxation: at least 02 days a week;
c) At the General Department of Taxation: at least 04 day in a month.
Article 74. Settling overpaid and underpaid tax after decisions are made by competent authorities
1. The tax authority must return the overpaid tax and fines, then pay an interest on the overpaid amount to the taxpayer or the third party within 15 days from the day on which a decision on settlement of a competent authority is issued or received. Interest shall be charged at the basic rate announced by the State bank.
Decisions on settlement of competent authorities include: decisions of state administrative agencies, judgments or decisions of competent courts.
2. If the tax payable in the decision on settlement of complaint is higher than that in the administrative decision complained against, the taxpayer must pay the tax arrears within 10 days from the receipt of the decision on settlement of complaint.